BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN: HUYỆT MỘ TRIỀU ĐẠI CỘNG SẢN TỰ ĐÀO CHÔN MÌNH
0 nhận xét Người đăng: Tra Tu Do vào lúc 08:42Tôi vừa đi một vòng các nơi, lên Tây Bắc, về Tây Nguyên, từ đây theo đường biên giới đến Campuchia, qua tận Thái Lan rồi đáp máy bay trở lại Việt Nam. Nơi đâu cũng nghe đầy nỗi bức xúc về sự kiện bô-xít Tây nguyên của người Việt trong lẫn ngoài nước. Ở một vùng sâu vùng xa, khi nói chuyện với một người dân tộc Nùng, tôi gợi ý về cái tên bô-xít Tây Nguyên thì người ấy không biết. Nhưng khi nói đến cái vụ mà Tướng Giáp đã phản đối thì ông ấy nhanh mồm “à, thì ra cái vụ mà cái bụng Đại Tướng mình không ưng nhưng cụ Nông vẫn quyết làm theo Tàu”. Có nhiều người biết rất rõ sự việc, cũng không ít người chỉ biết loáng thoáng nhưng kỳ lạ là bất chấp mức độ hiểu biết đa số đều phản đối, bức xúc bằng những lời như “mấy ổng chừ cái chi cũng bán”, “hậu quả thì thế hệ sau lãnh chứ các vị và con cháu các vị có làm sao đâu”, “đó có khác gì là bán nước”, “lịch sử sẽ ô danh mấy tay chóp bu hiện giờ đến muôn đời”, “khi già muốn hồi hương về nước chắc cũng chẳng còn miếng đất mà chôn”, “giới trí thức lên tiếng đang bị chụp mũ và sỉ nhục”, Còn nhiều chuyện mà hôm nay không có thời gian để kể, nhưng chung quy tôi cho rằng Đảng đã đi một nước cờ sai lầm nhất: tự đào mồ chôn mình như cách nói của một người uyên bác mà tôi có dịp trao đổi.
Sự kiện bô xít Tây Nguyên giờ đây không chỉ làm phân rã lòng dân ở mọi thành phần mà còn gây chia rẽ sâu sắc giới chóp bu cầm quyền và đang tạo dần nên một thế trận quyền lực mới trong BCT. Ông Mạnh và ông Dũng đã từng đối đầu nhau quyết liệt thì giờ đây nhờ vụ này mà đang xít lại gần nhau, cùng với Chủ Tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đang dần hình thành nên một phe cánh thân Trung Quốc để ủng hộ các chính sách về bô-xít Tây Nguyên có lợi nhất cho Trung Quốc. Trong khi đó, ông Sang đang từ chỗ cùng hành động với ông Mạnh thì nay lại cùng với ông Triết xoay chuyển quyết sách về vấn đề này sao cho ít bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc nhất. Ông Sang và ông Triết dù vẫn phải đồng tình với chủ trương cho khai thác vì nó đã được Đại hội X ra nghị quyết nhưng đã một mực phản đối quyết liệt những gì ông Mạnh và ông Dũng dành cho Trung Quốc. Cuộc đấu này đã diễn ra rất căng thẳng trong tháng 3 và tháng 4 vừa rồi. Trong BCT chỉ có 3 người tỏ rõ quan điểm phản đối những “vấn đề Trung Quốc” trong sự kiện bô-xít Tây Nguyên là ông Triết, ông Sang và ông Trương Vĩnh Trọng; trong khi đó phía ủng hộ lại đến 5 người: ông Mạnh, ông Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Hồ Đức Việt và ông Tô Huy Rứa; 7 người còn lại thì không bày tỏ quan điểm rõ ràng. Đây là tình trạng hiếm thấy đối với sinh hoạt của BCT: thông thường các vấn đề được đưa ra xem xét ở BCT thường được quyết định bỏ phiếu theo phe nhóm: người ta sẽ bỏ phiếu cho những giải pháp nào thuộc phe nhóm của mình vào lúc ấy chứ không xem xét đến những yếu tố khác của giải pháp. Nhưng lần này, đối với vấn đề bô xít Tây Nguyên thì đã không diễn ra như vậy. Dù chiếm thiểu số lúc ban đầu nhưng cuối cùng những người phản đối việc tạo lợi thế cho TQ đã thành công. Cuối tháng 4, BCT do ông Sang thay mặt đã ký một thông báo về vấn đề này trong đó loại trừ việc cho phép lực lượng lao động khổng lồ của TQ trong các dự án khai thác đồng thời với việc cho phép nước ngoài sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp được khai thác ở Tây Nguyên.
Bản thông báo này cũng đề cập đến một số vấn đề khác giúp giải tỏa phần nào sức căng của dư luận, của các nhà trí thức và các vị tiền bối. Trên thực tế, ông Triết và ông Sang đã kín đáo hậu thuẫn cho các tầng lớp trong xã hội lên tiếng phản đối gay gắt vấn đề để tạo một áp lực lớn lên những người chưa bày tỏ ý kiến trong BCT. Không phải tự nhiên mà Tuổi Trẻ dám đưa một phóng sự về lao động phổ thông TQ trên các công trường Việt Nam, việc dừng loạt bài sau đó là một bước lùi chiến thuật để bảo toàn lực lượng. Tương tự như vậy, mọi người có thể thấy hàng loạt các bài về bô xít Tây Nguyên được đăng lên rồi bị gỡ xuống trên các báo điện tử. Người đọc khá bức xúc về điều này nhưng cách làm này đã đạt được hiệu quả trong tình thế vừa qua khi mà cả Chính phủ (Bộ TTTT) và Đảng (Ban Tuyên giáo TW) đứng về phe ủng hộ TQ, thông tin đã đến được công chúng và nhanh chóng loang tỏa đến hầu hết các phương tiện khác trên mạng mà các lãnh đạo các tờ báo vẫn có thể “nghiêm chỉnh chấp hành” mệnh lệnh đục bỏ của Đảng và Chính phủ. Còn nhớ, giữa tháng 2 vừa rồi, cách đưa các bài kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1979 chống TQ cũng phải làm theo cách như vậy. Người của TQ nằm trong hàng ngũ lãnh đạo từ trung đến cao cấp, đến cả chóp bu của Việt Nam hiện nay, không ai có thể nói là bao nhiêu, nhưng hầu hết đều cảm nhận được là rất đông và sức ảnh hưởng rất lớn. Hãy xem cái cách mà Bộ Công thương phản ứng sau khi có kết luận của BCT về bô-xít Tây Nguyên thì rõ. Thứ trưởng Lê Dương Quang xuất hiện ngay trước báo chí chỉ khoảng 1 tuần sau khi BCT ra kết luận. Phát biểu của ông ta có ý qui chụp đối với ý kiến của các nhà khoa học, ngụ ý rằng đó là những lời lẽ của các thế lực thù địch. Thái độ hằn học này thể hiện sự bực tức của TQ vì đã chưa đạt được trọn vẹn ý đồ của mình trên vùng đất Tây Nguyên của Việt Nam. Sự việc đang nóng hổi mới đây – cũng chính Bộ Công thương lập ra trang web với tên miền của Chính phủ Việt Nam để cho TQ tha hồ thể hiện quan điểm của TQ về chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa bằng những tên gọi và giọng điệu hoàn toàn của TQ – cho thấy TQ đã thọc sâu vào bộ máy và nhân sự của chính quyền nước ta như thế nào. Bộ Thông Tin Truyền Thông cũng cho thấy nhiều biểu hiện phục vụ đắc lực cho TQ, nhưng chúng ta sẽ nhắc đến vấn đề này vào một dịp khác, với nhiều cơ quan của Đảng và Chính phủ khác nữa.
Trở lại cuộc đấu giữa ông Triết và ông Sang với ông Mạnh và ông Dũng về vấn đề bô-xít Tây Nguyên. Ngoài việc khôn ngoan sử dụng áp lực của các tầng lớp trong xã hội, ông Triết đã thành công trong việc chống “Trung Quốc hóa” nhờ có sự hậu thuẫn của các lực lượng quân đội. Ông Triết đã được anh cả Văn (tên thân mật của Tướng Giáp) ủng hộ và nhờ đó đã mau chóng kết chặt được với những vị trí quan trọng trong quân đội, từ trung ương đến các quân khu địa phương. Nhờ vậy ông Triết đã có thể thể hiện và thực hiện những quyết định quan trọng của mình khá độc lập. Nhiều người biết rằng sự liên kết giữa ông Triết và ông Dũng thời gian qua mang tính tình thế, nếu ông Triết không có cách tách khỏi (hay dựa vào) sự liên kết này thì sẽ nhanh chóng đánh mất uy tín của mình trước đa số, không chỉ trong dân chúng mà cả trong các lực lượng của nhà nước. Nhưng điều quan trọng là chính vụ bô xít Tây Nguyên đã đưa ông Triết đến một thời cơ để tạo ra lực lượng và sự ủng hộ cho mình. Người ta đang bàn đến một khả năng ông Triết và ông Sang sẽ “tái hợp” để hình thành nên một thế lực mạnh, tạo ra một thế trận mới về quyền lực trong BCT sau khi hai ông “đoàn kết” để chống “Trung Quốc hóa” vụ bô-xít Tây Nguyên. Nếu điều này xảy ra thì chắc chắn sẽ là một cột mốc đặc biệt đánh dấu sự xoay chuyển và chia rẽ đường lối trong Đảng.
Về phần ông Mạnh và ông Dũng, với lực lượng ủng hộ hùng hậu lúc ban đầu có lẽ hai ông đều bất ngờ trước kết quả cuối cùng diễn ra bất lợi đối với mình. Lo sợ trước làn sóng phản đối ngầm và cả phản đối ra mặt trong quân đội, cả hai ông đã tổ chức đến thăm Tướng Giáp nhân dịp chiến thắng Điện Biên Phủ để hy vọng gỡ lại phần nào sự khinh xuất và xem thường ảnh hưởng của vị Tướng già, anh cả của quân đội. Ông Dũng sau khi đã phớt lờ bức thư của Tướng Giáp về bô-xít Tây Nguyên thì giờ phải xuất hiện trước truyền hình hứa hẹn sẽ tiếp thu kỹ các ý kiến của cụ. Còn ông Mạnh thì đã phải dằn lòng xuống để đi thăm Tướng Giáp dù ông ta chẳng thích thú gì. Ông ta đã rất khó chịu nói với các trợ lý của mình khi xem một phóng sự cũng phát vào dịp đó trên VTV ca ngợi “hơi quá” cá nhân và uy tín của cụ Giáp. Trong chuyến đi vừa rồi, tôi có nói chuyện với một vị tướng ở Quân khu 5, ông này bình luận về 2 chuyến thăm của ông Dũng và ông Mạnh đến nhà Tướng Giáp vừa rồi bằng 2 chữ: “lố bịch”. Tình thế này cũng đặt ông Mạnh và ông Dũng vào thế bất lợi khi làm việc với Nhật.
Việc tập trung vào mục tiêu rất ngắn hạn để chứng mình lời khẳng định kinh tế sẽ phục hồi vào tháng 5 của ông Dũng đã tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ làm gia tăng thâm hụt dẫn đến cạn kiệt ngân khố, trong khi đó những khoản tiền phải trả để mua vũ khí sắp đến hạn cũng chẳng hề nhỏ. Ngân sách đã và đang rất cần những khoản tiền khổng lồ. Số tiền mà TQ hứa sẽ ứng trước cho việc khai thác bô-xít đã không xảy ra vì những đòi hỏi của TQ đã chưa đạt được đầy đủ. Con số này đến hiện nay vẫn còn rất bí mật, nhưng tờ Wall Street vừa đưa ra con số rằng Việt Nam nói cần hơn 15 tỷ đô để đầu tư cho việc khai thác và mong muốn được nhận trước gần hết số tiến này. Chắc chắn rằng TQ sẽ chưa chịu chấp nhận kết quả hiện giờ và sẽ tiếp tục ra đòn. Nhưng trước mắt chính quyền đang đứng trước một tình thế ngặt nghèo về tài chính. Chuyến đi Nhật của ông Mạnh cuối tháng 4 chỉ mới thực hiện được những cam kết mang tính nguyên tắc, phải chờ cụ thể hóa sau chuyến đi Nhật sắp tới của ông Dũng. Nhật hiện nay đã nắm trong tay đặc quyền đối với nền kinh tế VN nhờ hiệp định tư do song phương ký hồi đầu năm nhưng tới hiện nay vẫn chưa hề xúc tiến đẩy mạnh đầu tư. Vốn ODA đã được nối lại cho các dự án cũ đang chạy, còn những dự án mới dù đã cam kết nhưng họ vẫn đang kéo dài lấy lý do đảm bảo các thủ tục chống tham nhũng mà Quốc hội Nhật yêu cầu phải đảm bảo. Chưa thể đoán được Nhật sẽ ra đòn thế nào trong cuộc cờ này sắp tới.
Cho dù kết quả thế nào thì cũng chẳng thay đổi được hình ảnh của đất nước. Chúng ta có thể hình dung hình ảnh của đất nước mình trước Nhật, trước Trung Quốc giờ đây chẳng khác gì Lào trước Việt Nam. Liên tục trong vòng chỉ vài tháng, hết người đứng đầu Đảng, nhà nước, Chính phủ Lào thì đến đoàn quân sự, đoàn kinh tế của Lào vào VN. Chúng ta cũng nghe những tuyên bố VN ca ngợi tình đoàn kết với Lào, ca ngợi các vị lãnh đạo của Lào nhưng chắc có lẽ cái tốt nhất mà Lào nhận được trong lòng dân chúng VN là sự thương hại. Nói như thế thật đáng buồn nhưng đó là sự thật và phải nhìn vào sự thật thì mới hy vọng có thể tìm được điều gì đó làm cho nó tốt hơn. Lòng dân đang sắp sôi lên. Cho dù đã có những điều chỉnh nhưng không vì thế mà bô-xít Tây Nguyên có thể lắng dịu. Tôi nói chuyện với nhiều người thì họ nghĩ rằng kết luận của BCT chẳng qua là “nghi binh” hoặc giả vờ để dân chúng bớt bức xúc. Ngay cả khi tôi cố tình giải thích sự điều chỉnh như vậy là tốt hơn rất nhiều và nhiều vị lãnh đạo đã phải rất vất vả để đạt được điều đó thì những người nói chuyện với tôi vẫn tỏ thái độ hoài nghi, cho rằng trước sau gì TQ cũng đạt được mục đích thôi. Càng nói họ càng phẫn nộ. Thái độ đó dễ dàng tìm thấy ở rất nhiều tầng lớp khác nhau, kể cả giới bình dân ít hiểu biết sâu sắc. Một giáo sư nói với tôi rằng điều ấy thể hiện thái độ bài TQ của người Việt, nhưng cũng có vị nói rằng nó thể hiện sự mất niềm tin vào chính quyền. Cho dù thế nào thì cả 2 điều này đều sẽ dẫn đến sự phân rã sâu sắc trong xã hội và tinh thần chống đối gia tăng trong dân chúng. Chúng sẽ khoét sâu những mâu thuẫn trong xã hội đến một ngày sẽ trở thành một cái huyệt mộ khổng lồ, với tác động cộng hưởng của những yếu tố và tác động khác, sẽ dẫn đến những biến động khó lường trước được – giống như Liên Xô và các nước Đông Âu, CS bị chôn vùi trong một đêm. Những người như anh 6 Phong và anh 4 Sang nếu tiếp tục giữ quan điểm trong vấn đề bô-xít Tây Nguyên này thì tất yếu sẽ dẫn đến việc phải dựa vào dân, vào lòng dân chứ không còn có thể dựa vào Đảng được nữa.
Bài hôm nay dài quá rồi, hẹn các bạn sẽ đề cập đến những chi tiết và khía cạnh đã được đề cập chưa rõ trong những bài tiếp theo.
http://trandongchan.blogspot.com/2008/11/su-that-ve-e-nghi-bau-truc-tiep-chu_25.html
Đầu tháng 12/2008 lúc mới bắt đầu trình làng cái blog này tôi có viết một enrty MINH CHỦ Ở ĐÂU RA. Đến cuối tháng 4 vừa rồi, sau gần 5 tháng ra đời thì bổng dưng cái entry này xuất hiện nhiều comments thể hiện mong mỏi minh chủ xuất hiện. Cũng trong thời gian đó, nhiều bài viết xuất hiện trên các blog cũng hướng về hy vọng như vậy, mong cho có người phất cờ dẫn dắt dân tộc đến sự thay đổi, ví dụ như bài Tiếng hót chim phượng hoàng. Nói chuyện với nhiều tầng nhiều giới bên ngoài tôi cũng cảm nhận được những niềm mong mỏi như vậy. Niềm mong mỏi đó gia tăng tỷ lệ thuận với sự mất niềm tin vào Đảng và Chính quyền.
Tôi cũng liên tục nhận được nhiều thư gửi vào message box hỏi rằng có biết bao giờ sẽ có người xuất sắc đứng lên dẫn dắt người dân vượt qua được được tình cảnh này, vượt qua được nỗi đớn hèn trước sự cường hào ác bá; dẫn dắt đất nước đến một tương lai tươi sáng. Quả thật là không biết trả lời thế nào vì tôi cũng có một niềm tin là điều ấy sẽ xảy đến sớm, nhưng đó là niềm tin chứ không biết cụ thể; trả lời không biết thì sẽ làm thất vọng nhiều người. Cuối cùng, tôi mạo muội lấy những câu hỏi ấy để hỏi một người mà tôi đặt kỳ vọng có thể làm được những chuyện như vậy. Cũng chỉ là cầu may, nhưng thật bất ngờ tôi nhận được sự trả lời và hoàn toàn không hề bị thất vọng, ngược lại niềm tin của tôi cho sự thay đổi tốt đẹp dâng cao hơn bao giờ hết, thấy rõ hơn bao giờ hết.
Bức thư tôi nhận được không dài nhưng cho thấy sự hiểu biết sâu sắc tình hình hiện tại, cho thấy động lực xã hội đang nằm ở đâu, cần hướng động lực quần chúng vào những vấn đề gì để tạo sức mạnh xoay chuyển, cán cân quyền lực trong nước và quốc tế, ... Điều quan trọng là bức thư ấy cho thấy được sự thay đổi sẽ như thế nào, hướng đến điều gì một cách rất thuyết phục và thực tế. Hoàn toàn không có những lời lẽ khẩu hiệu sáo rỗng. Nói thật là tôi đã rưng rưng khi đọc được những dòng này. Tôi còn được đọc rằng sự xuất hiện vào thời khắc lịch sử sẽ không phải là một người mà là một nhóm người. Hình ảnh và uy tín của họ đủ sức đại diện cho niềm tin để thúc đẩy động lực của quần chúng. Tôi tin rằng, một ngày nào đó mà những điều như vậy, những hình ảnh và con người như vậy xuất hiện thì mọi người sẽ có cảm xúc như tôi, sẵn sàng theo và phò tá cho họ để mang đến sự thay đổi tốt đẹp.
Cái gì đến thì phải đến. Như trong enrty MINH CHỦ Ở ĐÂU RA tôi đã viết rằng “chúng ta càng mong muốn và càng thể hiện bao nhiêu thì minh chủ sớm xuất hiện bấy nhiêu”, bây giờ tôi càng thấy rõ điều đó. Tôi thấy rằng nhóm người đó, tức là minh chủ chứ không phải chỉ là một cá nhân, đang chuẩn bị, đang quan sát và tính toán thời cuộc để chọn thời khắc lịch sử. Nói thật là không biết những người đó là ai, nhưng tôi cảm nhận được rằng chắc sẽ là những con người rất gần gũi với chúng ta, chúng ta đều đã biết. Sự xuất hiện của họ sẽ vừa gây bất ngờ lẫn không bất ngờ. Bất ngờ vì “ủa, chính là anh à”, không bất ngờ vì lúc đó ta sẽ hiểu vì sao họ đã làm những việc ấy trong suốt thời gian qua.
Tôi cảm nhận được điều này đang đến rất gần, chúng ta hãy cùng mong mỏi, cùng thể hiện sự mong mỏi ấy để cho những con người lịch sử này cảm nhận được và hành động vào thời khắc lịch sử. Chúng ta cần sự thay đổi.
Nhãn: Uncategorized
NHỮNG LỜI BỘC BẠCH CỦA 1 ĐẢNG VIÊN HAY SỰ HẤP HỐI CỦA ĐẢNG?
11 nhận xét Người đăng: Tra Tu Do vào lúc 05:54Đọc những dòng dưới đây của Psonkhanh thực sự tôi rất xúc động, đây có lẽ là những lời chân thật hiếm thấy trong thời buổi đầy dối trá như bây giờ. Tôi cũng tin vào sự thay đổi như Psonkhanh nhận định. Trong bài này có nhắc đến tôi và vấn đề an ninh. Tôi xin nói để mọi người yên tâm, tôi đã được khẳng định (tất nhiên là từ người có trọng trách) rằng các hãng như Yahoo, Google, ... sẽ không dám tiết lộ thông tin của người dùng như trường hợp Yahoo đã làm bên TQ nữa đâu. Tổng Thống Obama đã có một chỉ thị ngầm rằng nếu hãng nào làm chuyện đó sẽ bị truy tố vì vi phạm luật pháp Mỹ. Cứ yên tâm mà viết các blogger à.
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN
Lâu nay tôi không viết blog, không comment vì tôi sợ. Tôi nghe được những thằng bạn làm bên an ninh nói rằng đang thực hiện những chỉ thị của cấp trên rất quyết liệt để tìm ra dấu vết tông tích của những blogger “có vấn đề” để có cách xử lý thích đáng. Tôi thực sự sợ, có lẽ là tôi hèn nhát. Nhưng hôm nay tôi muốn viết, tôi buộc phải viết, tôi không giải thích được tâm trạng của mình lúc này, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng một sự thôi thúc phải nói ra những gì mình suy nghĩ cho nhiều người đọc. Sự thôi thúc đó đến từ đâu tôi cũng không chắc, nhưng thật tình là tôi vẫn rất run sợ khi post bài này, tôi không phải là người dũng cảm, nhưng tôi thấy mình cần làm điều đó. Và tôi cũng chỉ có nơi này để viết, để nói ra được sự thật, blog là nơi duy nhất ở xã hội này người ta có thể nói thật, còn lại đều là một cuộc sống dối trá với chính mình và mọi người.
Tôi đã gần 50 tuổi, đang làm cho một viện nghiên cứu của Nhà nước, đã được 15 năm tuổi Đảng. Thật lòng là tôi đã nghĩ đến việc ra khỏi Đảng nhưng lại không dám thực hiện, tôi không đủ can đảm và mạnh mẽ để chấp nhận một cách kiếm sống mới hoàn toàn mà tôi không tự tin với nó. Mà bỏ Đảng thì chỉ còn cách bỏ cơ quan. Đã suy nghĩ rất nhiều cách mưu sinh khác nhưng vẫn không thấy cái nào là được. Các con tôi phải còn vài năm nữa mới có thể tự lo được. Lương hai vợ chồng cộng lại mới hơn chục triệu. Riêng tôi mỗi năm được thêm vài công trình nghiên cứu, chia ra cũng được khoảng 30-40 triệu đồng. Cái này chính là bổng lộc mà cấp trên ban phát vì nghiên cứu cho có, xong cho vào tủ, chủ yếu là viết theo ý muốn cấp trên rồi lập hội đồng khen nhau mấy câu, thế là xong. Giàu thì chủ yếu là các sếp lớn vì đề tài nào các sếp cũng có tên để chia tiền dù chẳng làm gì, có khi cũng chẳng nhớ nổi cái tên đề tài. Còn chưa kể những thứ quyền lợi mua sắm khác. Nói chung là nếu lên được trưởng phòng thì không phải lo tiền bạc, người ta cúng cho mình. Do vậy mà trong nội bộ người ta đấu đá giành giật nhau ghê lắm, vào Đảng cũng chỉ hy vọng lên được chức cao hơn. Nói thật là ngày xưa tôi vào Đảng cũng với động cơ như thế, nhưng không nghĩ rằng như thế chỉ mới là cái bắt buộc sơ đẳng, muốn ngoi lên được đòi hỏi phải nhiều thủ thuật lắm, và phải biết luồn cuối thật giỏi, chà đạp người khác mà không bị cắn rứt. Mà cả 2 cái này tôi đều dỡ, có lúc thấy phải làm nhưng làm cũng không đạt yêu cầu. Chuyên viên như tôi (dù là được xếp vào ngạch cao câp) bây giờ toàn phải nói vẹt, nói dối đến mức mất tư cách mà chẳng biết phải làm sao. Giờ mới thấy mình hèn nhưng đã muộn. Tự an ủi trấn an mình “mưu sinh mà, thôi đành vậy…”
Những người Đảng viên như tôi mình bây giờ chiếm đa số tuyệt đối trong Đảng, đến 95%. Hồi tháng 4 năm ngoái, tôi được đọc một bản nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội, đây là tài liệu chính thức nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính Trị . Qua đó nói rõ rằng Đảng viên bây giờ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng Sản và học thuyết Mác Lê-Nin nữa, Đảng viên chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng đã không còn đổi mới nữa, đang đi vào ngõ cụt. Hầu hết những Đảng viên như tôi bây giờ đều mong muốn một sự thay đổi, nhưng họ lại sợ thay đổi. Lý do quan trọng nhất là họ sợ bị trả thù như lịch sử đã từng xảy ra, như Đảng đã từng làm, họ nghe thấy sự hung hăng và cực đoan của các Việt Kiều qua các lần biểu tình chống đối người trong nước qua làm họ sợ. Rồi kiểu tuyên truyền của Đảng cũng tăng thêm điều đó, nếu bạn là Đảng viên, đi họp sinh hoạt Đảng thì sẽ nghe thấy những lời lẽ cảnh báo rất nặng nề, nào là các thế lực thù địch, nào là sẽ không đội trời chung với Đảng viên, âm mưu diễn biến hòa mình có thể mất nước v.v..
Nhưng cái làm xói mòn niềm tin ở Đảng nhất là tham nhũng và đặc quyền thì Đảng chẳng có một biện pháp hiệu quả nào ngăn chặn, nếu không muốn nói là Đảng phải duy trì nó để sống và để cai trị quan chức. Cơ quan tôi và nhiều nơi khác suốt ngày bàn tán về việc ông Lê Thanh Hải đã chi ra cả trăm tỷ đồng để hối lộ cho những vị ủy viên Bộ Chính Trị vào TpHCM để xem xét việc cách chức ông ta vì dính đến vụ PCI. Giờ ông ta tuyên bố với đám đàn em kinh tài là vững như bàn thạch vì không những thế, Thủ Tướng còn nhận của ông ta mấy triệu đô la nữa. Giờ là lúc ông ta ra sức vơ vét và tạo điều kiện cho các đàn em kinh tài vơ vét để bù lại những gì đã phải chi ra để chạy cho ông ấy. Những chuyện này giờ đây tồn tại như một sự tất yếu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Tôi đang đứng trước một trạng thái chông chênh, giữa những lựa chọn không dễ dàng: theo hiện trạng và thói xấu của xã hội để sống dễ dàng hoặc thay đổi để ko theo nó, hay tham gia vào những sự thay đổi của người khác làm xã hội tốt hơn. Tôi muốn 2 cái sau nhưng nhiều lần đã không vượt qua được chính mình. Hàng này tôi bị buộc phải học và thực hành theo gương và đạo đức HCM nhưng toàn là những gì đạo đức giả và nụy quân tử. Tôi là người luôn kính trọng Chủ Tịch HCM ngay cả khi đã đọc được những mặt trái của Bác. Tôi giữ thái độ đó vì tôi cho rằng Bác là một con người. Nhưng cách mà Đảng đang tuyên truyền về hình ảnh và đạo đức của Bác, bắt mọi người học tấm gương của Bác là cách mà người ta thường làm để ca ngợi những vị giáo của các tôn giáo. Thật đáng buồn là những điều như vậy chẳng những không làm tôn lên hình ảnh của Bác mà ngược lại, vì Bác không có những điều cần thiết của một giáo chủ tôn giáo. Thời buổi bây giờ không còn là những thế kỷ trước, thông tin quá nhiều, nhanh và dễ kiểm chứng thì không thể tạo ra những myth để dẫn dắt lòng tin của mọi người được. Tôn giáo được tạo ra từ các myth vốn là những hiểu biết sai lầm, có thể là dối trá nhưng lại mang ý nghĩa huyền thoại, thần thoại. Người ta đang làm cho hình ảnh Bác ngày càng trở nên méo mó và dối trá.
Gần đây tôi bắt đầu tin dần vào những gì vô hình như là định mệnh, số phận, vận nước, ... Không tìm thấy căn cứ khoa học nào, nhưng có lẽ niềm tin là tâm linh, không phải biện chứng khoa học. Do vậy, tôi cũng hy vọng như nhiều người dân đang hy vọng, hồn thiêng sông núi sẽ phù hộ cho vận mệnh của đất nước. Tôi muốn nói với những người muốn mưu sự lớn và thực sự vì đất nước nhân dân, hãy nhắm vào những gì thiết thực nhất vì cuộc sống của đa số người dân, đừng có giương ngọn cờ dân chủ nhân quyền làm mục đích chính, những điều đó với người dân còn xa vời lắm. Chính quyền hiện này dù làm ra vẻ chống đối và mạnh tay với những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; giả bộ như là sợ những điều đó đe dọa sự cầm quyền của họ nhưng thực ra họ rất mong muốn những những người đấu tranh này lao vào những mục tiêu như vậy vì chúng chẳng thể nào thu hút quần chúng trong vài chục năm nữa. Họ ra vẻ cái này là gót chân Achile của Đảng nên phản ứng rất dữ dội, làm cho những người đấu tranh cứ tưởng thật là mình đã nhắm vào đúng tử huyệt của đối thủ và cứ thế hút đầu vào đá. Những gì thiết thực đối với quần chúng thì rất nhiều, nhiều vô kể, không thể nhắm đến hết tất cả một lúc được. Những con người sáng suốt sẽ nhận ra một vài điểm thật quan trọng từ những nhu cầu này, nhấn mạnh nó, giương nó lên làm ngọn cờ để tạo ra động lực cho đa số dân chúng thì mới có thể tạo ra lực lượng và thế lực thay đổi cái hiện nay được. Điều đáng mừng là một vài năm gần đây đã thấy xuất hiện vài người có tầm nhìn như vậy, không lao vào những khẩu hiệu dân chủ nhân quyền mà nhìn được những mấu chốt từ những gì rất thiết thực. Tôi có hân hạnh được trao đổi với những người như vậy trên blog và cảm nhận được sức mạnh tư duy của họ cho dù họ không nói gì về điều đó.
Nếu ai muốn copy bài này để phổ biến thì cứ tự nhiên làm đừng hỏi ý kiến tôi. Mà cũng mong các bạn hãy làm điều đó vì có thể một ngày nào đó, tôi không đủ sự can đảm, không vượt qua nổi sự hèn nhát nên sẽ xóa hẳn cái blog này. Tôi đã từng nghe cánh an ninh nói rằng sẽ dựa vào quan hệ của con rễ Thủ Tướng, là Việt Kiều trong giới tài phiệt, can thiệp với Yahoo để “lôi ra ánh sáng” kẻ nào là Change We Need để trị tội vì đã “vu khống” thanh danh của gia đình “phò mà”. Chuyện ấy cũng vài tháng nay rồi nhưng vẫn thấy Change tiếp tục viết bài, có thể là họ không làm được, và cũng có thể là chưa làm được. Nếu một ngày nào đó mọi người thấy blog này biến mắt hẳn thì xin hãy hiểu và thông cảm cho tôi. Tôi rất biết ơn ai đó copy bài này về blog của mình để những gì tôi viết còn lưu lại được.
Đa số Đảng viên và quan chức hiện nay đều hèn nhát như tôi vậy, những người dũng cảm có tư cách thì rất ít, những người này đều không lên cao được. Những kẻ chức vụ càng cao thì không những hèn mà còn nhát, thượng đội hạ đạp. Bản chất bọn chúng là những kẻ sợ sệt đủ thứ, chúng chỉ hung hăng khi nắm quyền lực trong tay và đối xử thô bạo với kẻ dưới hoặc những người không có chút quyền gì. Tôi đảm bảo rằng, khi có một sự thay đổi bọn người này là những kẻ trốn chạy đầu tiên hoặc quay ngoắc tức thì theo lực lượng mới. Bọn chúng đa số (tôi là thiểu số) đều là những kẻ giàu có, giờ thì lắm tiền nhiều của, sợ chết và sẵn sàng trở thành kẻ phản bội cho người khác sai bảo nếu được đảm bảo rằng không làm gì bọn chúng.
Sự sụp đổ và thay đổi là chắc chắc và không thể tránh khỏi, nhiều người bảo rằng sẽ rất nhanh, nhưng cũng có người bảo rằng sẽ chưa thể trong một hai năm nữa. Tôi thì nghĩ điều đó không tùy thuộc vào Đảng, vào Chính quyền nữa, cái này ngoài khả năng của họ rồi. Nó tuỳ thuộc vào lực lượng thay đổi có thể hành động lúc nào thì lúc đó sẽ có sự thay đổi. Còn thay đổi như thế nào thì lại tuỳ thuộc vào cái lực lượng này có muốn làm điều tốt cho người dân hay không. Thật là khủng khiếp nếu đất nước này tránh vỏ dư gặp vỏ dừa.
Hãy tha thứ cho tôi nêu ai đó vô tình bị xúc phạm từ những điều tôi viết, nhưng tôi vẫn tin những người đó rất ít, đếm trên đầu ngón tay. Tạm biệt mọi người, cũng có thể là vĩnh biệt…. Chúc mọi người vui khỏe và an toàn, chúc Việt Nam thay đổi tốt đẹp.
Tôi đã thực sự ân hận vì đã vào Đảng.
Lâu nay tôi không viết blog, không comment vì tôi sợ. Tôi nghe được những thằng bạn làm bên an ninh nói rằng đang thực hiện những chỉ thị của cấp trên rất quyết liệt để tìm ra dấu vết tông tích của những blogger “có vấn đề” để có cách xử lý thích đáng. Tôi thực sự sợ, có lẽ là tôi hèn nhát. Nhưng hôm nay tôi muốn viết, tôi buộc phải viết, tôi không giải thích được tâm trạng của mình lúc này, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng một sự thôi thúc phải nói ra những gì mình suy nghĩ cho nhiều người đọc. Sự thôi thúc đó đến từ đâu tôi cũng không chắc, nhưng thật tình là tôi vẫn rất run sợ khi post bài này, tôi không phải là người dũng cảm, nhưng tôi thấy mình cần làm điều đó. Và tôi cũng chỉ có nơi này để viết, để nói ra được sự thật, blog là nơi duy nhất ở xã hội này người ta có thể nói thật, còn lại đều là một cuộc sống dối trá với chính mình và mọi người.
Tôi đã gần 50 tuổi, đang làm cho một viện nghiên cứu của Nhà nước, đã được 15 năm tuổi Đảng. Thật lòng là tôi đã nghĩ đến việc ra khỏi Đảng nhưng lại không dám thực hiện, tôi không đủ can đảm và mạnh mẽ để chấp nhận một cách kiếm sống mới hoàn toàn mà tôi không tự tin với nó. Mà bỏ Đảng thì chỉ còn cách bỏ cơ quan. Đã suy nghĩ rất nhiều cách mưu sinh khác nhưng vẫn không thấy cái nào là được. Các con tôi phải còn vài năm nữa mới có thể tự lo được. Lương hai vợ chồng cộng lại mới hơn chục triệu. Riêng tôi mỗi năm được thêm vài công trình nghiên cứu, chia ra cũng được khoảng 30-40 triệu đồng. Cái này chính là bổng lộc mà cấp trên ban phát vì nghiên cứu cho có, xong cho vào tủ, chủ yếu là viết theo ý muốn cấp trên rồi lập hội đồng khen nhau mấy câu, thế là xong. Giàu thì chủ yếu là các sếp lớn vì đề tài nào các sếp cũng có tên để chia tiền dù chẳng làm gì, có khi cũng chẳng nhớ nổi cái tên đề tài. Còn chưa kể những thứ quyền lợi mua sắm khác. Nói chung là nếu lên được trưởng phòng thì không phải lo tiền bạc, người ta cúng cho mình. Do vậy mà trong nội bộ người ta đấu đá giành giật nhau ghê lắm, vào Đảng cũng chỉ hy vọng lên được chức cao hơn. Nói thật là ngày xưa tôi vào Đảng cũng với động cơ như thế, nhưng không nghĩ rằng như thế chỉ mới là cái bắt buộc sơ đẳng, muốn ngoi lên được đòi hỏi phải nhiều thủ thuật lắm, và phải biết luồn cuối thật giỏi, chà đạp người khác mà không bị cắn rứt. Mà cả 2 cái này tôi đều dỡ, có lúc thấy phải làm nhưng làm cũng không đạt yêu cầu. Chuyên viên như tôi (dù là được xếp vào ngạch cao câp) bây giờ toàn phải nói vẹt, nói dối đến mức mất tư cách mà chẳng biết phải làm sao. Giờ mới thấy mình hèn nhưng đã muộn. Tự an ủi trấn an mình “mưu sinh mà, thôi đành vậy…”
Những người Đảng viên như tôi mình bây giờ chiếm đa số tuyệt đối trong Đảng, đến 95%. Hồi tháng 4 năm ngoái, tôi được đọc một bản nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội, đây là tài liệu chính thức nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính Trị . Qua đó nói rõ rằng Đảng viên bây giờ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng Sản và học thuyết Mác Lê-Nin nữa, Đảng viên chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng đã không còn đổi mới nữa, đang đi vào ngõ cụt. Hầu hết những Đảng viên như tôi bây giờ đều mong muốn một sự thay đổi, nhưng họ lại sợ thay đổi. Lý do quan trọng nhất là họ sợ bị trả thù như lịch sử đã từng xảy ra, như Đảng đã từng làm, họ nghe thấy sự hung hăng và cực đoan của các Việt Kiều qua các lần biểu tình chống đối người trong nước qua làm họ sợ. Rồi kiểu tuyên truyền của Đảng cũng tăng thêm điều đó, nếu bạn là Đảng viên, đi họp sinh hoạt Đảng thì sẽ nghe thấy những lời lẽ cảnh báo rất nặng nề, nào là các thế lực thù địch, nào là sẽ không đội trời chung với Đảng viên, âm mưu diễn biến hòa mình có thể mất nước v.v..
Nhưng cái làm xói mòn niềm tin ở Đảng nhất là tham nhũng và đặc quyền thì Đảng chẳng có một biện pháp hiệu quả nào ngăn chặn, nếu không muốn nói là Đảng phải duy trì nó để sống và để cai trị quan chức. Cơ quan tôi và nhiều nơi khác suốt ngày bàn tán về việc ông Lê Thanh Hải đã chi ra cả trăm tỷ đồng để hối lộ cho những vị ủy viên Bộ Chính Trị vào TpHCM để xem xét việc cách chức ông ta vì dính đến vụ PCI. Giờ ông ta tuyên bố với đám đàn em kinh tài là vững như bàn thạch vì không những thế, Thủ Tướng còn nhận của ông ta mấy triệu đô la nữa. Giờ là lúc ông ta ra sức vơ vét và tạo điều kiện cho các đàn em kinh tài vơ vét để bù lại những gì đã phải chi ra để chạy cho ông ấy. Những chuyện này giờ đây tồn tại như một sự tất yếu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Tôi đang đứng trước một trạng thái chông chênh, giữa những lựa chọn không dễ dàng: theo hiện trạng và thói xấu của xã hội để sống dễ dàng hoặc thay đổi để ko theo nó, hay tham gia vào những sự thay đổi của người khác làm xã hội tốt hơn. Tôi muốn 2 cái sau nhưng nhiều lần đã không vượt qua được chính mình. Hàng này tôi bị buộc phải học và thực hành theo gương và đạo đức HCM nhưng toàn là những gì đạo đức giả và nụy quân tử. Tôi là người luôn kính trọng Chủ Tịch HCM ngay cả khi đã đọc được những mặt trái của Bác. Tôi giữ thái độ đó vì tôi cho rằng Bác là một con người. Nhưng cách mà Đảng đang tuyên truyền về hình ảnh và đạo đức của Bác, bắt mọi người học tấm gương của Bác là cách mà người ta thường làm để ca ngợi những vị giáo của các tôn giáo. Thật đáng buồn là những điều như vậy chẳng những không làm tôn lên hình ảnh của Bác mà ngược lại, vì Bác không có những điều cần thiết của một giáo chủ tôn giáo. Thời buổi bây giờ không còn là những thế kỷ trước, thông tin quá nhiều, nhanh và dễ kiểm chứng thì không thể tạo ra những myth để dẫn dắt lòng tin của mọi người được. Tôn giáo được tạo ra từ các myth vốn là những hiểu biết sai lầm, có thể là dối trá nhưng lại mang ý nghĩa huyền thoại, thần thoại. Người ta đang làm cho hình ảnh Bác ngày càng trở nên méo mó và dối trá.
Gần đây tôi bắt đầu tin dần vào những gì vô hình như là định mệnh, số phận, vận nước, ... Không tìm thấy căn cứ khoa học nào, nhưng có lẽ niềm tin là tâm linh, không phải biện chứng khoa học. Do vậy, tôi cũng hy vọng như nhiều người dân đang hy vọng, hồn thiêng sông núi sẽ phù hộ cho vận mệnh của đất nước. Tôi muốn nói với những người muốn mưu sự lớn và thực sự vì đất nước nhân dân, hãy nhắm vào những gì thiết thực nhất vì cuộc sống của đa số người dân, đừng có giương ngọn cờ dân chủ nhân quyền làm mục đích chính, những điều đó với người dân còn xa vời lắm. Chính quyền hiện này dù làm ra vẻ chống đối và mạnh tay với những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; giả bộ như là sợ những điều đó đe dọa sự cầm quyền của họ nhưng thực ra họ rất mong muốn những những người đấu tranh này lao vào những mục tiêu như vậy vì chúng chẳng thể nào thu hút quần chúng trong vài chục năm nữa. Họ ra vẻ cái này là gót chân Achile của Đảng nên phản ứng rất dữ dội, làm cho những người đấu tranh cứ tưởng thật là mình đã nhắm vào đúng tử huyệt của đối thủ và cứ thế hút đầu vào đá. Những gì thiết thực đối với quần chúng thì rất nhiều, nhiều vô kể, không thể nhắm đến hết tất cả một lúc được. Những con người sáng suốt sẽ nhận ra một vài điểm thật quan trọng từ những nhu cầu này, nhấn mạnh nó, giương nó lên làm ngọn cờ để tạo ra động lực cho đa số dân chúng thì mới có thể tạo ra lực lượng và thế lực thay đổi cái hiện nay được. Điều đáng mừng là một vài năm gần đây đã thấy xuất hiện vài người có tầm nhìn như vậy, không lao vào những khẩu hiệu dân chủ nhân quyền mà nhìn được những mấu chốt từ những gì rất thiết thực. Tôi có hân hạnh được trao đổi với những người như vậy trên blog và cảm nhận được sức mạnh tư duy của họ cho dù họ không nói gì về điều đó.
Nếu ai muốn copy bài này để phổ biến thì cứ tự nhiên làm đừng hỏi ý kiến tôi. Mà cũng mong các bạn hãy làm điều đó vì có thể một ngày nào đó, tôi không đủ sự can đảm, không vượt qua nổi sự hèn nhát nên sẽ xóa hẳn cái blog này. Tôi đã từng nghe cánh an ninh nói rằng sẽ dựa vào quan hệ của con rễ Thủ Tướng, là Việt Kiều trong giới tài phiệt, can thiệp với Yahoo để “lôi ra ánh sáng” kẻ nào là Change We Need để trị tội vì đã “vu khống” thanh danh của gia đình “phò mà”. Chuyện ấy cũng vài tháng nay rồi nhưng vẫn thấy Change tiếp tục viết bài, có thể là họ không làm được, và cũng có thể là chưa làm được. Nếu một ngày nào đó mọi người thấy blog này biến mắt hẳn thì xin hãy hiểu và thông cảm cho tôi. Tôi rất biết ơn ai đó copy bài này về blog của mình để những gì tôi viết còn lưu lại được.
Đa số Đảng viên và quan chức hiện nay đều hèn nhát như tôi vậy, những người dũng cảm có tư cách thì rất ít, những người này đều không lên cao được. Những kẻ chức vụ càng cao thì không những hèn mà còn nhát, thượng đội hạ đạp. Bản chất bọn chúng là những kẻ sợ sệt đủ thứ, chúng chỉ hung hăng khi nắm quyền lực trong tay và đối xử thô bạo với kẻ dưới hoặc những người không có chút quyền gì. Tôi đảm bảo rằng, khi có một sự thay đổi bọn người này là những kẻ trốn chạy đầu tiên hoặc quay ngoắc tức thì theo lực lượng mới. Bọn chúng đa số (tôi là thiểu số) đều là những kẻ giàu có, giờ thì lắm tiền nhiều của, sợ chết và sẵn sàng trở thành kẻ phản bội cho người khác sai bảo nếu được đảm bảo rằng không làm gì bọn chúng.
Sự sụp đổ và thay đổi là chắc chắc và không thể tránh khỏi, nhiều người bảo rằng sẽ rất nhanh, nhưng cũng có người bảo rằng sẽ chưa thể trong một hai năm nữa. Tôi thì nghĩ điều đó không tùy thuộc vào Đảng, vào Chính quyền nữa, cái này ngoài khả năng của họ rồi. Nó tuỳ thuộc vào lực lượng thay đổi có thể hành động lúc nào thì lúc đó sẽ có sự thay đổi. Còn thay đổi như thế nào thì lại tuỳ thuộc vào cái lực lượng này có muốn làm điều tốt cho người dân hay không. Thật là khủng khiếp nếu đất nước này tránh vỏ dư gặp vỏ dừa.
Hãy tha thứ cho tôi nêu ai đó vô tình bị xúc phạm từ những điều tôi viết, nhưng tôi vẫn tin những người đó rất ít, đếm trên đầu ngón tay. Tạm biệt mọi người, cũng có thể là vĩnh biệt…. Chúc mọi người vui khỏe và an toàn, chúc Việt Nam thay đổi tốt đẹp.
Tôi đã thực sự ân hận vì đã vào Đảng.
Nhãn: Uncategorized
SGTT hôm qua đăng bài Ngay thẳng dưới đây của Huy Đức. Trước hết xin tỏ lòng ngưỡng mộ SGTT và nhà báo Huy Đức đã dũng cảm đưa những tin tức mà chẳng ai dám lên tiếng. Tôi còn nghe nói rằng mẹ của Thủ Tướng đã sỉ vả Tỉnh Ủy Bình Dương không ra gì về vụ việc này.
Sáng 17.4.2009, một người thân của đương kim Thủ tướng cũng đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280ha cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp. Anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su cho bà Hai Tâm, người chị ruột của Thủ tướng, kể: Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất ba người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.
Vườn cao su kể trên thuộc 642ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu/ha. Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.
Tháng 6.2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp sổ đỏ cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty XNK Bình Dương thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp An Tây trên khu đất này. Số đất mà sáu năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm khu công nghiệp, một công ty quốc doanh đền bù với giá gần 1 tỉ/ha. Kiên quyết làm khu công nghiệp, chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10.2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỉ để đền bù cho vườn cao su.
Từ năm 2006, một số bài báo đã coi đây là “tham nhũng”; gần đây, một số bài báo đề nghị Nhà nước cũng nên giữ chữ tín, Nhà nước sai thì Nhà nước chịu không nên thu lại tiền đền bù đã chi hay thu hồi sổ đỏ. Nhưng, vấn đề là trong số 40 người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.
Một quan chức địa phương xin giấu tên nói rằng họ biết trong số những người phản đối sáng 17.4 có vợ chồng người chị ruột của Thủ tướng nhưng chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật và lực lượng cưỡng chế đã không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào. Chuyện mua bán, đền bù vườn cao su đúng sai rồi sẽ còn phải làm rõ, nhưng tinh thần sự ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát là một thái độ hành xử đáng ghi nhận.
Tôi cũng có theo dõi vụ này và nhiều vụ khác tương tự trong chuỗi các sự kiện cho thấy mâu thuẫn giữa anh 6 (Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết) và anh 3 (Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng) đã bắt đầu rạn nứt nặng nề. Vụ việc ở Bến Cát Bình Dương trên đây chỉ là một trong hàng chục vụ khác nhau, kể cả Thủ Thiêm Q2, TP.HCM mà anh 6 đã nhiều lần yêu cầu anh 3 phải tránh để quyền lợi người thân và gia đình làm ảnh hưởng và chi phối các quyết định của pháp luật ở địa phương. Nhưng hầu hết đều không có sự chuyển biến tích cực. Vụ cưỡng chế xảy mà Huy Đức nói thực chất có sự bật đèn xanh của anh 6 nên Tỉnh Bình Dương mới dám làm mạnh tay như vậy.
Tôi sẽ có bài viết sâu hơn về vấn đến anh 6 và anh 3 gửi đến mọi người sau.
Nhãn: Uncategorized
Mấy ngày rồi thật bức xúc về việc cô gái trẻ 22 tuổi bị dây điện 15KV đứt rơi xuống đường giật chết. Ba ngày rồi mà chẳng thấy mống nào đứng ra nhận trách nhiệm và xin từ chức, thay vào đó là những lời lẽ mà trong một xã hội bình thường người ta sẽ không thể nghe nó phát ra từ mồm con người. Như cứ tưởng đó là những lời chống chế tạm thời cho qua cơn dư luận, nào ngờ sáng nay đọc báo mới thấy rằng ngành điện chính thức gửi văn bản giải trình cho Thành ủy HCM bảo lưu ý kiến là do sét đánh nên dây điện mới đứt, và rơ le vẫn hoạt động nhưng do rơi trên nền xi măng nên nó không có tác dụng. Tôi đã phục vụ cho chính quyền nhiều năm, cũng thấy nhiều chuyện ngang trái nhưng chưa bao giờ chứng kiến những kẻ ăn trên ngồi trốc coi mạng người rẻ rúng, coi thường công chúng và đạp lên cả dư luận, xem những chuyên gia ngành điện chẳng ra gì khi dám ký một văn bản như vậy.
Tôi hỏi một thằng bạn thưở nối khố, là kỹ sư lâu năm trong ngành điện, nó bảo nếu nói là do sét đánh mà đứt dây điện thì chắc quanh năm suốt tháng sẽ chứng kiến cảnh này hàng ngàn lần. Còn cái rơ le không hoạt động vì chúng nó tham nhũng, xài đồ dỏm nên không ngắt được mỗi khi có thay đổi đột biến. Thằng bạn bảo tôi rằng các loại thiết bị kém chất lượng như vậy vài năm gần đây bị đưa vào lắp đặt rất nhiều. Trước đây đám tham quan chỉ dám làm như thế đối với những cái không đòi hỏi độ an toàn cao như điện kế điện tử, gần đây thì chúng chẳng từ thứ gì bất chấp an toàn và tính mạng của người dân. Một thằng bạn khác làm quan chức nhỏ của Chính phủ còn nói thêm rằng “cả mua thiết bị quốc phòng, khí tài còn sẵn sàng chơi đồ dỏm, điện đóm là cái đếch gì”. Ấy thế mà an ninh quốc gia vẫn là những lý do nghe rất thuyết phục đám tham quan cơ hội luôn ra rả mỗi khi muốn ngăn chặn hay trù dập những xu thế hay con người cấp tiến.
Cách đây khoảng một tháng, đọc báo thấy những chủ xe buýt, xe khách bảo với các tài xế rằng cứ đảm bảo đúng giờ, nếu một năm cán chết không quá 2 mạng người thì chủ lo hết. Đọc xong những tin tức đó cứ ù tai đến giờ. Xã hội bây giờ không chỉ có giới chủ tàn nhẫn vô lương tâm mà quan chức còn hơn thế nữa. Mạng người chẳng đáng một chút gì để cái lương tâm của đám người này phải lên tiếng. Mạng người còn thế, nhân cách, nhân phẩm chỉ còn là những thứ vứt sọt rác, nói chi đến công bằng dân chủ văn minh.
Tối qua nghe một chuyện còn buồn hơn nữa. Một công nhân người Việt bị đám công nhân Trung Quốc đang khai thác bôxít ở Tây Nguyên đánh hội đồng bị thương nặng, thừa chết thiếu sống, cả tuần nay rồi nhưng chẳng thấy chính quyền vào cuộc điều tra làm rõ. Không khéo sắp tới đây chúng ngang nhiên bắn dân ta rồi sự việc sẽ được chìm xuồng như vụ Trung Quốc bắn chết ngư dân mình ngay trên vùng biển Bắc bộ của mình.
Thật là đáng buồn.
Nhãn: Uncategorized
Đọc bài về chuyến thăm của ông John McCain đến Việt Nam trên BBC những bước đi của Mỹ đang dần rõ ràng tại Việt Nam và vùng biển Đông. Việt Nam đứng trước một cơ hội để làm "mô hình để các nước noi theo". Những phát biểu trong bài này có nhiều điểm tương đồng với nhận định trong bài Kỷ Sửu và Vận hội của VN của TĐC.
Theo tôi thì đây là cơ hội của VN nhưng không biết có nắm bắt được không, xin ý kiến của mọi người.
Đăng lại bài trên BBC:
Cựu ứng cử viên chức Tổng thống Hoa Kỳ John McCain vừa lên tiếng kêu gọi có bước tiến mới trong quan hệ Mỹ-Việt.
Trong bài phát biểu quan trọng tại Học viện Ngoại giao chiều thứ Ba 07/04, ông McCain nói: "Đã đến lúc chúng ta chuyển từ việc bình thường hóa sang hiện đại hóa quan hệ giữa hai nước cho tương xứng với vị thế ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới".
"Chúng ta không nên tự thỏa mãn với thành công và để cho mối quan hệ ngưng trệ."
"Đã đến lúc cần có bước đi mới."
Ông John McCain hiện đang ở Hà Nội trong ngày cuối của chuyến thăm hai ngày tới đất nước mà ông có nhiều 'duyên nợ' kể từ khi còn là phi công trong quân đội Hoa Kỳ.
Nói chuyện với các sinh viên ngành ngoại giao, mà ông gọi là "thế hệ lãnh đạo mới" của đất nước, ông McCain khẳng định Việt Nam sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỷ nguyên mới của quan hệ Hoa Kỳ và châu Á.
Tuy nhiên ông khuyến cáo chính phủ Việt Nam phải có hành động để nắm lấy cơ hội, như củng cố thể chế pháp quyền, thúc đẩy cởi mở xã hội, hiện đại hóa hạ tầng cơ sở và bảo vệ môi trường.
"Tôi cho rằng, những bước đi đó không chỉ là mong muốn mà còn cần thiết."
Thách thức an ninh mới
Với tư cách người đứng đầu phe Cộng hòa tại Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Hoa Kỳ, ông McCain đặt chủ đề an ninh và quốc phòng cao trong nghị trình chuyến thăm Á châu một tuần lần này.
Tại Hà Nội, ông nhấn mạnh rằng "an ninh và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ mật thiết" và rằng hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ có lợi cho cả hai bên.
Ông McCain cảnh báo: "Như vụ gây hấn của các tàu Trung Quốc với tàu Impeccable cho thấy, chúng ta đang đối mặt với những thách thức an ninh mới trong khu vực".
"Chúng tôi có mối quan tâm và lợi ích trong việc tự do lưu thông đường biển trong khu vực và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các nơi khác."
Ông thượng nghị sỹ tuyên bố Việt Nam đã chứng tỏ được vị thế kinh tế và ngoại giao của mình, nay tới lúc khẳng định vai trò về xã hội và chính trị.
Để làm việc đó, theo ông, Việt Nam cần tự do hóa chính trị, như "thúc đẩy quyền tự do xã hội, cho phép tự do ngôn luận rộng rãi hơn, trả tự do cho tất cả các cá nhân bị cầm tù vì thể hiện chính kiến của mình một cách hoà bình, cải thiện nhân quyền, và mở rộng phạm vi hoạt động chính trị".
"Bằng những bước tự do hóa chính trị mạnh mẽ hơn... Việt Nam có thể trở thành một mô hình để các nước khác noi theo."
Cùng chiều thứ Ba, ông McCain đã có cuộc họp báo tại Hà Nội. Sau Việt Nam, ông sẽ tới Trung Quốc và Nhật Bản.
Nhãn: Uncategorized