MỘT HIỆN TƯỢNG LẠ VỀ THƠ

Hôm trước được giới thiệu 1 cái blog của 1 người tên Nguyễn Hữu Hiền, đọc bài thơ đầu tiên thấy rất ấn tượng, vào comment đặt câu hỏi thì nhận được trả lời bằng cả một bài thơ. Từ bài này có một người khác (Hoàng Dược Sư) hỏi có phải tác giả Nguyễn Hữu Hiền là Dũng lò vôi không thì được trả lời như bài thơ dưới đây. Đọc bài này thấy ẩn chứa nhiều điều.

Tôi không rành về thơ lắm, nhưng lâu nay chẳng thấy kiểu làm thơ này bao giờ nên xin tác giả đưa bài này lên để hỏi thêm ý kiến mọi người. Tôi thấy đây là hiện tượng lạ cần nghiên cứu, mong các bác cho thêm ý kiến.

NÓI CHO RÕ VỚI ANH HOÀNG DƯỢC SƯ

Giọng trầm đôi lúc vút cao

Thơ bài kín liệm lượt thao trần miền

Của này không phải của Hiền

Bác thông kim cổ thượng thiên lâm phàm

Giống dòng Âu Lạc luận bàn

Như người sứ giả đăng đàn cần chuyên

Nhà Nam Lạc Quốc có biên

Thơ ca mấy lượt hạnh duyên có phần

trong cơ đạo xa gần

Tận nơi sơn dã phong trần phồn hoa

Bình minh rồi cũng chẳng xa

Dương gian trần trượt hát ca đã từng

Tên đề bần sĩ thêm mừng

ngày chuyển thể ngập ngừng bước sang

Uy quyền sao thấy đa mang

Dũng mãnh đôi đàng vấn nạn còn đang

Đại đàn thiết lập trấn an

Tài lộc vô trước tài quan đi kèm

Dựng tuồng trấn quốc cũ mèm

Nên hư nông nỗi lắm gièm nhiều pha

Đại họa ngỡ tưởng rời xa

Nam kinh có dịp phất ba bốn lần

Văn chương ta vụn gieo vần

Hiến lòng chân thật ai cần ta nghinh

Mấy lời chưa ắt đã tin

Nay mai có dịp xuất chinh chốn này

Đi đầu trâu ngựa thôi cày

Đâu đây nài ngựa hết bày kế sinh

Cũng tài nhưng lại khắc tinh

Thấy y bản chính khi in khác màu

Toàn dân bàn tán xì xào

Thơ nài phải khác thơ Ngài cố nhiên

Của Ngài từ cõi thiêng liêng

Ngài đang hiện diện chỉnh yên ta bà

Nguồn:Blog Nguyễn Hữu Hiền

KHAI BÚT ĐẦU XUÂN

HÀO KHÍ ĐÔNG A

Tổ quốc lâm nguy không tiếng súng

Dân nghèo cùng khổ chẳng lời kêu

Trong quốc nạn cường hào tham nhũng

Ngoài dễ dàng thao túng giật dây

Xưa Diên Hồng hội nghị còn đây

Quyết một trận không làm nô lệ

Vẫn còn đấy Đông A hào khí

Dấy vang danh chí khí Lạc Hồng

Trần Đông Chấn

Mùng một Tết Kỷ Sửu, 2009

GIỤC GIÃ TRỐNG LỆNH

Sao băng rơi cuối trời Đinh Hợi

Mậu Tý vào xuân rét lạnh câm

Thương người nghèo khổ không no ấm

Giận người bất chính lạnh lương tâm

Giận thương giục giã trời đất gọi

Anh hào qui hội đối cuồng phong

Kỷ Sửu sang thu càng biến động

Canh Dần khởi sự sống lòng nhân

Trần Đông Chấn

Mùng bảy Tết Mậu Tý, 2008

HỘI NGHỊ LẠC HỒNG

Mây đêm án khuất vì tinh tú

Mộc tinh sắc khởi sáng phương đông

Hội Lạc tụ Hồng qui khí Việt

Chấn kế tinh minh rạng nước Nam

Lạc nước ngoại bang dần thôn tính

Hồng nhan khuyết trí bất tòng tâm

Hội khí năm châu phong chấn khởi

Nghị sự chiêu hiền chấn phục hưng

Trần Đông Chấn

Mùng một Tết Đinh Hợi, 2007

TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG

Nam quốc Mộc tinh Chấn Lạc Hồng

Vận thiên khí hội kiến hòa nhân

Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ

Ngoại quốc lân bang kính phục giao

Trần Đông Chấn

Mùng một Tết Bính Tuất, 2006

MỘT SỐ TIN VẮN ĐÁNG CHÚ Ý

Về vụ án PCI, Nhật đang gây sức ép rất nặng lên UBND Tp. HCM bằng cách viện dẫn vào một điều khoản trong hợp đồng cấp vốn ODA, nói rằng nếu có dấu hiệu rõ rệt (chưa cần đến bằng chứng) về việc tham nhũng hay cố tình sử dụng tiền vay ưu đãi không đúng yêu cầu thì phía Nhật có quyền yêu cầu phía Việt Nam hoàn trả vốn vay ngay lập tức mà không phải chờ đến hết hạn. Con số được tính toán lên đến hàng tỷ USD mà Nhật nói rằng đang cân nhắc việc yêu cầu VN phải hoàn trả ngay. Việc này đang làm thành phố HCM rối bời, TW cũng chưa biết phải can thiệp thế nào.

Trong khi đó, ông Lê Thanh Hải gần như đã được khẳng định là không bị luận tội gì nghiêm trọng trong Đảng để có thể dẫn đến bị xử lý hình sự. Hội nghị TW 9 vừa rồi không ra được quyết định kỷ luật ông ta về tội thiếu tinh thần trách nhiệm để có thể mở đường cho việc kỷ luật và thuyên chuyển xuống các vị trí thấp hơn hiện nay, cho dù là có một nhóm không nhỏ gây sức ép buộc tội ông ta trong hội nghị. Việc thay vị trí Bí thư thành ủy hiện nay của ông ta cũng đang gặp nhiều khó khăn vì chưa tìm ra chức vụ gì tương xứng với vị thế Ủy viên BCT của ông ta hiện nay. Nhóm chống đối ông ta hiện nay vẫn nói rằng sẽ “chiến đấu” đến cùng để hạ bệ ông ta, trong khi đó ông ta tuyên bố với “đàn em” là những đại gia chuyên kinh tài cho ông ta rằng “yên tâm, vững như bàn thạch” vì ông ta liên quan đến hầu hết nhân vật to nhất.

Một nguồn tin chính xác cho biết rằng trong 7 ngày qua, Ngân hàng Nhà Nước đã cho vào lưu thông 20 nghìn tỉ đồng tiền mặt mới in, cộng với các chính sách giảm lãi suất tiếp theo nữa, sẽ làm tổng cung tiền trong vòng 3 tháng tới tăng lên hơn 100 nghìn tỉ đồng. Chuyên gia cung cấp tin này cho biết với lượng tăng cung tiền lớn như thế này mà trong lúc kinh tế đang suy giảm mạnh sẽ dẫn tới một sự mất giá nặng nề tiền đồng trong vòng 6 tháng tới.

TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG

Lâu nay định tạm ngưng xem và comment blog một thời gian vì cảm thấy rất bế tắc, càng đọc càng biết sự thật thì càng chán nản ko biết phải làm gì. Nhưng thấy bài viết dưới đây trên blog Skarlor thì cần lên tiếng đôi lời.

LẠC HỒNG
333 magnify
Tuyên ngôn Lạc Hồng, nguồn: chanlachong.org

Hồi trước, vô tình đọc được bài thơ tựa là Tuyên ngôn Lạc Hồng, tự dưng cảm thấy rất thích, và cũng có lần đã ngạo mạn dám "lạm bàn". Từ đó, cứ đọc đi, đọc lại, ngẫm tới, ngẫm lui sao thấy nó hay quá, bữa nay xin quay lại LẠM BÀN LẦN NỮA VỀ TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG.

Nhưng không dám ngạo mạn lạm bàn nội dung, ý nghĩa của thơ như lần trước nữa mà chỉ xin dừng lại ở tựa bài thơ thôi, vì tri kiến còn rất hạn hẹp vậy.

Hai chữ tuyên ngôn thì thiết nghĩ không cần bàn thảo nhiều vì theo định nghĩa của tự điển tiếng Việt thì tuyên ngôn là bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh của một chính đảng, một tổ chức hay một dân tộc, … ví như tuyên ngôn độc lập, tuyên ngôn nhân quyền, ... Và tuyên ngôn Lạc Hồng hẳn cũng không ngoài ý nghĩa là bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh ấy. Cương lĩnh gì? Cương lĩnh Lạc Hồng.

Bài lạm bàn này xin được xoay quanh ở hai chữ "Lạc Hồng". Khi đọc bài thơ lần đầu, chính hai chữ này đã lôi cuốn tôi. Tôi cứ thắc mắc tại sao không là tuyên ngôn Đổi Mới, tuyên ngôn Thời Đại, tuyên ngôn Phát Triển, … để nghe cho có tính chất hiện đại hoặc sao không là tuyên ngôn dân tộc, tuyên ngôn Việt Nam hay tuyên ngôn Chấn Hưng, Cường Thịnh… để nghe cho hoành tráng với tinh thần tự tôn dân tộc, chấn hưng, xây dựng đất nước cường thịnh mà lại là tuyên ngôn Lạc Hồng, có lẽ cái hay nằm ở điểm này chăng?

Cội rễ Lạc Hồng

Tôi nghe kể rằng Lạc Hồng là nói về cha rồng Lạc Long Quân họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng cháu Tiên. Theo huyền sử, họ Hồng Bàng khởi đầu từ vua Kinh Dương Vương. Con của Kinh Dương Vương là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng hiệu là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sanh ra 100 người con. Âu Cơ đem 50 người con lên núi, Lạc Long Quân đem 50 người con đi xuống miền Nam Hải. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng Vương thứ 1, truyền được ít nhất là 18 đời cho đến năm 258 trước Tây lịch. Các thông tin về các đời vua Hùng được dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hoá đồ đồng – văn hóa Đông Sơn rất phát triển [2]. Và như vậy, nghe đến Lạc Hồng thì ai cũng biết đó chính là tổ tiên, cội nguồn của người dân Việt Nam, dù chỉ là những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết hay những câu ca dao, tục ngữ được truyền miệng chưa có chứng tích khảo cổ để chứng thực nhưng mỗi một người dân Việt đều thừa nhận Lạc Hồng là cội rễ của mình.

Đạo sống Lạc Hồng

Chuyện chứng tích lịch sử, hay bằng chứng khảo cổ thì xin thua vì không biết gì cả, chỉ nghe và kể lại mà thôi. Nhưng ở đây, tôi không phải luận giải hay chứng minh rằng truyền thuyết là lịch sử hay truyền thuyết không phải là lịch sử. Mà chuyện của tôi muốn nói là thông qua những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết được truyền miệng ấy cho đến những câu ca dao, tục ngữ (hiện tại vẫn còn), tổ tiên chúng ta muốn gửi gấm cho chúng ta một đạo lý sống rất sâu sắc … mà nếu ta biết quay trở về với đạo lý ấy, nghiền ngẫm và sống theo thì chuyện "ngoại quốc lân bang kính phục giao" là chuyện thường.

Đạo lý sống ấy là gì?

Đó là "sống trọn vẹn trong cuộc sống với tính người và tình người, sống ngay trong hiện tại, không truy xét quá khứ, không vọng cầu tương lai, thuận với thiên nhiên để cuộc sống tự nó vận hành" [1] mà có người gọi đó là đạo sống Lạc Hồng hay đạo sống Việt.

Đạo sống ấy bắt nguồn từ đâu?

Tôi được biết rằng cách đây rất lâu, ở lưu vực các con sông phía nam sông Dương Tử, người Bách Việt cổ đã biết canh tác nông nghiệp, sống thành cộng đồng hình thành nên nếp sống định canh, định cư đã tạo nên một nền văn minh cổ đại, đó là văn minh lúa nước. "Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng (cái cày, con trâu). Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đông Sơn, … " [2]. Và thời kỳ Hồng Bàng là thời kỳ phát triển cực thịnh của văn minh lúa nước, mà biểu hiện rõ nhất là thời đại của các vua Hùng.

Xét một chút xíu về sử học như vậy để ta thấy rằng nền văn hóa Việt Nam được hình thành trên nền văn minh lúa nước, một nền văn minh cổ xưa vào bậc nhất thế giới mà đến nay vẫn còn tồn tại chứ không tàn lụi như nhiều nền văn minh khác trên thế giới.

Như vậy, đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam là văn hóa xóm làng, bắt nguồn từ nếp sống quần cư hài hòa của nền văn minh lúa nước. Chính sự phức tạp trong kỹ thuật trồng lúa nước đòi hỏi người nông dân phải nắm được những quy luật tự nhiên của trời đất để canh tác cho phù hợp ("trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa", "chuồn chuồn bay thấp trời mưa, bay cao trời nắng, bay vừa trời râm", …), cũng như đòi hỏi phải ý thức được công việc mình đang làm nếu không sẽ giẫm lên mạ khi đang cấy, hay nhổ phải mạ thay vì nhổ cỏ, … Trải qua quá trình canh tác, quan sát thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống, tổ tiên người Việt bằng cái thấy chân thực đã biết được: trên có Trời, dưới có Đất và ở giữa khoảng không gian trời – đất có con Người. Từ cái thấy đó cùng với sự hiểu biết các quy luật của tự nhiên thay đổi theo mùa vụ, kết hợp với nếp sống quần cư xóm làng, tổ tiên ta đã hiểu được quy luật biến dịch của thiên nhiên, hiểu được Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất, hiểu được con người là một phần của thiên nhiên, hiểu được rằng con người cần phải sống hài hòa với nhau và hài hòa với thiên nhiên. Để rồi từ đó, tổ tiên người Việt đã mở rộng tình thương và trí tuệ của mình qua quá trình giáo dục nhân bản tâm linh "học ăn, học nói, học gói, học mở", thờ kính cha mẹ "một lòng thờ mẹ kính cha – cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", sống có trước có sau "uống nước nhớ nguồn – ăn trái nhớ người trồng cây", "ai ơi, bưng bát cơm đầy – dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần", biết nhường nhịn lẫn nhau "một điều nhịn, chín điều lành", biết thích nghi "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài - ở ao thì ngưng, ở sông thì chảy", biết tương thân, tương trợ "thương người, người lại thương ta – ghét người mình lại hóa ra ghét mình", "lá lành đùm lá rách",

Từ nếp sống ấy đã tạo nên đạo sống Lạc Hồng, một đạo sống mà với gia đình thì vợ chồng hòa thuận, công bằng "thuận vợ thuận chồng, tác bể đông cũng cạn", "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", với xóm làng thì hài hòa với nhau "hòa cả làng", với đất nước thì lấy thôn xã tự trị làm đơn vị hành chánh để phát triển sinh hoạt kinh tế, văn hóa, … với truyền thống "phép vua thua lệ làng" mang tính chất dân chủ; một đạo sống mà đối với các dị biệt về cách nghĩ thì dung hóa "rằng trong lẽ phải có người có ta", với các mâu thuẫn thì khước từ bạo lực "khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời", còn đối với thiên nhiên thì thuận theo trời đất "trông cơ trời đất liệu thời làm ăn" nhưng tất cả quy về con người "trăm hay xoay vào lòng, ngọn đèn được tỏ trước khêu bởi mình", với hiện tượng khách quan thì trước mắt như thế nào thấy y như vậy "con cóc trong hang", thấy rõ "con cóc nhảy ra", "con cóc ngồi đó" thấy rõ "con cóc nhảy đi", không phê bình, không can thiệp, không quan tâm con cóc từ đâu đến (quá khứ), cũng không suy luận để đoán biết con cóc nhảy đi đâu (tương lai), tất cả thuận theo lý thiên nhiên để cuộc sống tự nó vận hành để rồi con người thăng hoa hòa nhập cùng vũ trụ cũng giống như nước bốc hơi vậy.

Như vậy, đạo sống Việt là một đạo sống có thể dung hòa, chấp nhận tất cả, lấy tình nghĩa làm đầu "một bồ cái lý không bằng một tý cái tình", lấy tình người làm then chốt "thương người như thể thương thân", lấy công bằng làm lẽ phải "công bằng là đạo người ta ở đời", một đạo sống với nếp sống chan chứa tính người và tình người đã vượt qua tiến trình tìm cầu, nương tựa vào chữ nghĩa, kinh điển, vượt qua cả nghe và thấy [1] "trăm nghe không bằng một thấy – trăm thấy không bằng một lần trải qua".

Thông điệp Lạc Hồng

Như vậy, thời xa xưa, tổ tiên chúng ta đã vạch ra và sống theo đạo sống ấy, đạo sống Lạc Hồng. Hơn nữa, tổ tiên chúng ta đã khéo léo truyền dạy cho con cháu đời sau thông điệp ẩn tàng về đạo sống đó (thông điệp Lạc Hồng) thông qua các câu chuyện trong huyền thoại, truyền thuyết, hay những câu ca dao và tục ngữ có vần có điệu, dễ nhớ dễ hiểu.

Nói đến thông điệp bỗng dưng tôi lại nhớ đến thông điệp của những người anh (người Kogi) được ký giả Alan Ereira của hãng tin BBC (Anh Quốc) loan báo lần đầu tiên tại kỳ đại hội tôn giáo toàn cầu tổ chức ở Chicago năm 1993. Lần đầu tiên khi đọc thông điệp này, tôi có cảm giác nó như là một truyền thuyết, một huyền thoại vậy. Và tôi lại nghĩ, trên thế giới này chắc hẳn không thể tìm thấy được một nền minh triết nào, một nếp sống này giống như họ vậy. Ấy vậy mà khi tìm hiểu về hai chữ Lạc Hồng, tôi lại thấy được một dáng dấp của lối sống ấy ngay trong lòng dân tộc của tôi mà những đứa con sinh sau để muộn của cha Rồng, mẹ Tiên trong đó có tôi và những người đang sống đã bị "những lớp sơn văn hóa ngoại nhập (Tàu, Ấn Độ, Phương Tây, Bắc Mỹ) đã và đang bao phủ cốt lõi đạo sống Việt, nhiễu loạn tinh hoa tư tưởng Việt, để rồi chúng ta đã ngộ nhận rằng văn hóa Việt là bản sao của văn hóa Tàu, hoặc tư tưởng Việt chỉ là những tư tưởng tổng hợp của Tàu, Ấn Độ và Phương Tây" [1] mà không hề nhận ra thông điệp ẩn tàng về đạo sống Lạc Hồng mà tổ tiên gửi gấm.

Minh triết Lạc Hồng

Quy luật chính yếu của đạo sống Lạc Hồng là dung hóa các dị biệt, trung hòa các đối lập dựa trên tính người và tình người, tiến tới thống nhất, hòa đồng để thăng hoa hòa nhập cùng vũ trụ. Đạo sống ấy đã tạo nên nền minh triết nhân bản Việt (Lạc Hồng), "một nền minh triết dựa trên nếp sống hài hòa nhờ cảm nhận được Thiên Nhiên (hiểu được Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất) rồi trở thành triết lý sống thái hòa, lấy tình nghĩa làm đầu, thể hiện con đường sống của dân tộc là "đạo làm người". Con đường sống này lấy con người toàn diện làm gốc, không "duy" gì cả. Nếu chỉ duy một mặt nào đó là thiếu xót, lệch lạc. Vì vậy, con đường sống của dân tộc Việt đặc nền tảng trên trí tuệ và tình thương chứ không kêu cầu đến tôn giáo, ý thức hệ hay một hệ thống triết học kinh điển nào; đó là tiến trình thăng hoa cuộc sống và con người với nếp sống tỉnh thức qua quá trình giáo dục nhân bản tâm linh "học ăn, học nói, học gói, học mở" trên nền tảng của Biến hóa, Thăng hoa, Hòa đồng, tương thông với thiên nhiên hòa cùng vũ trụ" [1].

Lại nữa minh triết Lạc Hồng không có "kinh sách, không có Tứ thư, ngũ Kinh, không có Kinh – Luật – Luận, Phật học, cũng không có Kinh Thánh hay sách giáo lý – giáo luật mà chỉ có những câu có vần có điệu, dễ hiểu dễ nhớ, gọi hình gợi cảm, những câu chuyện truyền miệng, và những phong tục tập quán không hề bất biến, nghĩa là có thể tùy thời mà đổi, vứt bỏ đồi phong bại tục, vứt bỏ tư duy độc hại lỗi thời, để kiến tạo con người mới, xã hội mới, giống như nước tự biết gạn đục khơi trong"[1].

Nhiều người cho như vậy là trống rỗng, nhưng "chính cái rỗng không ấy, biểu tượng qua lũy tre làng là cái tâm trống rỗng để không dị ứng, không loại trừ mà tiếp nhận tất cả, trung hòa tất cả, nền văn hóa nào cũng hay, triết lý nào cũng học, tôn giáo nào cũng tốt. Minh triết Lạc Hồng là người chủ hiếu khách, nhưng đầy bản lĩnh và bao dung, đón tiếp tất cả để làm đẹp căn nhà Việt Nam, thoáng mát con người Việt Nam" [1]

Một điều đặc sắc hơn nữa là minh triết Lạc Hồng "không truyền qua tri thức mà truyền vào tâm thức để kết tinh thành văn hiến mấy ngàn năm. Trên nền văn hiến với tâm tre trúc trống rỗng, không để lại gì có vẻ kỳ quan bên ngoài, không có Vạn Lý Trường Thành hay Đế Thiên Đế Thích, không đổ người đổ của để lưu danh vạn đại. Đạo lý dân tộc chỉ lo cho con cháu nên người, sống đúng đạo làm người. Cũng trên nền văn hiến ấy, con cháu xây dựng và phát triển một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với các truyền thống tốt đẹp, với nền văn minh tình thương và lẽ phải, với cuộc sống tinh thần và vật chất tùy thời mà vượt lên" [1].

Chấn Lạc Hồng

Hiện tại, đất nước Việt Nam đang tích tụ những mâu thuẫn khốc liệt của thời đại về chính trị, kinh tế, ý thức hệ, tôn giáo, … đang bế tắc về tư tưởng, đang khủng hoảng về tâm thức, tâm linh. Chính những bế tắc đó, những mâu thuẩn đó đặt Việt Nam trước nguy cơ xâm lăng của ngoại bang (một cuộc xâm lăng không tiếng súng) và nếu như cuộc xâm lăng này thành công thì đất nước Việt Nam sẽ mãi mãi trở thành con nợ của ngoại bang, dân Việt sẽ mãi mãi làm mọi cho ngoại bang ngay trên mảnh đất của mình, rồi tự mình chối bỏ truyền thống, văn hóa của dân tộc mình để được ông chủ ngoại bang xem mình là người văn minh. (Đau lòng thay!).

Chúng ta phải làm gì đây? Phải chấn Lạc Hồng.

Phải tự khơi dậy cội rễ của mình, phải bình tâm để cảm nhận dòng máu Lạc Hồng đang chảy khắp châu thân mình. phải lắng nghe hơi thở của mình để nghe được thông điệp của tổ tiên, phải chiến thắng những dục vọng thấp hèn, những thói hư tật xấu, tham vọng cá nhân, tị hiềm, tự ti mặc cảm, … đang ẩn tàng trong tâm trí để quay về với nếp sống của đạo sống Lạc Hồng. Phải biết dung hóa những bị biệt, trung hòa những bất đồng, mâu thuẩn trên đạo lý của dân tộc: đạo làm người, lấy tình thương và trí tuệ để bao dung hòa giải, kiến tạo lại nền minh triết Lạc Hồng trong thời đại mới, thời đại kinh tế tri thức.

Cương lĩnh Lạc Hồng

Trở lại với tựa bài thơ, ta thấy Lạc Hồng là cội rễ của dân tộc, là đạo sống của dân tộc, là minh triết của dân tộc nên bài thơ dùng hai chữ Lạc Hồng để làm cương lĩnh cho mục tiêu cường thịnh của Việt Nam trong hiện tại và tương lai rất hay và ý nghĩa, vì:

Trong hiện tại: Lạc Hồng sẽ khơi dậy được cội nguồn dân tộc nhằm hòa hợp, hòa giải chuyện quá khứ thật sự để đoàn kết dân tộc cùng chung tay góp sức xây dựng lại một đất nước Việt Nam giàu đẹp đúng nghĩa trên tinh thần nhân bản đầy tính người và tình người. Lạc Hồng chuyển tải thông điệp của đạo sống Việt góp phần chấn chỉnh đạo đức con người (hiện đang xuống cấp trầm trọng), dần dần đưa con người trở về với chính mình, hiểu được chính mình, hiểu được thông điệp của tổ tiên, thực hiện nếp sống đạo (đạo làm người), cùng giữ cho đất nước được hưng thịnh, phú cường.

Trong tương lai: Lạc Hồng nhắn nhủ chúng ta và con cháu chúng ta phải biết giữ gìn nếp sống hiếu hòa của đạo sống Lạc Hồng, kiến tạo lại nền minh triết của dân tộc (minh triết Lạc Hồng) để dân tộc Việt Nam mãi là người chủ hiếu khách, tiếp nhận tất cả các cái hay, cái đẹp của người rồi dung hóa, trung hòa tất cả dựa trên tính người và tình người để ngôi nhà Việt Nam càng đẹp hơn, con người Việt Nam càng thoáng mát hơn chứ không bao giờ đồng hóa hay ngộ nhận cái hay, cái đẹp của người là của mình, để rồi chấp chặt nó, cho nó là chân lý của mọi thời đại mà không biết rằng trên đời này, không có gì mà không thay đổi, chỉ có sự thay đổi là không bao giờ thay đổi. [Minh triết Lạc Hồng đặt trên nền tảng Biến – Hóa – Thăng hoa – Hòa cùng vũ trụ].

Lại nữa, Lạc Hồng là hiếu hòa, dung hóa, trung hòa chứ không tự tôn, tự cao làm nền tảng cho mối ban giao hòa đồng, tương kính với ngoại quốc lân bang chứ không khiếp nhược, bợ đỡ trước nước mạnh, hà hiếp, khinh miệt nước yếu – điều đó là mầm móng của hận thù, mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh.

Cương lĩnh Lạc Hồng là ước muốn, là khao khác của toàn bộ người dân Việt và cũng là di huấn của tổ tiên. Chúng ta, những con người đang hiện hữu trong hiện tại, những con người mang sứ mệnh thay đổi, chúng ta đã thức tỉnh chưa hay vẫn còn mê ngủ, chúng ta đã làm gì để xứng đáng với sứ mệnh của ta chưa?

Sao ta không đem mắt, cùng nhìn về một hướng
Sao ta không đồng thanh cất lên tiếng nói của lương tâm
Sao ta không đem lòng hướng về một mục tiêu chung
Không đem trái tim hòa cùng thành một nhịp
Để cùng nhau ta viết lại sử Lạc Hồng.

Đôi điều lạm bàn về tựa bài thơ tuyên ngôn Lạc Hồng

[1] – Biểu tượng nền minh triết Việt – Tủ sách Việt Thường
[2] – Hồng Bàng – Wikipedia


Skarlor tặng tác giả bài thơ Tuyên Ngôn Lạc Hồng
22.12.4887 – Việt lịch

Có người bảo với tôi rằng bài tuyên ngôn Lạc Hồng này của một người đang sống thời hiện tại, tôi rất ngạc nhiên nhưng cuối cùng thì cũng tin điều ấy vì người nói cho tôi biết là con người đáng tin cậy. Nhưng tôi vẫn có cảm giác bài thơ không phải ra đời vào hiện tại, vì nghe như có gì đó vang vọng âm vang và cả thúc giục từ quá khứ; và là sự đúc kết của cả 1 khoảng thời gian dài của lịch sử dân tộc từ lúc dựng nước, chợt òa ra vào một thơi khắc lịch sủ nào đó trong hiện tại sắp tới, đánh dấu một cột mốc lịch sử mới mẻ chuyển mình của cả đất nước.

Gần đây tôi bắt đầu đến với tâm linh, với phật. Điều đó giúp tôi cảm nhận sâu sắc hơn những gì bài viết này phân tích. Con người ta luôn có nguồn cội, nguồn cội này chính là nhân. Không có nhân thì không có quả, nhân xấu quả xấu, nhân tốt quả tốt. Vậy thì nếu ta không trở về với nguồn cội đẹp thì ta không có tương lai tốt đẹp.

Cảm ơn Skarlor về entry này

Mấy hôm nay bận quá, tuy nhớ lời hứa về việc đưa thông tin thật chính xác trong vụ người dân Kiên Lương bị đàn áp mà mãi đên hôm nay mới có thời gian rảnh để ngồi viết

Kiên Lương là một huyện vùng ven của Kiên Giang, cách Rạch Giá khỏang 60km, nằm trên đường đi Hà Tiên. Tháng trước, các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài có đưa tin người dân Kiên Lương bị đàn áp bởi Chính quyền địa phương vì tranh chấp đất đai… Đây là một thông tin không chính xác vì nó chưa phản ánh đúng thực chất diễn biến của vụ việc. Vậy, sự thật về vụ này là như thế nào?

Theo những nguồn tin đáng tin cậy mà tôi tìm hiểu được thì: Cách nay khỏang 20 năm, có khỏang 200 hộ dân đến khai phá một vùng đất bị nhiễm mặn, sình lầy có diện tích chừng 1.000 ha ở Kiên Lương, biến nó thành vùng có thể trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, tức là một vùng đất sống, nuôi được những con người cư ngụ trên nó. Năm 2007, Chính quyền địa phương đã ra quyết định thu hồi đất của những người nông dân này để làm dự án Quốc phòng, và cũng như tất cả những quyết định thu hồi đất của nhà nước khác, giá đền bù không làm người dân thỏa mãn vì không có bất cứ một kế họach di dời (đảm bảo cuộc sống lâu dài của người dân) nào kèm theo. Tất nhiên, người dân cư ngụ tại nơi đây phản đối, yêu cầu phải có kế họach giải tỏa, di dời phù hợp với nguyện vọng của họ và một cuộc tranh chấp thực sự giữa những người nông dân chân lấm tay bùn và Chính quyền địa phương bắt đầu, càng lúc càng gay cấn…

Vũ khí của người dân -khi bất đồng với chính quyền- lâu nay vẫn là đơn thư khiếu nại và thái độ bất hợp tác. Mâu thuẫn càng lúc càng tăng cao thì người dân chuyển sang… lì, không chịu di dời, quyết lấy sinh mạng của mình ra để làm vũ khí phản đối. Hôm đó, chính quyền địa phương tổ chức lực lượng cưỡng chế với gần 70 người thuộc đủ các thành phần, ban, bệ kéo xuống định dùng mọi cách, kể cả bạo lực, buộc những người nông dân đang quyết bám đất, bám vườn phải rời khỏi mảnh đất thân yêu mà họ đã gắn bó mấy chục năm… Nào ngờ, người dân nơi đây lại ra tay trước, lực lượng cưỡng chế chưa kịp thi hành lệnh thì đã bị dân… cưỡng chế, bắt nghe đọc nguyện vọng của họ! Phản ứng của Chính quyền sau đó là khởi tố vụ án, nhưng dường như cho đến nay vẫn chưa có bị can nào bị khởi tố vì những người có liên quan đến vụ việc quá nhiều!

Lực lượng cưỡng chế dân di dời không đủ sức thi hành lệnh? Không phải, vì họ có trang bị đầy đủ những phương tiện để khi cần có thể tiến hành trấn áp, vấn đề là những người thục thi mệnh lệnh đã không đủ kiên quyết và nhẫn tâm để hành động. Trong số các nông dân hiền lành, suốt đời chăm chỉ kia có thể có cha, ông, chú, bác, bà con… của những người đang lăm le thi hành lệnh cưỡng chế. Và, trên hết là ngay trong hàng ngũ của những người thuộc lực lượng cưỡng chế cũng có người tự cảm thấy rằng họ đang làm những việc chưa thật đúng đối với những người nông dân khi xô những nông dân ấy ra đường mà không biết ngày mai cuộc sống sẽ ra sao.

Còn nữa, những lý do khiến sự việc đã diễn biến theo cái cách bất ngờ như trên đã nêu…

Tới hôm nay hội nghị đã diễn ra được 7 ngày, đang bước vào ngày thứ 8. Sẽ không có sự thay đổi vị trí TBT và Chủ Tịch nước. Trong khi đó vị tri Thủ Tướng vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang bị chỉ trích mạnh mẽ trong hội nghị nhưng vẫn không chắc là các đối thủ của ông ấy đủ sức tiến hành một sự thay đổi giữa dòng. Trước khi diễn ra hội nghị, tình hình rất căng thẳng giữa các phe phái, tạo ra các khả năng sau:

- Ông Nguyễn Minh Triết phải về hưu, ông Trương Tấn Sang sẽ thay vào vị trí đó. Ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng giữ nguyên.

- Ông Mạnh rút để ủng hộ và nhường chỗ cho ông Sang và ép ông Triết cùng rút để ông Sang kiêm chủ tịch nước. Khả năng này cách đây 1 tháng có vẻ sáng nhưng tới gần hội nghị thì thì mờ đi do cánh ông Dũng phản đối kịch liệt

- Ông Sang làm Thủ tướng, ông Dũng thay ông Triết làm Chủ tịch nước, ông Phạm Quang Nghị thay ông Mạnh làm TBT. Cả ông Triết lẫn ông Mạnh đều về.

- Bộ Chính trị sẽ được bổ sung thêm 3 người là ông Tô Huy Rứa, Nguyễn Thiện Nhân và bà Hà Thị Khiết. Khả năng loại ông Lê Thanh Hải khỏi BCT vì liên quan đến vụ PCI vẫn chưa chắc chắn. Ngoài ông Hải đang nằm trong danh sách đen thì ông Trương Vĩnh Trọng cũng có khả năng tự rút khỏi. Trong trường hợp không thỏa hiệp được thì BCT sẽ nâng biên chế lên 17. Bà Huỳnh Thị Nhân cũng có khả năng được bổ sung vào BCT để thay Lê Thanh Hải nhưng hiện nay sự ủng hộ cho bà ấy khá thấp. Khả năng ông Lê Hồng Anh được điều về làm Bí thư thành phố HCM cũng được tính đến.


Hiện nay đang xuất hiện thêm 1 ứng viên là bà Tòng Thị Phóng có thể cũng được đưa vào BCT thay vì bà Khiết. Còn ông Nông Đức Mạnh đang tìm cách mặc cả để đưa con trai của mình (Nông Quốc Tuấn) vào ủy viên TW để sau đó có thể nắm được 1 ghế Bí thư của một tỉnh nào đó vùng Tây Bắc. Nông Quốc Tuấn hiện nay đang giữ chức phó Chủ nhiệm UB Dân tộc Miền núi (tương đương thứ thưởng), ông Mạnh cũng đã từng giữ chức vụ này trước khi về làm Chủ tịch Quốc hội. Ông Tuấn là người đã từng nghiện ma túy và nghe nói đã cai nghiện thành công. Nếu thành công thì con đường của ông Tuấn giống hệt các bước đi của cha mình trước đây.

Uy tín của ông Triết đang lên cao trong kỳ hội nghị này.

Hội nghị TW này rất gay cấn vì kết quả không thể đoán trước được. Thông thường các cuộc họp chỉ diễn ra mang tính thủ tục, mọi vấn đề chính đã được quyết định trước đó hết. Nhưng lần này thì các khả năng đều để mở và sẽ chỉ quyết định trong tgian hội nghị thông qua các lá phiếu của các ủy viên TW.

CHÍNH TRỊ

Đang đọc một cuốn sách rất hay: “TIỂU LUẬN viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932” của Phạm Quỳnh. Tác giả là một nhà văn hóa lớn đầu thế kỷ 20, đã từng viết nhiều bài báo và tác phẩm văn học có giá trị.

Trong các tiểu luận này, có một bài báo tựa đề “Chính trị” được viết vào năm 1929 nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Xin được trích dẫn vài đoạn:

“Vậy chính trị theo định nghĩa ở từ điển là gì? Đó là tất cả những gì liên quan đến công việc cai quản Nhà nước, đến công việc quản lý có hiệu quả mọi công việc công cộng, đến việc bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc.
Vậy thì, vì lẽ gì một công dân xứng với danh hiệu này, cho dù danh hiệu đó đã bị hạ thấp ít nhiều, - và đó chính là trường hợp của kẻ đang muốn trở thành công dân ở xứ Đông Dương hay ở nước Nam – lại có thể không quan tâm đến công việc của đất nước mình, nghĩa là quan tâm đến chính trị, cái chính trị như một nghệ thuật quản lý mọi công việc của đất nước sao cho tốt đẹp?

Vì lẽ gì một người nước Nam biết lo lắng cho sự phồn thịnh và tương lai của tổ quốc mình, lại có thể không tìm hiểu xem tố quốc mình được cai quản như thế nào, lại không tự hỏi liệu các thể thức cai quản hành chính hay cai quản hiện nay có phù hợp với đất nước mình không, và nếu cần, thì phải tiến hành những cải cách, những cải tiến, những sửa đổi hoặc những cải tạo hữu ích hoặc cần thiết nào? Và nếu cái người nước Nam ấy phát hiện thấy có những lạm dụng, những sai sót hoặc những vi phạm, liệu cái người nước Nam ấy có thể tự buộc tội mình không tố cáo chúng ra?

Tất cả những điều đó chính là chính trị, và đó không chỉ là quyền được làm mà còn là nghĩa vụ phải làm của người công dân.

Và nếu, trong khi tranh luận về những vấn đề lợi ích chung này, công dân nước Nam kia chỉ duy nhất bị thúc đẩy bởi ước vọng được có ích cho đất nước và đồng bào mình, nếu như công dân ấy không bao giờ mất bình tĩnh, mất khả năng làm chủ hoàn toàn bản thân, mất cái trung lập về tinh thần hay tính “trung dung” thành thói quen trải qua nhiều thế kỷ văn hóa Khổng giáo, nếu như công dân ấy không đem vào đó bất kỳ định kiến nào, bất kỳ sự nóng nảy nào, và hơn thế nữa, nếu công dân ấy luôn luôn giữ mình trong phạm vi hợp pháp và tôn trọng trật tự, thì có cái chính phủ nào, dù có yếu bóng vía đến mấy, lại có thể coi hành vi và thái độ như thế của công dân kia là một tội ác?

Ngược lại, một chính phủ quan tâm đến việc hoàn tất tốt nhiệm vụ của mình sẽ phải biết ơn những con người có thiện chí này, những người làm hết sức mình để soi tỏ cái niềm tin đó của chính phủ.

Và trong hoàn cảnh này, các bạn lại không muốn người nước Nam làm chính trị hay sao? Như thế chẳng khác nào các bạn muốn họ thờ ơ với số phận của đất nước họ, đến tương lai con cháu họ, đến hạnh phúc gia đình họ, đến cuộc sống của chính họ!

Chính các xã hội mị dân Phương Tây đã truyền bá ra thế giới dạng chính trị này, một dạng chính trị khêu gợi và khai thác các đam mê của dân chúng, chia rẽ dân tộc thành các bè phái đối lập, khích họ chống lại nhau, khơi dậy các bản năng thấp hèn nhất của dân chúng để thỏa mãn các tham vọng của một thiểu số sẵn sàng làm tất cả. Dưới cái cớ kiếm tìm hạnh phúc cho nhân dân, người ta ru ngủ và lừa dối nhân dân bằng các ảo tưởng nguy hiểm hoặc giả trá. Với chiêu bài chính trị này, những kẻ tầm thường nhờ vào những con người tốt đẹp hơn họ để giành lấy chính thắng, những người cuồng nhiệt nhất thì vùng vẫy và đứng ra trục lợi là láu cá nhất hạng hoặc là những kẻ ít biết hổ thẹn hơn cả thì đứng ra trục lợi.

Bọn họ duy trì trong xã hội một tình trạng siêu kích động triền miên thuận lợi cho sự bùng nổ mọi loại hằn thù, oán hận, mọi loại tình cảm xấu vốn đang ngủ yên trong đám đông. Đó chính là chính trị “làm chiêu bài cho đủ điều ngu ngốc, cho mọi thứ tham vọng, và cho mọi chuyện lười nhác” như Alphonse Daudet đã nói. Chính vì thế nó trở thành “chất hòa tan cực mạnh ý thức con người”, trở thành yếu tố làm bại hoại tình cảm và phong tục. Cái thứ chính trị đó luôn luôn đi kèm với những cách thức thực thi ít nhiều được đem dùng phổ biến, bao gồm từ những lời dối trá ngu xuẩn nhất đến những dọa dẫm trơ trẽn nhất, từ các mưu mô xảo quyệt nhất đến hành động mua chuộc công nhiên nhất. Lợi ích chung, lợi ích của nhân dân, lòng ái quốc, sự hòa hợp xã hội, đó là những lời lẽ được dùng để biện hộ cho sự buông thả mọi dục vọng và mọi thói ích kỷ.

Dạng chính trị này, vốn dĩ mọi người đều có thể tiếp cận được, tự nhiên làm nảy nở mọi sự tầm thường. “Thô bạo, bất công, gây hận thù, và to mồm”, nó làm những con người có giá trị tránh xa, nhưng lại phô ra những nét hấp dẫn đặc biệt cho đám người bất tài, mưu mẹo, tham vọng, ba hoa. Sở thích này bắt đầu lan truyền trong một số giới người nước Nam. Nhưng nếu đồng bào chúng ta được tiếp xúc sâu rộng với loại chính trị này, - và dường như đó là quy luật để “tiến bộ” lên – thì chúng tôi mong muốn sự tiếp xúc để tiến bộ đó càng xảy ra muộn càng tốt.

Kết luận phải rút ra từ sự so sánh như thế giữa hai dạng chính trị là rành rành rồi. Người nước Nam có thể và cần phải làm chính trị, nhưng đó là chính trị theo nghĩa thứ nhất đã đem ra phân tích: cái chính trị của lợi ích chung đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý cho việc công. Ngược lại, người nước Nam phải tránh cái chính trị có xu hướng mị dân, nó ve vãn nhân dân để lừa dối nhân dân, và bất chấp thực tế, khiến nhân dân lao vào các ảo tưởng nguy hiểm và không thể thực hiện được.” (trang 312 – 317)

Bài báo ra đời vào năm 1929, thời điểm mà chính quyền phong kiến và chế độ bảo hộ của thực dân Pháp bước vào giai đoạn suy vong. Đúng 80 năm trôi qua nhưng tình trạng bài báo mô tả chẳng thay đổi là mấy ở nước ta, có phần còn tệ hơn. Lúc đó còn có những tờ báo chính thức đăng tải công khai những bài báo như thế này. Tốt hơn nữa là tác giả của chúng chẳng bị làm sao. Không những thế, 2 năm sau ông còn được triều đình Huế mời vào làm quan, giữ đến chức thượng thư (tức bộ trưởng bây giờ). Chính quyền thực dân cũng chẳng bắt tội ông chút nào vì đã dám mỉa mai đến “mẫu quốc”. Nếu Phạm Quỳnh sống vào thời nay thì chắn chắn các bài báo rất giá trị của ông sẽ bị xem là “lề trái”. Nhưng “may” cho ông là đã không “phải” sống đến bây giờ. Ngay sau cách mạng Tháng 8 ông đã bị bắt và giết chết. Một thời gian dài mấy chục năm sau đó chính quyền xem ông là phần tử xấu.

Nhờ tiến bộ công nghệ của nhân loại, người dân Việt vừa tìm thấy một không gian để bày tỏ quan điểm và mối quan tâm chính trị cho đất nước thì chính quyền nhanh nhạy cho ra thông tư quản lý blog. Cuộc sống khó khăn của dân chúng đang có quá nhiều thứ cần chính quyền nhanh nhạy nhưng các quan chức đều vô cảm với những điều ấy. Hệ thống công quyền này chỉ quan tâm đến những cái họ gọi là nhạy cảm. Ý nghĩa trong sáng của tính từ này khi nói về công chúng là để diễn tà mức độ quan tâm rất lớn của nhiều người, nhưng nó đã bị lạm dụng và chính trị hóa để ngăn chặn sự quan tâm chính đáng của người dân vào chính trị.

Xét cho cùng đó là sự hoảng sợ. Yếu thế nào thì người ta mới sợ đến như vậy.

Trần Đông Chấn
Mùa đông tháng 1, 2009

Tải file pdf và prc tại đây

CHẾ ĐỘ TA LÀ PHONG KIẾN?

Nếu được là phong kiến thịnh trị cũng còn mừng. Mới đọc một bài trên blog khác kể chuyện Trưởng phòng CSGT tỉnh Kiên Giang mất chức vì đã lệnh giam xe chở đồ cồng kềnh không an toàn của con trai Thủ tướng. Một comment trên bài đó nói rằng chế độ này hình như đang trở về chế độ phong kiến.

Cái này làm tôi nhớ đến câu chuyện lịch sử thời nhà Trần, lúc mới khởi nghiệp. Bà Trần Thị Dung, vợ Trần Thủ Độ đang ngồi trên kiệu qua 1 cổng thành thì lính canh không cho qua vì theo lệnh bên trên để đảm bảo an ninh, yêu cầu bà đi cổng khác xa hơn, bà tức giận ra lệnh nhưng cũng không được, bà mang chồng là Thái Sư tột đỉnh uy quyền ra dọa nhưng vẫn không được. Bà nén giận trở về nhà trút hết cơn giận lên ông chồng: "ông làm quan cao chức trọng gì mà để lính canh dám coi thường cả vợ ông, rồi chúng sẽ coi thường đến ông mấy hồi". Trần Thủ Độ hỏi chuyện, bà kể xong thì giọng ông nổi giận: "chỗ cổng nào, đứa nào". Bà nói xong thì ông đi đến đó, khen thưởng cho quân lính ở đó vì đã thực hiện đúng mệnh lệnh của cấp trên, giữ gìn luật pháp mà không vị nể. Xong ông trở về nhà, khi bà vợ đã nguôi cơn giận, ông kể và giải thích việc làm của mình, và giải thích vì sao ông ban ra cái lệnh đó, vì sao những ngươi lính đó được khen thưởng. Bà hiểu ra và cũng vui vẻ.

Bản chất của chế độ ta hiện nay là phong kiến mà thôi. Nói cho đúng là phong kiến thối nát suy đồi và trong giai đoạn cuối của nó. Chỉ có điều cần quan tâm là nó sẽ thay đổi sang hình thái xã hội mới hay chỉ là thay đổi bằng một chính quyền phong kiến khác.

Trần Thủ Độ của thời nay đâu rồi? Mong lắm thay.




Vừa đến làm việc tại Phú Quốc hồi giữa tuần, nhớ một người bạn cũ làm cho Công an tỉnh Kiên Giang nên điện thoại nói chuyện. Câu chuyện của anh ấy làm tôi quyết định phải gác công việc ở Phú Quốc lại, bắt một chuyến tàu đi hơn 2 giờ trên biển để đến thị xã Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang. Những gì tôi nghe thấy không phí công sức của mình.

Người bạn này dẫn tôi đến một khuôn viên rất lớn, đến cả ngàn m2, nằm trên con đường lớn nhất thị xã - đường Nguyễn Trung Trực. Dù đã cố gắng tưởng tượng sự hoành tráng của nó qua những lời kể trên điện thoại, nhưng khi tận mắt chứng kiến thì nó vượt quá trí tưởng tượng của mình nhiều lần. Đó chính là nhà thờ họ của đương kim Thủ Tướng Ba Dũng vừa mới khánh thành cách đây một tháng. Dù rất kín cổng cao tường nhưng có lẽ cũng muốn cho người ngoài nhìn thấy sự hoành tráng của nó nên qua những khe hở hàng rào vẫn có thể thấy được “chiều sâu” bên trong khuôn viên. Cả khuôn viên bao gồm 1 căn biệt thự theo kiến trúc tây và 3 gian nhà thờ theo kiến trúc Việt cổ. Giới thầu xây dựng tham gia làm công trình này nói nó trị giá gần 40 tỷ đồng và đã khởi công từ 2 năm trước đó. Tôi không vào được bên trong nhưng theo người bạn thì nguy nga vô cùng, toàn những cột gỗ to một người ôm không hết được chạm trổ công phu, những vật trang trí trong các gian thờ thì toàn là những loại đặc biệt và thượng thặng, được chọn từ những nơi sản xuất nổi tiếng nhất và tâm linh nhất Việt Nam về các món hàng ấy mang về đây.

Việc thi công và vận chuyển cho công trình này hoàn toàn thuận lợi không gặp trở ngại gì, chỉ trừ một chuyện nhỏ duy nhất. Đó là cặp hạc to, cao tới hơn 3 mét được chở suốt từ Bắc vào Nam, tới Cần Thơ cũng chẳng gặp trở ngại gì dù nó vi phạm luật giao thông. Đi đến đâu mà gặp cảnh sát giao thông thì chỉ cần nói là hàng chở cho anh Nghị, ai mà không biết nữa thì chỉ cần gọi 1 cú điện thoại thì tiếp tục lên đường mà cảnh sát còn phải cảm ơn và xin lỗi trối chết. Ấy vậy mà về tới ngay địa phận tỉnh Kiên Giang, cảnh sát giao thông thấy xe chở hàng cồng kềnh không đảm bảo an toàn giao thông nên bắt dừng lại để xử phạt. Lái xe thay vì xuống năn nỉ và hối lộ như bao nhiêu người khác thì lên giọng: “đây là việc của anh Nghị, các anh mà làm trễ nải thì phải chịu trách nhiệm đó”. Các CSGT thấy lạ điện thoại về hỏi ý kiến cấp trên xem có chỉ thị gì đặc biệt không, báo cáo lên mấy cấp, cuối cùng lên đến Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Kiên Giang. Ông này bảo “Nghị gì cũng giam xe lại xử đúng theo qui định”. Thế là cặp hạc phải vào khám mà ngày khánh thành nhà thờ họ của Thủ Tướng chỉ còn vài bữa.

Mọi việc diễn ra bên trong thế nào thì không biết, chỉ biết rằng đúng 48 giờ sau khi ra lệnh giam xe của anh Nghị, ông Trịnh Xuân Hồng, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Kiên Giang phải đi nhận ngay nhiệm vụ mới là Trưởng Công an huyện Gia Thành, một huyện vùng xâu vùng xa trên núi hẻo lánh gần biên giới Cam Pu Chia. Cặp hạc thì được điệu nhanh chóng đến để kịp sáng hôm sau Thủ tướng về khánh thành nhà thờ họ. Dân trong ngành Công an tỉnh Kiên Giang nói rằng chưa bao giờ có một quyết định về nhân sự cấp cao của tỉnh mà diễn ra chớp nhoáng đến như vậy. Cái giá cho ông Hồng phải trả vì cái tội không biết “anh” Nghị là hoàng tử, cậu ấm và là người nối dõi của Thủ Tướng như thế là còn nhẹ, còn giữ được cấp bậc tương đương là may mắn lắm rồi. Tôi muốn nhờ người bạn bố trí ghé thăm ông ấy nhưng tiếc là ông ấy đang đi công tác. Nhưng theo người bạn này, một bộ phận lớn các Đảng viên quan chức đang rất bất mãn chế độ này rồi. Đề tài này hẹn các bạn một bài viết lần sau. Giờ tôi kể tiếp chuyện tâm linh của Thủ tướng.

Cái nhà thờ họ này cũng xuất phát từ lời phán của các ông thầy cúng. Chắc mọi người còn nhớ vào tháng 8 năm 2006, lúc mới vừa lên chức Thủ tướng được hơn 2 tháng thì một điềm xấu xuất hiện, đó là hòn Phụ Tử tại Kiên Giang, đất phát tích của anh 3 Dũng, bị gãy mất hòn cha rơi sâu xuống biển. Nhiều giải pháp khoa học được đưa ra nhưng không có cách nào phục hồi lại được. Cả gia đình Thủ tướng lo sợ, mời các thầy về xem khắc chế điềm này thế nào. Cuối cùng thì kết luận là phải xây một nhà thờ tự thật lớn tại Rạch Giá, nơi anh 3 đã đi lên từ y tá, huyện đội trưởng mà thành Thủ Tướng như hôm nay. Cái nhà thờ này phải làm thật to, to nhất ở đây để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thánh thần ở vùng đất này để được gia hộ cho sự nghiệp của Thủ tướng bền vững. Và đúng là nó to thật, to hơn nhiều lần cái đền ông Nguyễn – nơi thờ vị Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực và những người đã hy sinh cùng với ông tại đất Rạch Giá này - nơi đã diễn ra trận đánh lớn nhất của nghĩa quân với giặc Pháp.

Chẳng biết giải pháp tâm linh này sẽ củng cố cho Thủ tướng bền vững đến thế nào, nhưng câu chuyện mà tôi trao đổi với một chú lái xe ôm ở Rạch Giá cho thấy rằng anh 3 chẳng còn chút nào giá trị trong lòng dân nữa rồi. Ngồi đằng sau xe tôi hỏi:

- Chú lái xe ôm lâu chưa?

- Cũng 5 năm rồi, từ lúc tôi mới về hưu

- Kiếm sống được không chú?

- Bữa có bữa không, có ngày còn lỗ tiền xăng, nhưng nói chung là không đói.

- Trước đây chú làm gì? Không có lương hưu sao mà phải còn đi làm?

- Tui ngày xưa đi bộ đội, tui ở cùng chỗ với Thủ tướng của mình bây giờ đó nhen. Nhưng ổng lên nhanh quá, đúng là người ta có số. Nói là về hưu chứ đâu phải là tới tuổi hưu. Tui cũng bằng tuổi ổng. Sau khi ra khỏi bộ đội tui về làm ruộng, rồi đi làm bảo vệ năm ba nơi, rồi bị giảm biên chế, rồi lại làm ruộng. Nhưng rồi cuối cùng chỗ ruộng tui bị giải tỏa, đền được mấy cây, mua được cái xe này và mấy cái đồ dùng khác. Giờ thì chỉ còn biết lái xe kiếm sống thôi.

- Chú có biết cái nhà thờ họ, nghe nói xây rất lớn, của Thủ tướng ở đây không?

- Cái đó dân ở đây ai mà không biết, nó năm trên đường Nguyễn Trung Trực, có tới đó không, tui chở đi.

- Chở cháu đến đền ông Nguyễn trước. Nhưng 2 năm qua cuộc sống của chú có thấy đỡ hơn không?

- Đỡ gì mà đỡ, nói thiệt là lúc ông Dũng mới lên, tui hy vọng lắm vì thấy ai cũng bảo ông ấy đổi mới lắm, lo cho dân hơn. Nhưng cái tui thấy rõ là cuộc sống tui ngày càng khó, tiền kiếm chẳng hơn mà còn ít đi, giá thì lên ào ào chóng mặt. Mấy năm trước thỉnh thoảng còn được ăn gà ăn thịt, giờ thì chẳng dám nghĩ tới. Dân nghèo tụi tui nói giỡn với nhau rằng Thủ tướng hứa đưa đất nước đi lên thì nó lên thiệt đó, giá cả lên vèo vèo đó không thấy sao?

- Nhưng mà chú có thấy cũng có nhiều người có cuộc sống đi lên chứ?

- Cái đó chỉ có quan chức thôi chú ơi, họ giàu lắm, ngày càng giàu, chẳng biết của để đâu cho hết. Một người làm quan cả họ được nhờ mà chú. Tui nghe đâu là Tư Thắng, em ruột của ông Dũng giờ giàu lắm, giàu nhất nhì ở Cần Thơ đó. Ngày xưa Tư Thắng ở đây toàn suốt ngày vô bia ôm, có khi ra khỏi quán xỉn dữ lắm, đón xe tôi chở về.

- Chú cùng tuổi với Thủ tướng, chú tuổi con trâu hả?

- Đúng vậy, năm nay sáu mươi rồi, năm sau bước qua năm tuổi. Còn ông Dũng nghe đâu tuổi thật là con cọp, khai nhỏ hơn 1 tuổi. Hồi ổng còn ở bộ đội, ổng là cấp trên nhưng tui thấy ổng chẳng có gì đặc biệt lắm, nhưng sau đó lên nhanh lạ lùng.

- Nhưng ông ấy phải giỏi cái gì lắm thì mới như thế được chứ chú?

- Giỏi gì chú ơi, ông ấy cũng dân mắm muối như tui thôi, nói thiệt lúc tui học xong tú tài thì ông còn chưa học xong cấp 1. Chẳng qua ba ổng là cận vệ của ông Kiệt, bảo vệ ông Kiệt thoát chết nhiều lần, sau này hy sinh nên ông Kiệt hứa lo cho con trai của người đã chết. Vậy nên ông Dũng mới lên được như vậy. Chứ giỏi thiệt cũng đâu có chắc lên được đâu chú ơi, nước mình ngàn đời nay vẫn vậy.

- Sao chú bi quan vậy? Cháu thấy cũng có cái tốt đấy chứ

- Chú ở xa tới hổng biết đâu, dân bị bóc lột, đàn áp ghê lắm. Lúc ông Dũng mới lên dân nghèo tụi tui nói nhau rằng chắc ổng sẽ lo cho dân nơi này vì ổng lớn lên từ nơi này, không để dân bị oan ức. Nhưng oan ức ngày càng tăng lên

- Chú có nghe cái vụ dân Kiên Lương bị đàn áp ở đây không?

- Có chứ, cái đó ở đây ai cũng biết.

- Xong chỗ đền ông Nguyễn, chú chở cháu đến đó nhé.

-

Lần sau: sự thật về việc chính quyền đàn áp người dân ở Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Ảnh: hình chụp từ bên ngoài của khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng.

Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ