ĐỘNG LỰC CHO THAY ĐỔI

Kính gửi anh Nguyễn Tâm – Đảng Dân chủ Việt Nam

Tôi đã đọc bản tuyên bố anh gửi cho tôi về quan điểm của đảng Dân chủ Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 2008. Tôi nhận thấy đây là một nhận thức giá trị trong đường lối hiện nay.

Đại biến cố sắp diễn ra ở Việt Nam tới đây sẽ là một biến động từ sự sụp đổ niềm tin. Đó là điều không thể tránh khỏi vì nó là kết quả cuối cùng của một quá trình cầm quyền sai qui luật, trái lòng dân. Nó sẽ xảy ra, diễn tiến và kết thúc rất nhanh trong vòng 2 năm nữa vì được ngoại lực rất mạnh thúc đẩy một cách có chủ đích để lợi dụng. Mặc dù đứng trước một cơ hội để thay đổi nhưng Việt Nam cũng sẽ đối mặt với một nguy cơ rất tai hại. Lịch sử thế giới và Việt Nam cùng cho thấy những cuộc cách mạng được phát động bằng cách kích động lòng hận thù của dân chúng đều dẫn đến những sự phá hủy xã hội nặng nề. Cho dù chúng dễ dàng tạo ra sự thành công lúc phát động nhưng cũng thường đi kèm với những sự tàn phá vật chất lẫn tinh thần. Các nền tảng của xã hội không được tôn tạo tốt hơn mà còn bị xói mòn nghiêm trọng, dẫn đến những kết cuộc tồi tệ mà không tạo ra các nền văn minh mới. Những cuộc cách mạng Tháng Mười ở Nga, cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc hay cách mạng tháng Tám và cải cách ruộng đất ở Việt Nam là những ví dụ còn nguyên giá trị.

Các vấn đề từ kinh tế, xã hội đến chính trị ở Việt Nam và những quốc nạn mà nó tạo ra như tham nhũng, đàn áp bất đồng chính kiến, khủng hoảng kinh tế, v.v… đã và đang xói mòn lòng tin của người dân song song với nỗi uất hận của họ đang ngày càng lớn dần. Khi có sự tác động mạnh của ngoại lực sẽ dẫn đến một sự sụp đổ nhanh chóng. Thêm vào đó, ngoại trừ tác động của thời gian thì vẫn chưa có một biện pháp nào được thực hiện để xóa bỏ những chia rẽ sâu sắc trong cuộc chiến Việt Nam; cách hành xử của phe chiến thắng sau cuộc chiến là những vấn đề chưa dễ quên với không ít người trong lẫn ngoài nước. Tất cả những yếu tố đó sẽ dễ dàng biến thành một sự biến động mạnh được dẫn dắt bởi lòng hận thù. Đó là điều mà dân tộc Việt Nam cần phải tỉnh táo để tránh. Đất nước chúng ta cần sự thay đổi, và buộc phải thay đổi. Nhưng làm sao để đảm bảo rằng sự thay đổi sẽ tốt hơn mà không bị rơi vào những vòng lặp của lịch sử là điều rất cần được quan tâm trên hết. Những sự thay đổi bởi động cơ hằn thù thì sẽ luôn dẫn tới suy nghĩ và hành động thay đổi bằng mọi giá, nếu nó gắn với động cơ lợi ích của các nhóm nhỏ được khéo léo che đậy bởi đám đông quần chúng thì thực sự là tai họa mà chúng ta đã từng chứng kiến.

Mỹ và các đồng minh của họ đang sử dụng đòn "gậy ông đập lưng ông" với chính quyền hiện nay. Cộng sản đã duy trì sự tồn tại của chế độ và kiểm soát bộ máy quan lại bằng tham nhũng. Họ trả lương cho công chức rất thấp nhưng lại để rất nhiều kẽ hở cho tham nhũng. Đầu tiên người ta phải tham nhũng nhỏ vì không đủ sống đàng hoàng bằng lương, họ nghĩ đơn giản đó là những gì mà công bằng thì họ phải được do công sức của mình. Nhưng rồi lòng tham không cho họ dừng lại như thế, kẻ hỡ càng ngày càng nhiều. Dần dần hầu hết quan lại trở thành những kẻ phạm pháp nên phải ra sức bảo vệ chế độ bằng mọi giá, họ chống lại bất kỳ thay đổi nào vì sợ bị trừng phạt. Họ thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào của đảng Cộng sản bất chấp đạo lý, nếu không họ sẽ trở thành những con tốt bị thí. Có lẽ chính quyền Cộng sản cũng không ngờ rằng chẳng riêng họ mới biết khai thác chiêu thức này. Hơn 10 năm nay bằng chứng nhận hối lộ âm thầm được thu thập, và bây giờ chúng trở thành những công cụ cực kỳ hữu hiệu để sai khiến hệ thống quan lại ở Việt Nam. Những vụ truy tố đưa hối lộ tại Nhật và Mỹ liên quan đến quan chức Việt Nam gần đây chỉ là những vụ nhỏ để "rung cây nhát khỉ" mà thôi. Có rất nhiều những quan chức nhỏ bây giờ đã trở thành những nhân vật cao cấp mà bằng chứng nhận hối lộ và những bê bối khác "thưở nhỏ" của họ đang là những cái gót Achile bị điều khiển. Đến khi cục diện đã được khống chế thì một vài vụ truy tố hối lộ đình đám hơn sẽ được công bố - giọt nước sẽ tràn ly, niềm tin của dân chúng sẽ sụp đổ hoàn toàn.

Xã hội Việt Nam đang rất mong manh, dưới bề mặt có vẻ bình lặng của nó là những cơn sóng ngầm của u uất và hằn thù do bất công lâu nay và sự kích động thù hận trước đây tạo ra. Hơn lúc nào hết, cần phải nhanh chóng hình thành những động lực tích cực vì quyền lợi của cả dân tộc để dẫn dắt những biến động theo hướng tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước. Nếu không có những động lực như vậy thì theo lẽ tự nhiên, những biến động này sẽ được kích động bằng sự thù hận và dễ dàng bị lợi dụng để phục vụ cho những thế lực khác mâu thuẫn với quyền lợi dân tộc. Trong lịch sử của thế giới, những cuộc cách mạng thành công và gắn liền với việc tạo ra những nền văn minh mới cho nhân loại đều không có ảnh hưởng của sự thù hằn và gắn liền với những động lực thực sự nhân văn. Cuộc cách mạng tư sản ở Anh (1640) là một minh chứng như vậy, nó được dẫn dắt bởi tầng lớp tư sản mới vì nhu cầu phát triển thực tế của xã hội Anh thời bấy giờ, họ không giết vua để trả thù khi nắm được chính quyền. Nó còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những tiến bộ khoa học kỹ thuật vì lợi ích của con người, từ đó dẫn đến một cuộc cách mạng công nghiệp rộng lớn trên toàn thế giới, tạo ra nền tảng thay đổi cơ bản những suy tưởng tư duy mới của nền văn minh nhân loại.

Như đã nhiều lần trao đổi với anh, dân chủ ở Việt Nam hiện nay cần được xác định là mục tiêu và phương tiện để xây dựng một xã hội văn minh và thịnh vượng cho toàn dân, chứ chưa thể là động lực cho một sự thay đổi. Dân chủ là nền tảng vững chắc của xã hội, thiếu dân chủ sẽ không có sự phát triển và thịnh vượng bền vững. Nhưng dân chủ tự thân nó không thể tạo ra sự phát triển thịnh vượng. Dân chủ là điều kiện cần, rất cần nhưng không phải là điều kiện đủ. Nhiều nước đã có nền dân chủ lâu rồi nhưng vẫn nghèo, thậm chí rất nhiều nơi dân chủ còn bị lợi dụng để phục vụ cho quyền lợi của một thiểu số nhỏ. Chỉ khi nào xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ trong điều kiện sinh tồn và suy tưởng hoàn toàn mới thì mới tạo ra được một sự đột phá trong phát triển kinh tế lành mạnh- đây chính là điều kiện đủ. Sự phát triển kinh tế như vậy nếu được nuôi dưỡng trong một môi trường chính trị dân chủ thì sẽ tạo ra một xã hội phát triển hài hòa giữa vật chất và tinh thần một cách công bằng cho dân chúng. Chính những thành quả này sẽ trở thành những nhân tố rất quan trọng để duy trì dân chủ và đảm bảo một nền dân chủ thực chất. Thiếu những điều này thì dân chủ sẽ không bền vững hoặc chỉ là giả hiệu mà thôi.

Trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, công nghệ thì lạc hậu; nền kinh tế thì lệ thuộc; môi trường bị hủy hoại; giáo dục thì xuống cấp trầm trọng, việc tìm ra những thế mạnh cốt lõi từ những yếu tố này để tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ và động lực tích cực cho sự thay đổi từ những biến động sắp tới quả thật là một thách thức rất lớn, khó tìm ra lời giải. Tuy nhiên, những lợi thế của thiên nhiên và tạo hóa ban tặng cho mảnh đất và con người Việt Nam; những đặc tính văn hóa của dân tộc được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử chính là những thế mạnh cho đất nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Vấn đề văn hóa từ trước đến giờ thường được đề cập một cách thụ động như cảnh báo các nguy cơ của văn hóa du nhập, làm sao để bảo vệ văn hóa không bị tấn công, cần có các biện pháp bảo hộ văn hóa, v.v… Ít có những cách tiếp cận chủ động để khai thác văn hóa như một sức mạnh tạo ra động lực phát triển của cả một dân tộc, quốc gia. Bản tính trời cho dân tộc Việt Nam là ôn hòa và thân thiện, không thích suy tư tranh cãi về triết học hay các lý thuyết chính trị. Điều này dẫn hướng đến một tầm nhìn lớn về chiến lược giao thoa văn hóa và giao lưu kinh tế giữa đông và tây. Đây thực sự là lợi thế về đặc tính của con người Việt Nam trong việc hấp thụ rồi tạo nên những thành tựu văn hóa và kinh tế mới thông qua sự tương hợp với bất kỳ nền văn minh nào trên thế giới mà không tạo ra những mâu thuẫn và xung đột về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo.

Việt Nam là nước có nền văn hóa và tiếng nói phương đông nhưng lại có chữ viết theo kiểu phương tây, đó chính là những di sản do lịch sử tạo lợi thế cho dân tộc ta trong một môi trường đa phương toàn cầu của hệ thống quốc tế mới đang hiện hữu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong một bối cảnh thế giới đang nhiều biến động như hiện nay, xu thế hình thành đa cực để chống lại sự đơn cực cộng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung quốc và Ấn Độ, sự không chịu thua của Nga chắc chắn sẽ làm nảy sinh thêm nhiều xung đột cả về quân sự lẫn văn hóa, sắc tộc và tôn giáo. Sự xuất hiện một nơi cân bằng về kinh tế, văn hóa và chính trị sẽ rất cần thiết để duy trì sự ổn định cho thế giới. Và đương nhiên, nơi cân bằng đó sẽ được hưởng lợi rất lớn. Việt Nam là một mảnh đất lành, có đầy đủ những ưu điểm về con người và lịch sử cũng như giá trị của vị trí trung tâm trong vùng châu Á Thái bình dương, cũng là giao điểm của đông và tây để trở thành một nơi cân bằng như vậy. Dẫn hướng này cũng sẽ mở ra một khả năng đột phá để giải quyết vấn đề tranh chấp biển đông và bảo vệ lãnh thổ. Thụy Sĩ đã tránh được các cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu và phát triển thanh bình là nhờ làm "túi tiền" của bất kỳ phe nào. Việt Nam có thể biến mình trở thành cái "chợ" của bất kỳ nước nào.

Người dân cần được định hướng và tạo động lực để xây dựng những cái mới tốt hơn thay thế dần cho những cái cũ. Động lực của sự hận thù dễ dàng dẫn đến sự đập phá những cái cũ trước khi cái mới có thể hình thành và phát triển. Ngay cả vấn đề tham nhũng cũng cần có cách nhìn khoan dung với quá khứ của nó để triệt tiêu những động lực chống đối sự thay đổi. Tham nhũng ở Việt Nam phát triển phức tạp đến mức nó vừa là nhân mà cũng vừa là quả. Cần nhìn nhận nó như một vấn đề chính trị và lịch sử để tạo ra được những giải pháp tích cực từ đó. Tôi hẹn sẽ trao đổi sâu hơn với anh về vấn đề này vào một dịp khác.

Đọc bản tuyên bố quan điểm của Đảng Dân chủ Việt Nam tôi thấy rất mừng vì các anh đã khẳng định một thái độ không hận thù, đặt sự đoàn kết và hòa hợp dân tộc làm nền tảng. Tôi tin rằng bản tuyên bố này sẽ có những ảnh hưởng tích cực nhất định đến chủ trương của các đảng khác đang hoạt động và sẽ ra đời trong thời gian tới.

Tôi cũng có niềm tin và rất hy vọng vào đảng Dân chủ Việt Nam sẽ có một vai trò quan trọng trong công cuộc chấn hưng đất nước tới đây. Tôi cũng mong rằng các anh sẽ quan tâm đến những vấn đề động lực cho thay đổi và phát triển đất nước một cách bền vững.

Chúc đảng Dân chủ Việt Nam vững bước thành công.

Chúc anh sức khỏe

Chào trân trọng

Trần Đông Chấn

Trung thu tháng 9, 2008

Tải file pdf và prc tại đây

Tuần qua nhiều vấn đề quá, bắt đầu là 1 cái tang thằng bạn học chung từ nhỏ lên đại học rồi mỗi thẳng mỗi ngã, mỗi số phận. Nó long đong hơn mình, nhưng cuối cùng thì lại làm được việc có ý nghĩa hơn mình, mà tai nạn xe lại cướp mất một con người có thể đóng góp cho xã hội như thế. Chẳng hiểu nổi nữa, nhưng cũng đã xong một kiếp người. Trước khi mất 1 tuần nó còn “mắng” mình như tát nước, bảo rằng giờ mà vẫn còn bám vào nhà nước, vào cái viện nghiên cứu mà kết quả chỉ đề cất vào tủ, có vứt vào sọt rác thì cũng chẳng khác gì. Mình cũng gân cổ lên với nó, nói rằng nó “làm ăn” quá, cái gì cũng phải hiệu quả cân đong đo đếm được, giận nó kinh khủng vì nó không chịu hiểu rằng mình đang cố thay đổi và mình cũng có cách đóng góp cho xã hội chứ không phải cứ như nó thì mới được. Nhưng tại đám tang nó, nói chuyện với những nhân viên và công nhân của nó đến viếng tang sếp thì mới hiểu rằng nó đáng giá thực sự cho xã hội. Ai cũng khóc thương và lo lắng không biết hơn 200 người, tức 200 gia đình sẽ ra sao khi công ty nó không còn nó dẫn dắt. Các anh em này bảo rằng nó chắt chiu từng đồng trong quản lý nhưng lại rất rộng rãi trả lương và thưởng cho anh em làm mình nghĩ lại cái cơ quan của mình, chi tiêu phung phí thật sự, phung phí nhất là những cái bỏ tiền ra làm rồi chẳng để làm gì, chỉ đề mua vui lỗ tai của các lãnh đạo.

Trước khi nó bị tai nạn 1 tuần, mình phải đi tổ chức các cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ trong phong trào học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là những cuộc thi thực sự tốn kém tiền của nhà nước, nhưng cái lãng phí kinh khủng hơn nữa là phí phạm thời giờ làm việc của hang chục nghìn người phải tham gia cuộc thi theo chỉ tiêu bắt buộc. Mà thực sự có tạo ra giá trị nào đâu, người ta toàn viết đọc vẹt, thậm chí nói láo cảm xúc. Một thí sinh được khen tặng hết lời vì bảo rằng tư tưởng của Bác có thể giải quyết vấn đề chống lạm phát hiện nay!!!! Mình rất kính trọng Hồ Chủ Tịch nhưng không phải vì những cách như vậy. Mình đã có 1 bài góp ý lên cấp trên rằng nếu không thay đổi cách thức tuyên truyền thế này thì hình ảnh Bác sẽ không những khó đứng vững mà còn ngược lại, nhưng ko biết có được lắng nghe ko nữa.

Đi công tác về sau các chuyến đi kể chuyện trên, đọc được một bài dưới đây trên blog của Trần Đông Chấn, lại càng phải suy nghĩ. Không biết mình có thể làm gì để đóng góp cho xã hội thực sự. Đang miên man nghĩ về chuyện này thì hay tin nó bị tai nạn xe chết tại chỗ.

Đúng là 1 khoảng thời gian buồn.

http://blog.360.yahoo.com/blog-VAMH4Rclaaccgza0JPgODGPLQXM-?cq=1&p=495#comments

Tối 18 tháng 8 vừa rồi, lúc các kênh truyền hình trong nước đang tuyên truyền về cuộc Cách mạng tháng Tám thì kênh HBO cho chiếu lại bộ phim Giải cứu binh nhì Ryan. Bộ phim kể chuyện gần một tiểu đội do một đại úy chỉ huy đã ngã xuống để cứu cho bằng được một binh nhì vì anh ta là người còn lại duy nhất của gia đình Ryan. Cha của họ đã tử trận để lại người mẹ và bốn người con trai ở một vùng quê. Chiến tranh Thế giới II nổ ra, Mỹ tham chiến, cả bốn anh em Ryan đều phải nhập ngũ. Hai người đã hy sinh trong trận đổ bộ lên Normandy nước Pháp, cùng lúc đó một người khác chết trên chiến trường New Guinea Thái bình dương. Người mẹ nhận một lúc ba giấy báo tử và đã ngã quỵ. Binh nhì Ryan trở thành người nối dõi duy nhất nhưng cũng đang trong tình trạng nguy hiểm vì lực lượng nhảy dù của anh ta bị thả sai địa điểm. Những người chỉ huy cao nhất của nước Mỹ đã ra lệnh đưa bằng được bình nhì Ryan ra khỏi chiến trường châu Âu trở về mới mẹ. Cả tiểu đội chỉ có hai người còn sống cùng với Ryan.

Một người mẹ Việt Nam, chồng đã ngã xuống vì đất nước còn lại bốn người con trai. Ba con trai lớn được mẹ động viên cho ra trận và lần lượt không trở về. Còn lại người con út, mẹ có quyền không cho anh tòng quân vì cha anh mình đã hy sinh hết cho đảng và tổ quốc. Nhưng mẹ vẫn cứng cỏi, dứt ruột dẫn anh đăng ký nhập ngũ để được vinh dự làm bộ đội cụ Hồ. Và anh đã mãi không trở về với mẹ nữa. Mẹ cô đơn ôm lấy nỗi đau một mình, nhận danh hiệu anh hùng và trở thành biểu tượng của đức hy sinh và minh chứng sống cho sự hợp lòng dân của đảng. Hai câu chuyện ở hai bờ Thái bình dương, không biết mức độ thật đến đâu vì đều là cách thức tuyên truyền cho những thể chế chính trị. Nhưng có một điều dễ dàng thấy rõ sự thật: giá trị của con người được nhìn nhận rất khác nhau giữa hai chế độ.

Gần 3 tháng nay câu chuyện thật về bà Năm Nghê ở Quảng Nam trong chiến tranh phải tự tay giết chết con trai 3 tháng tuổi cứ bám tôi không dứt. Một em bé đã phải chết mà không có tội tình gì, một người mẹ phải sống tủi khổ với cảm giác tội lỗi trong suốt cả hơn nửa cuộc đời còn lại. Một sự hy sinh quá lớn của hai mẹ con, nhưng để làm gì? Để cứu những người còn lại đang cầm súng. Nhưng sao lại phải giết em bé để cứu những người này? Mà sao lại để chính mẹ em giết em chứ không phải một người khác làm chuyện đó? Sao lại phải giết em, một đứa bé vài tháng tuổi có thể bịt miệng là nó không thể khóc thành tiếng và sau đó sẽ lả sức, không thể khóc nữa, cần gì phải giết? Thế những người sống sót giờ đang làm những gì cho linh hồn của em, tâm hồn của mẹ em và tương lai của bao em nhỏ khác? Cái giá của con người ở đâu? Những câu hỏi ấy cứ ám ảnh tôi như một món nợ.

Ngày 2 tháng 9, 1945 là ngày tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, cũng đúng vào ngày đó Nhật ký hiệp ước đầu hàng vì bại trận chiến tranh thế giới II. Đã 63 năm trôi qua, chúng ta vẫn rất nghèo cho dù đã có 23 năm đổi mới. Nước Nhật chỉ cần 20 năm từ khi bại trận đã biến mình thành một cường quốc từ những đống suy tàn đổ nát. Nước Nhật không có tài nguyên thiên nhiên gì đáng kể, điều gì đã tạo nên sự khác biệt như vậy nếu không phải là nhìn nhận giá trị của con người. Giá trị đó chỉ có thể được tôn tạo khi con người thực sự được tôn trọng và tự do. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Án văn bất hủ ấy với người dân Việt Nam đến nay vẫn còn nằm trên giấy, và đó là tại sao ta vẫn nghèo vẫn đói.

Khi nghèo đói thì người ta chỉ biết đòi cái ăn cái mặc mà quên đi cái quyền tự do và bình đẳng mà mình đáng ra phải có. Khi được có ăn có mặc thì người ta lại bị mang ơn và sẵn sàng đánh đổi cái quyền thiêng liêng mà Tạo hóa ban cho mình để trả ơn cho miếng cơm manh áo. Và người ta được dạy rằng cách thức như thế sẽ tạo ra một sự ổn định để có được nhiều cơm nhiều áo hơn mà không biết rằng chính việc lãng quên cái quyền (và cũng là trách nhiệm) của Tạo hóa dành cho mình là nguồn gốc của mọi đói nghèo, tụt hậu, bất công và bóc lột.

Hãy sử dụng cái quyền ấy mà không phải đợi ai cho mình vì nó là của Tạo hóa. Chỉ khi nào mỗi người ý thức được rằng mình có những quyền tự do bình đẳng, bất khả xâm phạm và bảo vệ cái quyền ấy thì con người mới thực sự có giá trị. Và chỉ khi ấy người ta mới thoát khỏi đói nghèo tận gốc, xã hội mới thịnh vượng vững bền.

Dương Hữu Canh

Đầu tháng 9, 2008

Tối 18 tháng 8 vừa rồi, lúc các kênh truyền hình trong nước đang tuyên truyền về cuộc Cách mạng tháng Tám thì kênh HBO cho chiếu lại bộ phim Giải cứu binh nhì Ryan. Bộ phim kể chuyện gần một tiểu đội do một đại úy chỉ huy đã ngã xuống để cứu cho bằng được một binh nhì vì anh ta là người còn lại duy nhất của gia đình Ryan. Cha của họ đã tử trận để lại người mẹ và bốn người con trai ở một vùng quê. Chiến tranh Thế giới II nổ ra, Mỹ tham chiến, cả bốn anh em Ryan đều phải nhập ngũ. Hai người đã hy sinh trong trận đổ bộ lên Normandy nước Pháp, cùng lúc đó một người khác chết trên chiến trường New Guinea Thái bình dương. Người mẹ nhận một lúc ba giấy báo tử và đã ngã quỵ. Binh nhì Ryan trở thành người nối dõi duy nhất nhưng cũng đang trong tình trạng nguy hiểm vì lực lượng nhảy dù của anh ta bị thả sai địa điểm. Những người chỉ huy cao nhất của nước Mỹ đã ra lệnh đưa bằng được bình nhì Ryan ra khỏi chiến trường châu Âu trở về mới mẹ. Cả tiểu đội chỉ có hai người còn sống cùng với Ryan.

Một người mẹ Việt Nam, chồng đã ngã xuống vì đất nước còn lại bốn người con trai. Ba con trai lớn được mẹ động viên cho ra trận và lần lượt không trở về. Còn lại người con út, mẹ có quyền không cho anh tòng quân vì cha anh mình đã hy sinh hết cho đảng và tổ quốc. Nhưng mẹ vẫn cứng cỏi, dứt ruột dẫn anh đăng ký nhập ngũ để được vinh dự làm bộ đội cụ Hồ. Và anh đã mãi không trở về với mẹ nữa. Mẹ cô đơn ôm lấy nỗi đau một mình, nhận danh hiệu anh hùng và trở thành biểu tượng của đức hy sinh và minh chứng sống cho sự hợp lòng dân của đảng. Hai câu chuyện ở hai bờ Thái bình dương, không biết mức độ thật đến đâu vì đều là cách thức tuyên truyền cho những thể chế chính trị. Nhưng có một điều dễ dàng thấy rõ sự thật: giá trị của con người được nhìn nhận rất khác nhau giữa hai chế độ.

Gần 3 tháng nay câu chuyện thật về bà Năm Nghê ở Quảng Nam trong chiến tranh phải tự tay giết chết con trai 3 tháng tuổi cứ bám tôi không dứt. Một em bé đã phải chết mà không có tội tình gì, một người mẹ phải sống tủi khổ với cảm giác tội lỗi trong suốt cả hơn nửa cuộc đời còn lại. Một sự hy sinh quá lớn của hai mẹ con, nhưng để làm gì? Để cứu những người còn lại đang cầm súng. Nhưng sao lại phải giết em bé để cứu những người này? Mà sao lại để chính mẹ em giết em chứ không phải một người khác làm chuyện đó? Sao lại phải giết em, một đứa bé vài tháng tuổi có thể bịt miệng là nó không thể khóc thành tiếng và sau đó sẽ lả sức, không thể khóc nữa, cần gì phải giết? Thế những người sống sót giờ đang làm những gì cho linh hồn của em, tâm hồn của mẹ em và tương lai của bao em nhỏ khác? Cái giá của con người ở đâu? Những câu hỏi ấy cứ ám ảnh tôi như một món nợ.

Ngày 2 tháng 9, 1945 là ngày tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, cũng đúng vào ngày đó Nhật ký hiệp ước đầu hàng vì bại trận chiến tranh thế giới II. Đã 63 năm trôi qua, chúng ta vẫn rất nghèo cho dù đã có 23 năm đổi mới. Nước Nhật chỉ cần 20 năm từ khi bại trận đã biến mình thành một cường quốc từ những đống suy tàn đổ nát. Nước Nhật không có tài nguyên thiên nhiên gì đáng kể, điều gì đã tạo nên sự khác biệt như vậy nếu không phải là nhìn nhận giá trị của con người. Giá trị đó chỉ có thể được tôn tạo khi con người thực sự được tôn trọng và tự do. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Án văn bất hủ ấy với người dân Việt Nam đến nay vẫn còn nằm trên giấy, và đó là tại sao ta vẫn nghèo vẫn đói.

Khi nghèo đói thì người ta chỉ biết đòi cái ăn cái mặc mà quên đi cái quyền tự do và bình đẳng mà mình đáng ra phải có. Khi được có ăn có mặc thì người ta lại bị mang ơn và sẵn sàng đánh đổi cái quyền thiêng liêng mà Tạo hóa ban cho mình để trả ơn cho miếng cơm manh áo. Và người ta được dạy rằng cách thức như thế sẽ tạo ra một sự ổn định để có được nhiều cơm nhiều áo hơn mà không biết rằng chính việc lãng quên cái quyền (và cũng là trách nhiệm) của Tạo hóa dành cho mình là nguồn gốc của mọi đói nghèo, tụt hậu, bất công và bóc lột.

Hãy sử dụng cái quyền ấy mà không phải đợi ai cho mình vì nó là của Tạo hóa. Chỉ khi nào mỗi người ý thức được rằng mình có những quyền tự do bình đẳng, bất khả xâm phạm và bảo vệ cái quyền ấy thì con người mới thực sự có giá trị. Và chỉ khi ấy người ta mới thoát khỏi đói nghèo tận gốc, xã hội mới thịnh vượng vững bền.

Dương Hữu Canh

Đầu tháng 9, 2008

Tải file pdf và prc tại đây

Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ