Những số liệu được công bố cho biết trong 3 năm từ 2005 đến 2007 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 27% (tạo ra thêm khoảng 434 ngàn tỷ đồng giá trị sản phẩm quốc nội) nhưng lượng cung tiền lại tăng tới 135%. Điều này có nghĩa rằng nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên. Nếu lượng tiền đó được lưu thông hết vào thị trường thì sẽ tạo ra khả năng lạm phát lên đến 80% trong quãng thời gian này. Thế nhưng con số lạm phát danh nghĩa từ 2005 đến 2007 đã được công bố là 27,6% (2005: 8,4%, 2006: 6,6%, 2007: 12,6%), như vậy mức độ lạm phát thêm 52,4% nữa sẽ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào từ đầu năm 2008 trở đi. Nếu loại trừ các yếu tố lạm phát không do tiền tệ (giá đầu vào tăng, kỳ vọng của người dân, v.v..) trong con số 27,6% nêu trên thì mức độ lạm phát tiềm tàng còn cao hơn 52,4% nhiều. Con số này chưa xảy ra vào cuối năm 2007 nghĩa là có trên 600 ngàn tỷ đồng (tương đương 52,4% GDP của năm 2007) đã được phát hành nhưng đang bị ghim giữ bởi một số cá nhân và tổ chức nào đó chưa đẩy cho lưu thông vào thị trường. Tiền đồng đang ở đâu? Người dân Việt Nam không có thói quen giữ tiền đồng làm dự trữ an toàn, trong tình hình lạm phát tăng nhanh thì biện pháp này lại càng không được lựa chọn. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì luôn trong tình trạng cần vốn, phải đi vay. Các ngân hàng thương mại không có lý do gì cầm giữ một lượng tiền đồng lớn mà không cho vay ra để phải gánh chịu lãi suất huy động trừ các khoản dự trữ bắt buộc. Khả năng duy nhất là một lượng lớn tiền đồng đang bị ghim giữ bởi các quỹ đầu cơ (hedge fund) buôn chứng khoán tại Việt Nam. Cuối năm 2006 đến cuối năm 2007 đô-la Mỹ bị mất giá mạnh trên thị trường thế giới, lãi suất của nó liên tục giảm; trong thời gian đó Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách duy trì tỷ giá tiền đồng thấp; đầu năm 2007 nước ta chính thức gia nhập WTO. Vậy là đã hội đủ các yếu tố cần để tạo thời cơ tuyệt vời cho bầy thú điện tử sừng mềm – cách gọi của Thomas Friedman dành cho các quỹ đầu cơ tài chính trong thời đại toàn cầu hóa – tấn công trục lợi nhanh tại Việt Nam. Các hedge fund mau chóng được thành lập và huy động vốn bằng đô-la Mỹ với lãi suất thấp để đầu cơ vào Việt Nam. Những tháng cuối 2006 đến 2007 các quỹ này đã rót khoảng 160 ngàn tỷ đồng (tương đương với 10 tỷ đô-la Mỹ) vào thị trường chứng khoán, bơm giá cổ phiếu tăng đến chóng mặt, tạo ra một ma lực cuốn hút người dân đổ tiền vào cổ phiếu. Ước tính đã có hơn 350 ngàn tỷ đồng bị hút vào chứng khoán từ nguồn tự có, vay mượn và thế chấp của người dân. Giá cổ phiếu ít thì tăng vài ba lần, nhiều thì đến vài chục lần, vượt xa hoàn toàn khả năng tạo ra giá trị thực tế của nó. Khi mọi người đã đạt đến cơn say ghim giữ cổ phiếu bởi giấc mộng làm giàu nhanh thì tai họa ập xuống. Nhưng tai họa không chỉ đến một lần. Mỗi khi các cổ phiếu được đầu cơ bị bán ra ồ ạt để thu lợi, chỉ số chứng khoán sụt giảm thì ngay sau đó sẽ xuất hiện những thông tin hỗ trợ từ chính phủ, từ nước ngoài và được tuyên truyền quá nhiệt tình bởi các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống. Người dân lại được hâm nóng bằng những hy vọng mới, bầy thú tiếp tục nhồi tiền làm mồi nhử, cổ phiếu lại lên giá, dân lại hồ hởi mua vào. Cái vòng xoáy hút – nhồi ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt năm ngoái đến nay. Tiền trong dân tuôn ra ngày càng nhiều, guồng máy hút – nhồi này lại càng tăng công suất, các ngân hàng trong nước càng nhiều nguy cơ. Kết quả cuối cùng như thế nào thì giờ đây ai cũng thấy, nhưng thật đáng tiếc là chính phủ vẫn không chịu nhìn thấy, vẫn tiếp tục bị thao túng bởi những kẻ cơ hội để ra những quyết sách tiếp tay cho bầy thú điện tử. Tổng công ty SCIC dễ dàng tuôn ra 5 ngàn tỷ đồng để gọi là “cứu” chứng khoán nhưng thực tế là giúp cho những con thú điện tử bán ra những cổ phiếu sắp chết để mua vào những cổ phiếu có tiềm năng thực với giá rẻ mạt, chuẩn bị cho một sự thâu tóm. Còn nhớ vào đầu năm 2007, khi mà chứng khoán đang trong giai đoạn bị làm giá bởi bầy thú để đầu cơ trục lợi, đã có ý kiến đề nghị SCIC nhanh chóng bán ra số lượng cổ phần của các công ty niêm yết mà tổng công ty này đang nắm giữ để giảm sốt cho thị trường, tăng lượng tiền dự trữ của chính phủ để dự phòng cho người dân đang bị cơn say ma lực. Là một cổ đông lớn nhất trên thị trường, nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của rất nhiều các công ty niêm yết có trị giá vốn hóa đến gần 50 ngàn tỷ đồng vào lúc cao điểm, SCIC hoàn toàn đủ sức làm đối trọng để chống những hành vi lũng đoạn thị trường, làm cho nó phát triển lành mạnh. Nhưng họ đã hoàn toàn bất động, trái hẳn với sự năng động xông vào “cứu” chứng khoán vừa rồi. Giờ đây, khi mà hàng triệu người đã trở về với “cái máng lợn” thì những con thú điện tử sừng ngắn đã tích lũy được những khoản lời kếch xù, ít thì cũng bằng số vốn bỏ vào, nhiều phải đến một vốn bốn lời. Ngược lại, giá trị tài sản của SCIC đã bốc hơi đến vài chục ngàn tỷ đồng, thế nhưng họ vẫn đang tiếp tục “ôm” vào những cổ phiếu sắp chết. Hiện nay các chỉ số chứng khoán đã lùi về thấp hơn mức trước khi bầy thú tham gia vào thị trường, điều này đồng nghĩa với mấy trăm ngàn tỷ đồng không tự mất đi mà chỉ được dịch chuyển từ túi người dân và túi nhà nước vào túi bầy thú. Các quỹ đầu cơ này đang kiểm soát một lượng tiền đồng khoảng 500 ngàn tỷ và được giữ tại các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trong khi mức dự trữ trong dân đang dần cạn kiệt. Và đây chỉ mới là khúc dạo đầu của một kế hoạch. Sau giai đoạn chứng khoán bị làm giá rồi rơi tự do, sẽ đến giai đoạn tiền đồng bị làm giá. Đồng tiền quốc gia của 86 triệu dân đã bắt đầu bị lũng đoạn. Tiền đồng đi về đâu? Để hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài tăng vọt trong năm 2007, ngân hàng Nhà nước đã được lệnh phát hành thêm tiền đồng vượt mức an toàn để mua đô-la Mỹ. Lý thuyết này sẽ khả thi nếu như nền kinh tế trong nước hấp thụ được lượng vốn ngoại đưa vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh làm ra thêm của cải cho xã hội, dòng vốn được lưu thông thì ngân hàng Nhà nước dễ dàng hút tiền đồng về nhanh chóng để tránh lạm phát. Nhưng sẽ thật là mạo hiểm và vô trách nhiệm khi những nhà quản lý vĩ mô không nhìn ra và tiên liệu những tình huống ngược lại như thực tế đã diễn ra. Áp dụng cách thức này trong lúc các điều kiện cần để tạo ra thời cơ tuyệt vời cho bầy thú điện tử đầu cơ đã hội tụ, chính là đưa đến điều kiện đủ cho một cuộc tấn công lũng đoạn có thể bắt đầu. Có nhiều chỉ trích rằng ngân hàng Nhà nước đã không tích cực hút tiền về nên làm lạm phát mạnh, nhưng cần hiểu là không thể thực hiện được điều đó khi mà chính ngân hàng Nhà nước đã tự đặt mình vào bẫy, để quyền điều tiết tiền đồng cho bầy thú kiểm soát. Luồng vốn đầu tư gián tiếp tập kích ồ ạt vào chứng khoán nhưng hầu như chẳng được đưa vào đầu tư thực sự, nó chạy lòng vòng từ người này qua người khác theo cái vòng xoáy hút – nhồi để cuối cùng quay trở lại túi của bầy thú với trị giá được nhân lên nhiều lần. Các doanh nghiệp niêm yết huy động vốn xong lại tiếp tục đổ vào chứng khoán, chẳng có bao nhiêu tiền từ nguồn này được đưa vào đầu tư mở rộng kinh doanh tạo thêm sản phẩm cho xã hội. Rất nhiều các lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết vô trách nhiệm còn tiếp tay cho bầy thú điện tử lừa cổ đông để cùng hưởng lợi. Một tỷ lệ nhỏ tiền văng khỏi vòng xoáy của bầy thú, vào túi những kẻ tiếp tay. Số vốn này cuối cùng được đầu cơ vào bất động sản hoặc được cất giữ an toàn tại ngân hàng nước ngoài. Còn luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2007 chỉ thực hiện được một phần tư so với đăng ký do những rào cản hành chính, yếu kém hạ tầng và thiếu thốn nguồn nhân lực được đào tạo. Triển khai đầu tư chậm, dòng vốn lưu thông ì ạch thì tiền đâu mà ngân hàng Nhà nước hút vào. An sinh của gần 86 triệu dân hiện nay đang phụ thuộc hoàn toàn vào sự rộng lượng của “những con sói”. Nếu vài trăm ngàn tỷ đồng đang bị ghim giữ được tung ra đổi thành đô-la Mỹ thì lạm phát sẽ đẩy người dân đến thảm họa. Lượng đô-la này nếu bị đảo chiều – chuyển ra khỏi Việt Nam – thì toàn bộ dự trữ ngoại hối của quốc gia sẽ bốc hơi trong tích tắc nhưng cũng chỉ là muối bỏ bể trước sự thâm hụt cán cân thanh toán và thương mại quốc tế trầm trọng. Một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất không thua gì vụ giá–lương–tiền hồi giữa thập niên 80 của thế kỷ trước sẽ nổ ra ngay sau đó. Tiền đồng – VND sẽ mất giá và rơi tự do. Ngay đầu năm 2008, rất nhiều các chuyên gia và tổ chức nước ngoài đệ trình lên chính phủ các giải pháp nâng giá tiền đồng so với đô-la Mỹ, thắt chặt tiền tệ, gia tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Các giải pháp này lẽ ra đã phải được khuyến nghị để thực hiện từ giữa 2006 nhằm chống nguy cơ tấn công của bầy thú điện tử trước khi gia nhập WTO, giảm tăng trưởng ảo của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát để kéo dần lãi suất ngân hàng xuống nhằm thúc đẩy đầu tư cho sản xuất kinh doanh thực thụ, nhờ đó nền kinh tế sẽ được tăng trưởng dần theo hướng có chất lượng bền vững. Thật tiếc rằng các giải pháp vĩ mô trong 2006 – 2007 đi theo hướng hoàn toàn ngược lại, các nguy cơ không những không được tháo gỡ mà còn bị làm cho trầm trọng hơn. Chiến lược tăng trưởng nhờ thu hút đầu tư nước ngoài để gia tăng xuất khẩu đã ngăn cản việc nâng giá tiền đồng hợp lý nhằm gia tăng sức mua và nhu cầu nội địa – tức là gia tăng mức sống của người dân, một yếu tố quan trọng để tăng trưởng bền vững. Việc duy trì tiền đồng yếu trong lúc đô-la Mỹ mất giá trung bình khoảng 20% so với các ngoại tệ khác trên thế giới chỉ tạo ra những sức hút ngắn hạn cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác lợi thế giá rẻ nhờ bảo hộ tỷ giá của nhà nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh nhưng đa số là nhập khẩu nhanh những công nghệ lạc hậu vào Việt Nam rồi khai thác nhân công giá rẻ, nguyên liệu rẻ để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi lớn, lợi kép nhờ tỷ giá. Những khoản lợi nhuận này được để bên ngoài Việt Nam bằng cách khai tăng giá nhập thiết bị và vật tư phục vụ xuất khẩu (thuế suất nhập khẩu bằng 0 hoặc rất thấp). Giá trị còn lại trong nước chỉ là tiền công và nguyên liệu rẻ mạt, đi kèm với môi trường bị hủy hoại do công nghệ lạc hậu, và sự suy yếu sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Đã có những cảnh báo về các nguy cơ rối loạn kinh tế lẫn xã hội nếu luồng vốn ngoại không cân đối làm suy yếu nội lực trong nước. Nhưng sự tuyên truyền ầm vang không mệt mỏi của các phương tiện thông tin đại chúng ca ngợi sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư nước ngoài, tô hồng viễn cảnh sáng sủa của nền kinh tế đã át hẳn những tiếng nói có trách nhiệm. Dân chúng tránh sao được sự ảo tưởng và rơi vào vòng xoáy ma lực. Nhiều đề xuất, khuyến nghị chính phủ cần xem xét lại chính sách thúc đẩy xuất khẩu kiểu này nhưng kết luận cuối cùng là càng phải tăng mạnh xuất khẩu để giảm nhập siêu. Nhưng sự thật trớ trêu là càng xuất khẩu kiểu đó thì nhập siêu càng lớn. Lý do là sức mua của toàn dân sụt giảm nghiêm trọng do tỷ giá tiền đồng thấp hơn thực tế, mà nhu cầu thì ngày càng tăng lên. Trong khi đó lại hoàn toàn thiếu vắng các chính sách hỗ trợ cho việc đáp ứng các nhu cầu nội địa, biểu thuế suất nhập khẩu hàng ngàn mặt hàng (đặc biệt là nông sản) giảm xuống do gia nhập WTO. Lượng nhập khẩu tăng lên là đương nhiên để đáp ứng các nhu cầu trong nước. Giá nhập khẩu cũng phải tăng mạnh do 2 tác động kép của tỷ giá tiền đồng thấp và giá cả thế giới tăng. Nhập siêu 2007 phi mã đến 12,5 tỷ đô-la Mỹ (hơn 2,5 lần mức 2006) là vẫn còn may mắn. Nếu dầu thô thế giới không tăng giá để mang thêm về cho Việt Nam gần 2,5 tỷ đô-la Mỹ (40 ngàn tỷ đồng) từ xuất khẩu trong 2007 thì tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Thế nhưng người dân đã không được hưởng gì từ khoản thặng dư của tài nguyên quốc gia này sau khi chính phủ quyết định cắt bỏ 10 ngàn tỷ đồng bù giá xăng dầu trong nước. Sức mua của người dân bị ép giảm sút nặng nề để tăng lợi thế cho đầu tư nước ngoài và xuất khẩu mà ở đó chỉ một nhóm nhỏ các nhà xuất khẩu, chủ yếu từ nước ngoài hưởng lợi. Giờ đây khi mà tiền đồng đã mất giá thực sự do lạm phát tiền và nội lực trong nước suy kiệt thì các giải pháp nâng giá tiền đồng lại được thực hiện. Lại một cái bẫy. Quyền lợi lại thuộc về nước ngoài. Đầu tháng 3/2008 ngân hàng Nhà nước mới yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc lên thêm 1% (tương đương khoảng 10 ngàn tỷ đồng) và phát hành tín phiếu bắt buộc trị giá 20,3 ngàn tỷ đồng; chỉ hút hơn 30 ngàn tỷ đồng mà đã làm cả hệ thống tài chính ngân hàng điêu đứng, náo loạn đua nâng lãi suất để động viên người dân chuyển đổi ngoại tệ thành tiền đồng gửi vào ngân hàng. Tiền đồng trở nên khan hiếm, đô-la Mỹ bị mất giá. Người dân lại bị cuốn hút vào một cuộc chơi mới của bầy thú điện tử. Các quỹ đầu cơ này đang cần đổi tiền đồng sang đô-la Mỹ, một tỷ giá đô-la Mỹ thấp sẽ rất có lợi cho họ. Tiền đồng bị siết chặt, biên độ tỷ giá đô-la Mỹ được nới lỏng. Đô-la Mỹ rơi xuống gần 15,5 ngàn đồng/USD nhưng bán cũng không ai mua. Trong tuần thứ ba của tháng 3/2008 này bầy thú điện tử đã tung hơn 30 ngàn tỷ đồng để mua vào khoảng 2 tỷ đô-la Mỹ. Ngay lập tức lạm phát gia tăng thêm 3%, đạt mức kỷ lục 9.2% trong chưa đầy 3 tháng đầu năm 2008. Cùng lúc, các ngân hàng chuẩn bị giảm lãi suất huy động. Cái vòng xoáy hút – nhồi, tăng lên – giảm xuống sẽ được lặp lại nhiều lần như chứng khoán, đến khi mà bầy thú đã nắm trong tay một lượng lớn đô-la Mỹ thì sức mua của tiền đồng sẽ rơi tự do không phanh. Chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng thêm cỡ 50% nữa, con số này chưa bao gồm những tác động của việc tăng giá đầu vào và sự mất niềm tin của dân chúng. Yếu tố niềm tin này có thể dẫn đến sự sụp đổ không ai có thể lường hết được, nó sẽ vượt quá nhiều lần mọi tính toán kỹ thuật nếu như người dân nhận ra mình đã bị lừa. Thâu tóm và thôn tính Nhưng mục tiêu của bầy thú không chỉ đơn giản như vậy. Bây giờ có lẽ chính phủ đã nhận ra được những nguy cơ của lạm phát sẽ tác động khủng khiếp thế nào đến sự bất ổn xã hội. Nếu không muốn cuộc khủng hoảng này bùng nổ ngay trong năm 2008, chính phủ phải thương lượng mua lại khoản tiền đồng khổng lồ của bầy thú. Quá trình thâu tóm đang bắt đầu. Nhưng tiền đâu để mua khi mà dự trữ ngoại hối của quốc gia quá yếu ớt. Ngay cả có huy động được mọi nguồn lực để có đủ số tiền này thì bầy thú sẽ nói họ không cần đô-la Mỹ vì họ có thể mua nó dễ dàng từ thị trường. Họ muốn quyền kiểm soát các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những tập đoàn được hưởng đặc quyền và đầy lợi thế của nhà nước. Các doanh nghiệp này đã được bảo hộ chặt chẽ trong các điều khoản gia nhập WTO để không chịu sức ép cạnh tranh lớn khi hội nhập. Nhưng giờ đây chúng sẽ được trao quyền kiểm soát chi phối bằng sở hữu đa số thông qua các hiệp định song phương đang được đàm phán vội vã. Dân chúng đừng vội mừng vì hy vọng vào sự tốt lên của các doanh nghiệp này sau khi có bàn tay của nước ngoài. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy trong một đất nước mà thiếu vắng các chiến lược để tạo ra lợi thế quốc gia trong một hệ thống toàn cầu hóa, và nguồn nhân lực thì thiếu kỹ năng được đào tạo đúng mức, cộng với tham nhũng chi phối các chính sách nhà nước thì bầy thú điện tử sẽ chỉ dùng các doanh nghiệp khổng lồ trong nước được bảo hộ để khai thác thị trường nội địa, buộc người dân phải trả giá cao để có siêu lợi nhuận. Hiệp hội các nhà sản xuất ô-tô (VAMA) vừa vận động nâng thuế nhập khẩu xe hơi để “chống nhập siêu” là một minh chứng cụ thể cho việc đó. Áp lực đang được gia tăng lên rất mạnh để các điều khoản đảm bảo cho việc thâu tóm dễ dàng đạt được. Bầy thú đang nhả tiếp tiền đồng ra đổi lấy đô-la Mỹ khiến nó lên giá, lạm phát tiếp tục tăng vọt. Trong tình hình này có lẽ những điều kiện cần để thâu tóm sẽ phải hoàn tất trong vòng trên dưới 2 tháng nữa. Từ nay đến đó chứng khoán sẽ tiếp tục hoành hành để gây rối và gia tăng áp lực đàm phán. Đến khi mọi việc được ký kết thì tới lượt bất động sản sẽ được thổi bùng lên, giá trị thật giá trị ảo sẽ lại điên loạn lên một lần nữa – một cuộc chơi mới theo bài cũ. Nó sẽ tạo ra bất ổn đến cuối năm, không chỉ để trục lợi mà còn nhằm lũng đoạn dễ dàng các chính sách vĩ mô để phục vụ cho những kế hoạch tiếp theo. Nhà nước nếu không cẩn thận thì sẽ bị những kẻ cơ hội tiếp tục thao túng để bơm ra lượng tiền đồng khổng lồ đã thu hồi về nhờ bán rẻ tài sản toàn dân. Trong lúc rối ren, thật giả lẫn lộn thì không khó gì để viện ra những lý do nghe xuôi tai để làm được việc ấy. Lúc đó sẽ không còn gì có thể cứu vãn được nữa. Đó chính là sự kết thúc. Nhưng đấy cũng là khởi đầu của sự thôn tính. Cộng sinh trong toàn cầu Đất nước ta đang thực sự rất nguy kịch, tiến thoái lưỡng nan mà chỉ có sức mạnh của toàn dân mới có thể giúp vượt qua được. Người dân cần được chia sẻ những thông tin thật để lường trước những khó khăn xấu nhất. Người dân cần được tạo niềm tin từ sự chân thật để cùng nhà nước tìm ra những biện pháp thoát hiểm. Từ trước đến nay dân chúng bị cuốn hút vào những cuộc chơi mà mình không những không có được thông tin đầy đủ mà còn bị làm sai lệch. Trong khi đó bầy thú thì không thiếu bất kỳ thông tin gì nhờ lấy được từ các định chế tài chính quốc tế như ngân hàng Thế giới (WB), quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chính phủ phải cung cấp định kỳ cho họ. Thông tin quốc gia là một loại tài nguyên quốc gia quan trọng hàng đầu, nó càng quan trọng hơn trong thời đại ngày nay. Sự thất bại thuộc phía người dân là tất yếu. Kinh tế học không phải là môn khoa học tự nhiên như toán học, vật lý. Nó là một khoa học dựa vào hành vi con người và hướng đến con người dù rằng nó dùng các công cụ toán học để mô phỏng và phân tích. Các tính toán lý thuyết kinh tế sẽ không có giá trị gì nếu không gắn nó với việc hiểu ứng xử và động lực của con người. Không thể điều hành vĩ mô một nền kinh tế thị trường thành công bằng bàn tay hữu hình của chính phủ, vì kinh tế thị trường vốn được vận hành theo qui luật của bàn tay vô hình – cách mà các nhà kinh tế học gọi tên một cơ chế thúc đẩy sự vận động kinh tế thông qua việc tác động vào động lực con người. Thật tiếc là các thế lực bên ngoài đã áp dụng cách này thật nhuần nhuyễn ở Việt Nam. Chỉ khi nào những người cầm cân nẩy mực hiểu được dân, biết được điểm mạnh của dân, nhìn được điểm yếu của dân, cảm được nỗi đau của dân, hạnh phúc vì niềm vui của dân thì mới có thể xây dựng được những chính sách hợp lòng dân. Còn không thì cho dù là lý thuyết nào đi nữa, được ủng hộ bởi những tổ chức danh giá đến đâu đi nữa, dựa vào mô hình thực tế thành công của thể chế nào đi nữa cũng không thể tránh khỏi sự thất bại. Trong một đất nước mà sự phát triển dân chủ còn rất nhiều hạn chế, nhà nước ở đó phải thương dân như con thì mới có thể xây dựng một nền kinh tế mạnh, xã hội vững chắc. Đầy tớ mà có trách nhiệm thì thật là hiếm hoi, mà dù có trách nhiệm thế nào thì cũng không bao giờ có tình thương với chủ. Cái giá của một nền kinh tế trọng ngoại như nước ta sẽ còn những tác hại rất lâu dài. Sẽ không có một thần dược ngoại nào có thể chữa ngay khỏi bệnh. Chỉ có niềm tin của dân, sức mạnh tập hợp của toàn dân trong lẫn ngoài nước mới có thể tạo ra một nội lực đủ sức đề kháng với sự tấn công tiêu cực của ngoại lực, rồi tiến tới trung hòa cộng sinh với nó. Lúc đó đất nước mới có thể phát triển vững bền. Chỉ khi nào nền kinh tế đất nước hội nhập một cách cộng sinh với hệ thống toàn cầu hóa thì lúc đó mới có thể tránh khỏi những cuộc tấn công như vậy. Người ta không thể đánh vào chính mình. Thật buồn là chúng ta đã tự làm như thế. Hội nhập mà không tạo ra những lợi thế tương hỗ, ràng buộc trong một guồng vận hành khốc liệt của toàn cầu hóa thì không khác gì tự biến mình thành một cái hố hứng rác thải của cái cỗ máy ấy mà thôi. Tham nhũng và sụp đổ Hơn lúc nào hết, chính phủ phải nhìn thẳng vào sự thật cho dù nó khắc nghiệt đến mức nào. Khủng hoảng toàn diện một cách trầm trọng là không thể tránh khỏi. Tránh né sự thật, trì kéo mua thời gian bằng cách vay mượn tương lai để tạm qua năm tháng hiện tại sẽ chỉ làm cho nó trầm trọng hơn mà thôi. Sự khốn cùng của dân chúng sẽ càng tồi tệ. Nền kinh tế nước ta từ nhiều năm nay đã tăng trưởng theo kiểu vay mượn tương lai cho thành tích hiện tại. Cuộc khủng hoảng này sẽ là một điểm dừng phải có để chấm dứt cái hệ thống vận hành sai qui luật này. Trái qui luật nhưng nó vẫn tồn tại một thời gian khá dài chính là nhờ tham nhũng. Tham nhũng tạo ra động lực và bị biến thành công cụ cho một nhóm nhỏ những người cầm quyền và bầy thú điện tử. Quyền tạo ra tiền, tiền biến thành quyền, quyền cần có thành tích để củng cố. Thành tích không thể thật vì tham nhũng nhưng phải được tuyên truyền và thổi phồng làm người dân ảo tưởng, chấp nhận chịu đựng vì hy vọng vào những tương lai tốt đẹp mà chính quyền hứa hẹn. Nhưng niềm tin không thể được xây dựng trên những gì giả tạo. Trong sấm Trạng Trình có câu: Thật đúng với thời cuộc. Sự giàu có (phú quí) ở những nơi đô thị (hồng trần) chỉ là ảo (mộng). Đến khi dân chúng rơi vào nghèo khổ cùng cực (bần cùng) thì sự thật (bạch) sẽ phơi bày (phát sinh). Sự sụp đổ niềm tin có sức tàn phá khủng khiếp. Nếu nó không được dẫn dắt bằng lòng nhân ái và quyền lợi dân tộc thì sức mạnh đó sẽ bị lợi dụng cho mục tiêu chính trị ngược lại. Nên nhớ rằng cuộc khủng hoảng đang xảy ra nhanh chóng vì đã có một sự phá vỡ cái thế cân bằng ảo. Đất nước không được xây dựng để cộng sinh trong hệ thống toàn cầu hóa, nhưng lại hình thành sự cộng sinh giữa những kẻ tham nhũng, cơ hội trong chính quyền với bầy thú điện tử để chi phối các hoạt động xuyên suốt của đất nước mà nhiều người lầm tưởng là sự ổn định. Nhưng giờ đây bầy thú không thể bỏ qua thời cơ tuyệt vời để có nhiều quyền lợi hơn và đứng lên trên cái hệ thống cộng sinh đó. Sự cân bằng bị phá vỡ vì thế. Sức dân và mệnh nước Toàn dân cần được chuẩn bị để đối phó với cuộc khủng hoảng mà đỉnh điểm của nó sẽ rơi vào năm sau – Kỷ Sửu 2009. Tất cả những gì nhà nước cần tập trung lúc này là HẬU SỨC DÂN. Làm sao phải gia tăng sức mạnh vật chất lẫn tinh thần cho dân đủ sức chịu đựng khó khăn để vượt qua và xoay chuyển tình thế. Bổ sung sức mạnh vật chất là cần thiết nhưng trong điều kiện hiện nay thì không thể đủ mạnh. Chỉ có sức mạnh của niềm tin và sự đồng lòng mới có thể tạo ra vận thế mới. Chính phủ đang kêu gọi dân chúng thắt lưng buộc bụng và đề ra các giải pháp “chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” như vừa rồi thì không thể hậu sức dân. Chỉ đơn cử việc giảm đầu tư công. Các bộ ngành, địa phương đang bàn về cắt giảm ngân sách đầu tư bằng việc cắt bớt các dự án. Giảm đầu tư trong nước tức là giảm nội lực. Cấu trúc hiện nay của nền kinh tế đang phụ thuộc rất lớn vào đầu tư công vì nó chiếm đến 40% tổng đầu tư quốc gia. Trong khi mà chưa có những cơ chế, chính sách để cho phép và hỗ trợ khu vực dân doanh đầu tư thay thế nhà nước thì việc rút giảm đầu tư công sẽ tạo ra một khoảng trống cực kỳ tai hại. Toàn dân vẫn cần những đầu tư ấy để tạo ra hạ tầng, công ăn việc làm – những thứ mà Việt Nam còn thiếu thốn nhiều một thời gian dài nữa. Việc chính phủ cần làm là đảm bảo hiệu quả đầu tư công, hay nói theo kinh tế học là giảm chỉ số ICOR xuống. Thống kê chỉ số này của nhà nước cho thấy ICOR của đầu tư công là 8 (tức đầu tư đến 8 đồng mới làm ra thêm 1 đồng tăng trưởng). Đầu năm 2007, một thành viên của chính phủ trả lời trước công chúng giải thích rằng chỉ số này cao vì năng suất lao động của đất nước còn thấp. Nhưng không thấy có ai hỏi tiếp rằng tại sao cùng với những người lao động Việt Nam mà khu vực dân doanh, dù trình độ quản lý cũng chưa hiện đại nhưng chỉ số này chỉ có 4 (chỉ cần 4 đồng đầu tư sẽ tạo ra 1 đồng tăng trưởng), của khu vực nước ngoài là 2.7. Không hỏi vì ai cũng biết rằng hiệu quả đầu tư công thấp là do tham nhũng. Chỉ cần làm được như khu vực dân doanh thì cùng một dự án đầu tư nhà nước có thể giảm được một nửa số vốn bỏ ra mà dân chúng vẫn được hưởng thành quả không đổi. Một nửa ấy từ trước đến nay do tham nhũng mà thất thoát. Theo kế hoạch 5 năm từ 2006 – 2010, mỗi năm đầu tư công lên đến 270 ngàn tỷ đồng, một nửa số tiền đó mà tiết kiệm được và dùng để hậu sức dân thì thật là có ý nghĩa. Còn nếu cắt giảm theo kiểu số lượng thì chỉ gia tăng sức mạnh cho những kẻ tham nhũng, cơ hội. Lạm phát sẽ càng tăng dù trị giá đầu tư có giảm. Hiện nay đã bắt đầu xuất hiện tình trạng chạy để được giữ lại các dự án. “Mạnh vì gạo”, ai chi nhiều hơn thì sẽ được tiếp tục đầu tư, tỷ lệ thất thoát sẽ càng gia tăng, chất lượng đầu tư càng giảm, lạm phát càng tăng là vì thế. Dân sẽ vẫn lãnh đủ. Giải pháp hiệu quả nhất hiện nay thật đơn giản mà không đơn giản: triệt tiêu tham nhũng. Làm được việc này thì sẽ gia tăng nguồn lực cho dân, củng cố niềm tin của dân. Chính là hậu sức dân. Nhưng điều này thật quá khó cho chính quyền hiện nay khi mà luật pháp trong nước bị bóp méo bởi những kẻ tham nhũng – cơ hội, và những định chế quốc tế bị chi phối bởi bầy thú điện tử. Một kẻ như Bùi Tiến Dũng lại được ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam khẳng định là không có dấu hiệu tham nhũng để rộng đường cho một phiên tòa chỉ xử tội đánh bạc. Nguyễn Việt Tiến cũng vừa được thả ra và phục hồi quyền lợi mà không qua xét xử. Cái hệ thống cộng sinh này là như thế đấy. Chính phủ thực hiện các giải pháp vĩ mô như hiện nay sẽ tiếp tục hậu ngoại lực, ép nội lực dù vô tình hay hữu ý. Càng nhiều bàn tay hữu hình thò ra thì càng dễ bị giật dây điều khiển. Chưa hết tháng 3/2008 mà nhập siêu đã phi đến 7 tỷ đô-la Mỹ, bằng 56% của cả năm 2007, vượt xa con số 4,8 tỷ của 2006. Ấy vậy mà nhận định mới nhất của chính phủ trước thường vụ Quốc hội là vẫn tin tưởng cân đối được cán cân thanh toán quốc tế do Việt Nam vẫn đang là điểm sáng của thu hút đầu tư nước ngoài. Sao vẫn tiếp tục trông chờ vào ngoại lực mà không nhìn nhận thực tế là đất nước này đang còn cầm cự được phần nào trước sự thâm hụt mậu dịch lâu nay là nhờ vào kiều hối 2 tỷ đô-la Mỹ của gần nửa triệu lao động Việt đang phải chịu cực khổ, tủi nhục, cả bỏ mạng ở nước ngoài, 5 tỷ đô-la Mỹ của hơn 3 triệu đồng bào Việt định cư ngoài nước gửi về hàng năm mà không kèm bất kỳ điều kiện và đòi hỏi nào; nhờ vào tiền công lao động rẻ mạt của hàng triệu lao động nghèo trong nước còn giữ lại được từ xuất khẩu; và của hàng chục triệu nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời làm ra những nông sản để xuất khẩu. Không hề thấy chính phủ phân tích và đề cập đến việc chăm sóc các nguồn lực này như thế nào trong các giải pháp hiện nay và trước đây. Những người lao động nghèo này chính là lực lượng tiên phong phải đương đầu trước tiên với cạnh tranh toàn cầu, ngay khi Việt Nam gia nhập WTO trong khi chưa hề được chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Họ chẳng hiểu toàn cầu hóa là gì nhưng các cam kết để gia nhập WTO đã dỡ bỏ ngay lập tức trợ cấp xuất khẩu nông sản và hàng dệt may; giảm ngay xuống mức thấp thuế suất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, may mặc. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước đang kiểm soát hoàn toàn các ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông, năng lượng – dầu khí được nuôi dưỡng và hưởng đặc quyền lâu nay, nắm giữ những nguồn lực lớn nhất của quốc gia thì vẫn tiếp tục được bảo hộ theo lộ trình từng bước 3 năm, 5 năm sau khi gia nhập WTO. Tiềm năng phát triển rất lớn của thị trường nội địa trong các lĩnh vực này, thay vì phải được dùng làm hậu phương vững chắc để tiến công ra thị trường toàn cầu, làm lực lượng tiên phong bước ra cạnh tranh để giảm áp lực cho những nông dân, công nhân may mặc cần thời gian để hiểu và chuẩn bị cho hội nhập, thì lại được quây rào để dành cho bầy thú điện tử thâu tóm. Chuyện này khác gì trong một cuộc chiến, những người dân đen cùng đinh bị đưa ra trước để làm bia đỡ đạn trong khi quân chủ lực vẫn đang còn say sưa chè chén. Đến khi giặc vào tới thì hèn nhát, không phải là bỏ chạy mà là đầu hàng bán rẻ đồng đội. Thế nhưng những kết quả đạt được trong đàm phán WTO được ca ngợi là thành công, là ngoạn mục. Có thể dễ dàng đọc được trên các website của các bộ ngành để nghe họ khen tặng, tâng bốc về cái thành quả này như thế nào. Hội nhập toàn cầu là một quá trình phải được bắt đầu một cách chủ động từ trước khi ký kết hiệp định quốc tế. Sự thụ động và chạy theo thành tích thì tránh sao khỏi rơi vào những cái bẫy đàm phán. Người ta không cần nhưng vẫn khăng khẳng đòi mở cửa xuất bản ngay. Còn ta thì châm châm bảo vệ sự kiểm soát nó tuyệt đối bằng mọi giá mà không hiểu rằng internet đã thay đổi mọi thứ. Nếu anh muốn giữ chặt cái này thì anh phải nhả cho tôi ngay cái khác: hoặc là nông sản và dệt may; hoặc là các dịch vụ tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông, năng lượng – dầu khí. Họ muốn ta nhả cái thứ nhất để tạo bất ổn xã hội, mục tiêu lớn như vậy mà chẳng phải vất vả gì để đạt được. Họ thừa biết các nhóm lợi ích trong các lĩnh vực dịch vụ này dư sức chi phối các quyết định đàm phán cuối cùng. Đừng nghĩ là chính quyền kiểm soát báo chí, tuyên truyền mà dân chúng không đủ hiểu biết để nhìn ra những vấn đề quá lớn mà các chính sách vĩ mô đã tạo ra cho họ. Người dân thậm chí còn bảo rằng chẳng phải nhà nước mắc bẫy, chẳng qua vì quyền lợi cá nhân mà nhà nước đưa dân vào hoàn cảnh như ngày hôm nay. Luật thuế thu nhập cá nhân sắp có hiệu lực từ đầu năm sau sẽ là một giọt nước tràn ly đối với lòng dân. So sánh chiến lược về lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia thì bộ luật này, với mức khởi đầu là 5% cho thu nhập 4 triệu đồng/tháng và 35% cho phần thu nhập từ 80 triệu đồng/tháng trở lên, đã đặt Việt Nam vào một quốc gia có tương lai dựa trên lao động giá rẻ thiếu kỹ năng, chứ không phải một nơi nuôi dưỡng chăm sóc cho con người có đủ tri thức để làm nền tảng phát triển vững chắc của đất nước. Chắc chắn rất nhiều nước đã vỗ tay vui mừng bộ luật này. Lại mắc bẫy hay do thiếu hiểu biết, người dân tự sẽ nhận ra và phán xét. Không củng cố niềm tin thì hậu quả thật khó lường hết bằng các con số. Các tính toán kỹ thuật cho thấy khả năng tiền đồng sẽ nhanh chóng chỉ còn hơn 20 ngàn/USD. Nhưng một khi người dân không còn niềm tin gì vào nhà nước thì con số này có thể là 30 ngàn, 40 ngàn hay cao tới mức mà không ai có thể dự báo nỗi. Nó cũng không khác gì việc đáy chứng khoán được dự báo không biết bao nhiêu lần. Mức trên dưới 500 điểm như hiện nay vẫn chưa phải là đáy. Còn xa mới tới đáy vì bầy thú không chỉ muốn thâu tóm, mà là thâu tóm rất rẻ để dồn tiền cho sự thôn tính chính trị. Vận nước đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử. Đây là một biến cố lớn sẽ chắc chắn tạo ra sự xoay chuyển. Con tạo xoay vần, nhưng xoay về đâu, đó là trách nhiệm của tầng lớp trí thức của đất nước. Những con Lạc cháu Hồng ưu tú sẽ tập hợp lại tạo nên sức mạnh của cả dân tộc thuộc mọi tầng lớp để hóa giải thế cờ, xoay chuyển biến cố thành một vận hội mới. Có một Con đường như vậy. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Trong họa có phúc. Trần Đông Chấn Mùa xuân tháng 3, 2008.
Nhưng có lẽ nó cũng chưa trễ quá vì đây chỉ là vòng xoáy hút – nhồi đầu tiên.
Khong biet bac "vo tinh" hay "co y" khong dua ra 135% luong cung tien tang tuong duong voi bao nhieu ty VND. Neu so tien do (135% tang len cua M2) nho hon 434 ngan ty VND (27% tang cua GDP) thi lap luan 80% lam phat cua bac khong chinh xac.
Bai viet se hay hon neu lay bot yeu to chinh tri. ra. Mac du tuong doi dong y voi quan diem chung cua bai viet, nhung viet lien ket yeu to chinh tri vao bai viet nay lam giam su thuyet phuc cua no.
Ngoai ra, ve quan diem ca nhan, thi` de cho nha` nuo'c na`y no' sa^.p me. cho ro^`i.
Lo quá, hic!
Một viễn cảnh tồi tệ >.<:
(xin phép bác cho copy về blog để có thêm nhiều người cùng đọc. Đa tạ)
bai viet rat hay. va can thiet duoc chia se den nhieu ban doc.
Tỷ lệ lạm phát = 100% x (P1 – P0)/P0 or Tỷ lệ lạm phát = (log P1 - log P0) x 100%
P1 là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P0 là mức giá của kỳ trước
Theo công thức này thì chỉ số lạm phát năm 2007 so với 2005 lớn hơn 27,6% một ít. Anh có thể chỉ cho em sự khác nhau đc ko ạ!
Một bài viết rất công phu, nhưng không hiểu bác có ý đồ gì.
Vì thực ra ^_^ đứa trẻ nó cũng biết là trí tưởng tượng của bác đang bay xa, rất xa ^_^ nếu bác đủ can đảm hãy đưa lên: www.diendankinhte.info hoặc
www.openshare.com.vn
^_^ bọn em sẵn sàng tiếp bác đến nơi đến chốn. Ở nơi đó, nếu luận điểm của bác là đúng thì sẽ nhận được sự ủng hộ, còn nếu sai thì cũng tránh để làm hoang mang tất cả mọi người như ở trên.
Các bạn vào sau nếu muốn hiểu rõ hơn thì cũng có thể theo dõi tiếp trên 2 địa chỉ trên, để tránh hiểu lầm và có thể tìm cho mình một câu trả lời thích hợp trong hoàn cảnh này.
điều nực cười là có những comment khá ngu như Tuanbass, những số liệu đều được chính quyền dấu nhẹm, thử hỏi bác đi ra xã hỏi thủ tục cho các chứng từ còn chưa xong nói chi các con số liên quan đến vận mệnh quốc gia
Gửi ông lời chào trân trọng- Việt Hoàng
giam chung khoan tren thuc te dau phai do tinh trang ban thao cua cac quy ma do cac nguyen nhac nhu giai chap cua ngan hang, phan ung thai qua cua nha dau tu ca nhan, kinh te toan cau suy thoai.Do vay neu lap luan rang cac quy dau tu dang co y dinh nhoi hut TT tai chinh la ko co co so chac chan
2005-2007 nhà nước tung vào thị trường lượng tiền lớn như vậy sao ?
Tác giả chứng minh được số liệu này thì mọi chuyện không cần phải bàn cãi!
Đây là vài đường link nói về lượng cung tiền và nạn lạm phát tiềm tàng - 2 báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Châu Á (ĐH Harvard) gửi cho Thủ tướng Việt Nam trong cuộc gặp ngày 16/1/2008, tính toán dựa trên dữ liệu mà ngân hàng nhà nước cung cấp cho World Bank:
http://www.minhbien.org/?p=228
http://www.minhbien.org/?p=221
Báo Tuổi trẻ cũng đã dẫn thông tin này:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=244711&ChannelID=11
Trích 1 đoạn trong bài trên báo Tuổi trẻ nhé:
"Nguyên nhân chính của lạm phát là mặc dù nền kinh tế kém hiệu quả nhưng lại phải hấp thụ một lượng vốn quá lớn. Tổng lượng vốn bên ngoài chảy vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22-23 tỉ USD, tương đương 30% GDP. Đồng thời cung tiền, tín dụng và đầu tư đều tăng ở mức kỷ lục, trong đó một tỉ lệ rất lớn dành cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. "Khi lượng tiền đổ vào nền kinh tế quá nhiều, lại không được sử dụng một cách có hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ sẽ dẫn đến tình trạng "quá nhiều tiền nhưng quá ít hàng". Trong ba năm từ 2005-2007, cung tiền tăng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%".
Khi giá down thì quá nhanh, sao mà bầy thú kịp xả hàng để kiếm lời được?
Với 1 người đã từng làm luận văn đại học/cao học hay luận án tiến sĩ ở nước ngoài thì hẳn điều này là mặc định.
Luận điểm sau đây về lượng cung tiền cũng không có bằng chứng, chỉ là suy đoán --> "Khả năng duy nhất là một lượng lớn tiền đồng đang bị ghim giữ bởi các quỹ đầu cơ (hedge fund) buôn chứng khoán tại Việt Nam."
Ý kiến tiếp theo là thất vọng với một một số người ở đây phản bác nhưng không đưa ra được lý luận gì ngoài “truy” nguồn gốc dữ liệu. Hầu hết các dữ liệu trong bài này đều được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên báo chí chính thức, dễ dàng tìm thấy trên mạng từ các website Chính phủ. Chỉ có số liệu lượng cung tiền tăng 135% và lạm phát kỳ vọng 80% là nhà nước không công bố, nhưng đó là số liệu mà nhóm chuyên gia Harvard đã đưa ra trong báo cáo đệ trình trực tiếp cho Thủ tướng, chắc chắn là họ không dám giỡn mặt rồi. Tôi thấy cũng có bạn đã dẫn ra nguồn của 2 dữ liệu này trên mạng rồi (minhbien.org) nhưng vẫn có người cố chấp. Các bạn thử nghĩ xem, bạn đang tranh luận với con cái, bạn nói về những con số hiển nhiên, chúng hỏi nó ở đâu, bạn nói trong sách giáo khoa con đang học, chúng lại hỏi sách giáo khoa ở đâu???
Hy vọng là các bạn chỉ làm theo chỉ thị vì nếu đó là tư duy và hành xử độc lập của các bạn thì thật là quá lo ngại. Có một câu chuyện ngắn mang tên “a message to Garcia” đã rất nổi tiếng ở nước Mỹ hơn 100 năm trước, nói về 1 chàng trai tên Rowan nhận 1 nhiệm vụ rất khó khăn là chuyển 1 bức thư của tổng thống đến cho tướng nổi loạn Garcia mà lúc đó không ai biết ông ta ở đâu; và Rowan đã hoàn thành xuất sắc mà không hề hỏi thêm điều gì, tìm ra Garcia ở … Cuba. Các bạn hãy tìm đọc câu chuyện đó, hy vọng các bạn không hỏi: “tìm nó ở đâu”.
Ý kiến cuối cùng gửi đến tác giả Trần Đông Chấn. Tôi muốn tranh luận với anh về cách tính toán số liệu 600 nghìn tỷ đồng anh nêu ở phần đầu, email của tôi là psonkhanh@yahoo.com. Mong được trao đổi với anh. Nhưng cho dù con số này có thấp hơn thì cũng đã là thảm họa rồi. Thời báo kinh tế Sài Gòn tuần rồi đưa tin rằng giá USD lên vì các ngân hàng nước ngoài thu gom đô la để đổi cho các quỹ đầu tư của nước ngoài, có nơi lên đến 100 triệu USD/ngày. Điều này cho thấy nhận định của anh là đúng, gửi anh tham khảo: http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/4503/
Không phủ nhận bài viết có những suy luận hay nhưng cũng thể hiện trí tưởng tượng bay bổng. Nếu tác giả không có ý đồ gì khác thì có lẽ tác giả chỉ đơn thuần là dân lý thuyết không có tính thực tế theo kiểu indoor researcher. Và chắc bạn psonkhanh cũng như vậy
Bạn không biết gì về chứng khoán rồi !
@Giang... "1 thực tế cũng không thể chối cãi VN không đủ điều kiện để trở thành đích ngắm của “bầy thú điện tử”
Thực tế không chối cãi nào vậy bạn ??? Nắm cả nền kinh tế một quốc gia trong tay mà không là đích ngắm của các Hedge Fund ư ?
Bạn dùng lý luận của HSBC để bảo vệ cho bầy thú điện tử, bạn không biết rằng HSBC cũng chính là một con thú trong bầy thú này sao? Hy vọng là bạn ngây ngô. Bạn hãy tìm đọc nhiều hơn các tài liệu tiếng anh bên ngoài Việt Nam để hiểu được mối liên kết phức tạp giữa HSBC các quỹ lớn như Morgan Stanley. Chắc là bạn cũng chưa biết được rằng rất nhiều các quỹ đầu cơ nhỏ đang có mặt tại Việt Nam lại có nguồn tiền từ các quỹ lớn và hoàn toàn được điều khiển bởi các gã khổng lồ này. Họ làm thế để làm gì thì chắc cũng không khó hiểu đâu nếu bạn chịu khó nghiên cứu thêm ngoài những tài liệu mà HSBC công bố tại Việt Nam. Chắc bạn cũng không quên những lần đưa ra những khuyến nghị của ngân hàng này thì thị trường CKVN có biến động thế nào. Cầu mong những người có trách nhiệm không nghĩ như bạn.
Cả nền kinh tế nằm trong tay hedge fund??? Bạn tưởng các hedge fund là CIA hay M6 hay sao để nắm cả nền kinh tế? bạn đã đọc comment của mình trên kia chưa?
Và cuối cùng nếu có lên tiếng phản bác ai thì hay đưa ra lý luận của mình, đừng có nói một cách sáo rỗng thế nhé
"hãy tìm đọc nhiều tài liệu nước ngoài hơn": bạn sao bạn nghĩ là bạn đọc nhiều hơn tôi? bạn đã đi học được ở bao nhiêu nước rồi? dự được bao nhiêu hội thảo quốc tế?
Tôi chưa bao giờ nói bài viết không bổ ích với tác dụng cảnh báo, mà chỉ nói trên khía cạnh là dùng số liệu sai để giải thích một hiện tượng dẫn đến các lý luận sai
Thật thú vị khi những cm ở đây đã trở thành một cuộc debate. Chính những tranh luận này của các anh theo mọi chiều hướng và các quan điểm khác nhau đã khiến em hiểu hơn một chút vấn đề dù rằng vẫn khó có thể giúp mình hiểu sâu hơn bài viết cũng bởi phông nền xã hội còn non quá và những kiến thức học trên lớp khô cặn lí thuyết xa vời thực tiễn khiến em thấy lạ lẫm khi nghe những vấn đề này. Có lẽ nhiều người sẽ nói rằng là sớm và không cần thiết ở cái lứa tuổi như chúng em phải bận tâm tới những vấn đề này. Nhưng em tin rằng chẳng có gì là thừa để giới trẻ hiện nay tiếp nhận những nguồn thông tin như vậy, để rôì "vỡ" ra nhiều điều và có một cái nhìn sáng rõ, định hướng đúng đắn ngay từ bây giờ.
_ VN9X_
Một điểm nhấn để xã hội, những ai đau đáu với vận mệnh dân tộc nhìn lại mình, thấy mình rõ hơn, chân thực hơn.
Thanks !
Thế giới có bao nhiêu cuộc khủng hoảng kinh tế rồi . Năm 1997 , khủng hoảng tài chính IMF làm biết bao nhiêu quốc gia Châu Á phá sản , trong đó có những "ông lớn" hôm nay như Hàn Quốc , Đài Loan , Hồng Kong hay những "ông nhỏ" như Mã Lai , Thái Lan ... vậy suy ra năm đó "CS" nắm quyền ở các nước này và tham nhũng , rút ruột , coi thường vận mệnh đất nước hết cho nên mới có khủng hoảng ???
Thắng bại là chuyện thường tình của nhà binh . Lời lỗ là chuyện thường tình của kinh tế . Chỉ khinh những đứa ngồi ngoài vỗ tay hả hê khi thấy đất nước mình thua lỗ .
Bài viết của tác giả Trần Đông A tuy công phu nhưng dài quá . Giá mà tóm gọn lại thì dễ nắm bắt hơn .
Việt Nam mình trên cung bậc phát triển vẫn đang ở giai đoạn gia công . Tuy nhiên tôi tự hỏi tại sao lại cứ phải gia công ? Chả lẽ dân ta kém vậy ? Có tiền mà hình như ít ai có mơ ước đầu tư sản xuất như người Nhật , người Hàn . Có tiền người ta chỉ mong làm giàu bằng cách mua đi bán lại , làm áp phe , mua đất mua đai mua cổ phiếu . Nếu vậy thì giá trị vật chất ở VN sinh ra là nhờ ai (không kể tiền khai thác tài nguyên) ? Chỉ nhờ các bác nông dân đầu tắt mặt tối , các anh chị em công nhân trong ngoài nước , và một số nhà sản xuất nhỏ thôi à ?
Ngay đến ngành CNTT , tôi cũng chả biết là họ sản xuất được phần mềm nào bán được tiền , hay cũng chỉ toàn là viết chương trình gia công cho thế giới ?
Còn nếu như nhập khẩu những thứ khác mà là hàng tiêu dùng thì phải có người mua mới có kẻ bán , có khách hàng thì công ty mới nhập về . Vậy xét cho cùng , nhập khẩu hay xuất khẩu cũng không phải là thuần túy thu tiền hay chi tiền như nhiều người nghĩ . Nhập khẩu hay xuất khẩu chỉ là vấn đề giá trị luân chuyển trao đổi trong ngoài . Nhưng nhập siêu cũng có nghĩa tiền của chúng ta chảy ra ngoài nhiều hơn tiền bên ngoài chảy vào .
Rất hoan nghênh có nhiều bạn xin bài này về blog hoặc về các diễn đàn, nhưng tớ nghĩ bọn mình cần phải làm nhiều thứ hơn thế nữa dù cho điều đó chỉ đơn giản là thay đổi chính bản thân mình, thế thôi.
"Con tạo xoay vần, nhưng xoay về đâu, đó là trách nhiệm của tầng lớp trí thức của đất nước. Những con Lạc cháu Hồng ưu tú sẽ tập hợp lại tạo nên sức mạnh của cả dân tộc thuộc mọi tầng lớp để hóa giải thế cờ, xoay chuyển biến cố thành một vận hội mới."
Cảm ơn anh về bài viết !
Bác Trần có rất nhiều bức xúc nhưng em cũng có cảm giác bác cũng như chính phủ hiện tại. Lực bất tòng tâm, mọi việc bị nước ngoài thao túng. Theo em thì không nên phê phán chính phủ bởi hiện tại các ông ấy cũng đang vắt óc ra mà suy nghĩ đấy chứ, nào là trước vận mệnh quốc gia như thế làm sao để giữ được sự bình ổn (điều này thì chắc chắn ko có bình ổn rồi vì entropy luôn tăng) vậy ít nhất là có thể kiểm soát được sự hỗn độn khi có khủng hoảng xảy ra để cho dân an nước mạnh. Thực tế là chính phủ có rất nhiều thứ trong tay mà còn đang bí thì bác - em chưa biết cụ thể bác là ai nhưng chỉ với mấy bài viết như thế này thì làm sao thay đổi được vận mệnh. Bởi số liệu bác cũng chỉ là lấy trích dẫn (dù là số liệu thực) để đưa ra những nhận định cá nhân nghĩa là bác chỉ như kiểu thằng trẻ con ném đá lên tàu thôi, thằng nhà tàu nó thấy thế nó thay song sắt là bác tịt, không giải quyết được cái gì cả.
Nói chúng ta là con Lạc cháu Hồng thực ra cũng ko có gì vinh dự lắm - vì nếu theo sách sử ghi lại thì thấy chúng ta cũng chỉ là con cháu của họ động đình thôi.
Theo quan điểm của tui thì từng cá nhân một ý thức được về thực trạng đất nước, nhưng trước hết là giải quyết vấn đề cá nhân từng người. Không nên hùa theo đám đông, không nên hám lợi và lao vào những cái mà mình không biết để rồi trở thành những con thiêu thân cho kẻ khác. Mỗi cá nhân tốt xã hội sẽ tốt.
Rốt cục vấn đề cũng là do lòng tham và sự thiếu hiểu biết mà ra.
1. Về tính mục đích, tính khoa học, tính chính xác của entry:
a) Tính mục đích:
- Mục đích tối hậu: Mục đích CHÍNH TRỊ -> "vạch rõ sự tiếp tay do ngu dốt, do tham nhũng của bộ máy nhà nước và chính trị Việt Nam" trong việc tiếp tay cho "các con thú điện tử sừng mềm" - dạng đỉnh cao của tư bản tài chính lũng đoạn. (có nêu rõ sự đối lập với sự khốn khó của "đại đa số tầng lớp nhân dân")
- Mục đích kỹ thuật: "Cảnh báo về MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG của tiền khủng hoảng do sự lũng đoạn của luồng vốn gián tiếp và hậu quả của tích lũy tham nhũng trong thời gian dài". (đây là vấn đề thông tin và LÒNG TIN)
b) Tính khoa học:
Vì tính mục đích được đặt ra ngay từ đầu nên sẽ không ngạc nhiên khi có rất nhiều comment có các ý kiến trái ngược nhau. Các khía cạnh được đề cập trong entry khá rộng, gồm nhiều mặt của điều hành kinh tế vĩ mô: Tiền tệ, Tỷ giá, Đầu tư nước ngoài gián tiếp, Đầu tư nước ngoài trực tiếp, Quản lý XNK và cán cân thanh toán, Chính sách công nghiệp và bảo hộ và một số khía cạnh chính trị (hoặc kinh tế chính trị).
Bất kỳ vấn đề kinh tế (đặc biệt là kinh tế vĩ mô, kinh tế chính trị) đều có tính chất hai mặt, vì nếu không có tính chất 2 mặt đã không có kinh tế học hay là chúng ta phải học kinh tế (VD: phá giá đồng tiền giúp xuất khẩu tăng, cải thiện cán cân thương mại nhưng lại khiến cho nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu đặc biệt các hàng hóa là nguyên liệu đầu vào tăng, khiến đôla hóa nền kinh tế và giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ của NHTW... Nói chung logic và lý luân là có nhưng các vấn đề phải giải quyết định lượng và khung thời gian).
Vì vậy, các mảng vấn đề được nêu ra nhiều, nhưng chỉ phân tích một phía theo hướng chứng minh "mục đích", chưa phải cách đặt vấn đề một cách "khoa học là nghi ngờ". Do vậy rất nhiều ý kiến đặt vấn đề tính khoa học của các luận điểm ( vd: cơ sở của số liệu về cung tiền, vai trò của hegde fund, lý giải về chính sách tỷ giá...) và cũng có rất nhiều ý kiến ủng họ (cùng mục đích chăng, vì các bài ủng hộ không bổ sung gì về tính khoa học của các vấn đề).
Theo tôi, entry có những cơ sở về kinh tế học nhưng nếu phân tích về sự liên kết các mảng vấn đề thì sẽ có sự "mẫu thuẫn" nhất định (tôi mới đọc, sẽ comment thêm sau khi củng cố lại kiến thức bằng sách tiếng việt và một số sách tiếng anh - nhưng mà tiếng anh tôi kém).
c) Tính chính xác:
- Entry có tính chính xác về LỊCH SỬ KINH TẾ rất gần chúng ta: (i) Khủng hoảng kinh tế châu Á; (ii) Cuộc đầu cơ đánh đổ đồng Bảng Anh của các quỹ Hedging (đều do George Soros cầm đầu) thực hiện năm 1972? (nếu tôi nhớ nhầm thì ai có đính chính lại vì cái này được ghi trong quyển Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và Chính sách của Paul R.Krugman <- đang tìm mà không ra). Các kịch bản (thủ đoạn) và cách lũng đoạn của các quỹ đầu tư gián tiếp (khái quát hơn là sự rủi ro từ quản lý nguồn vốn gián tiếp) được đề cập là những cách thức cơ bản mà các Quỹ đầu tư gián tiếp nước ngoài đã thực hiện tại Châu Á 1997-1998 ( không biết trong cuốn Monetery Crisis của Paul R.Krugman hiện đang có trên thư viện quốc gia, Asia Fundation có ghi tiết về kịch bản này không??).
- Tính chính sách về số liệu: nhiều người đang có ý kiến về vấn đề này, nhưng muốn bình luận về vấn đề này thì phải có thời gian đọc và nêu con số. Các bình luận khác phản đối tính chính sách về số liệu theo tôi đều "rất lười về mặt cập nhật và phân tích số liệu".
- Tính chính xác về logic hay cách suy luận: entry tương đối thiên cưỡng khi KẾT LUẬN (chứ không đề xuất GIẢ THIẾT) về các vấn đề, đặc biệt khi chuyển từ KINH TẾ sang CHÍNH TRỊ.
(...continue...)
a Giá trị:
- Giá trị tích cực của entry là "nhắc lại và cảnh báo về sự tái diễn của Khủng hoảng Tài chính - tiền tệ Châu Á" tại Việt Nam. Theo tôi, đây là giá trị lớn nhất của Entry. "Các quy luật kinh tế là quy luật về hành vi của con người" và các quỹ lợi dung các quy luật này để tạo ra khủng hoảng và kiếm lời (các quỹ này thường là giọt nước làm tràn ly của các vấn đề nội tại chứ không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng). Một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng là sự tuân theo quy luật kinh tế tại thời điểm quá muộn (do right things at wrong time) trong đó có sự "tiếp tay của phương thuốc đắng IMF".
- "Giá trị" tiêu cực: Nếu như dự báo về dấu hiệu và kịch bản của "tiền khủng hoảng" tại Việt nam theo kịch bản khủng hoảng khủng hoảng châu á 1997-1998, thì entry không đưa một giải pháp cho các bước kịch bản (có thể rút ra từ chính lịch sử. Người đọc không phê phán tức truyền miệng nhau về một entry blog tiên tri về tiền khủng hoảng (phá giá đồng tiền, nạn nhân kinh tế, sự phản bội của các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với nhân dân và xã hội,...) chỉ khiến cho entrophy (chỉ số biến động) càng thêm lớn -> một nhân tố mong muốn góp phần đầy VN sớm hơn và nặng hơn vào khủng hoảng (điều này khác hẳn việc Paul R.Kugman đã công bố báo cáo về khủng hoảng Châu Á trước đó hơn 1 năm). Những người phê phán mang mục đích chính trị có thể coi entry này là một kiểu "hắt nước theo mưa" - các diễn biễn và sự kiến cứ lấy phân tích của khủng hoảng châu á, thêm số liệu Việt Nam trên báo chí hoặc các trang web hải ngoại để trở thành "nhà tiên tri sầu thảm".
b, Nhận thức:
- Ở cấp độ chung (Nhà nước, các lãnh đạo??? <- tôi không phải nằm trong số này cũng không dám như anh Trần Đông Chân mà đại diện hết cho người lao động mà ca thán nhà nước và thể chế chính trị): theo cảm nhận của tôi và trên một số bài báo của các chuyên gia kinh tế cao cấp như Lê Đăng Doanh, Vũ Trí Thành, Vũ Thành Tự Anh thì nhận thức của lãnh đạo nhà nước Việt nam về vấn đề này sẽ là khá sâu sắc (đã và đang được tư vấn bởi cả các chuyên gia của IMF - các sát thủ kinh tế chăng? và các các nhà kinh tế học của Đảng). Các bài học về khủng hoảng châu á sẽ được nghiên cứu kỹ và bước đi hiện tại là thận trọng, theo quy luật kinh tế nhưng không cố gắng không gây sốc (có sự mẫu thuẫn về mục đích và biện pháp thực hiện, vấn đề là thời điểm, sự đánh đổi và giải pháp đồng bộ, sự ủng hộ và đoàn kết trong và ngoài nước).
Bài học từ khủng hoảng châu á lên lấy cả 02 ví dụ tại Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia và Malaysia: (i) Khi Mohathia Mohamet - Tổng thống Malaysia từ chức, toàn thể nhân dân nuối và người Malay coi ông là anh hùng dân tộc vì ông đã giúp Malaysia vượt qua khủng hoảng châu á với ít tốn thất nhất. Và lời cuối cùng của ông với Tổng thống mới của Malaysia là "ĐỪNG LÀM THEO IMF". (ii) Thái Lan chấp nhận phương thuốc của IMF và quốc gia rơi vào khủng hoảng, theo tính toán thiệt hại ước lượng xóa bỏ hơn 5 năm phát triển kinh tế, tuy nhiên do THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ ỔN ĐỊNH (thế chế khác với thay đổi nội các), sau hơn 3 năm đã có tăng trưởng kinh tế dương (mức thấp. (iii) Indonexia: Chấp nhận phương thuốc IMF, khủng hoảng chính trị (lật đổ chế độ độc tài Suharto - vừa mới mất tháng này xong) và phải giải quyết một lúc vừa khủng hoảng kinh tế, vừa khủng hoảng chính chịnh (cả đổ máu) và ước lượng là phát triển tụt lùi hơn 10 năm phát triển.
Bài học rút ra là: (i) Xây dựng đoàn kết toàn dân (vấn đề lòng tin - không thể giải quyết ngay vấn đề tham nhung nhưng không được làm xấu hơn); (ii) Phải chuẩn bị "THỰC LỰC" để "Nghe IMF" nhưng "ĐỘC LẬP và CHỦ ĐỘNG trong Chính sách" theo hướng bảo đảm sự ỔN ĐỊNH đời sống nhân dân, KHÔNG GÂY SỐC. (iii) Đánh giá đúng (dự báo) và có biện pháp TRUNG HÒA những ảnh hưởng bóp méo của các CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẶC BIỆT trong dài hạn
- Ở nhận thức cá nhân (có tôi): ủng hộ các chính sách ổn định kinh tế (không đổ thêm dầu vào lửa vd: giảm chi tiêu xa sỉ); ở mọi xh, nạn nhân lớn nhất của Khủng hoảng là nhân dân.
c) Hành động:
- Ở cấp độ nhà nước và toàn xã hội: (i) Thực sự thực hiện tổng hợp các chính sách kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô để chống lạm phát (lạm phát ở Việt Nam có dấu hiệu của cả 04 nguyên nhân: cầu kéo, phí đẩy, tiền tệ, nhập khẩu lạm phát); (ii) đặt trọng tâm vào chính sách điều hành TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI dựa trên cơ sở xây dựng THỰC LỰC và chiến lược lâu dài đối phó với dòng vốn đầu cơ ngắn hạn; (iii) Xây dựng THỰC LỰC (dự trữ quốc gia) trên cơ sở huy động sức mạnh toàn dân, toàn xã hội (cái này lấy ý tưởng từ công trái chiến tranh của Mỹ, Đức và hành động của người Hàn Quốc đoàn kết chống khủng hoảng kinh tế 1997); (iv) Chống đầu cơ trong nước về các mặt hàng thiết yếu bằng việc tăng cường nhận thức của nhân dân, tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế kết hợp hành chính chống đầu cơ (đặc biệt công cụ thuế).
- Hành động cá nhân (cái này tôi viết cho tôi): (i) hạn chế chi tiêu xa sỉ (đi xe buýt đi làm, ăn nhậu ít đi, không mua hàng hiệu nữa); (ii) đầu tư vào kiến thức kinh tế, chứng khoán và ngoại ngữ để chuẩn bị cho hội nhập và hạn chế tác động nghịch của hội nhập (đọc entry này thấy mình phải học lại sách kinh tế và tham khảo các chuyên gia); (iii) xin phép tác giả copy lưu enty này, và gửi tới những người có chọn lọc (trình độ, thái độ, trách nhiệm và khả năng ảnh hướng đến chính sách) - tức KHÔNG LÀM RỐI LOẠN THÊM THÔNG TIN và XẤU ĐI LÒNG TIN khi chuyển cho người khác mà không chắc rằng người đó thực sự muốn biết về các vấn đề kinh tế - xã hội hiện nay với tư duy phê phán khoa học (nhưng người coi entry này như kiểu một sự kiện giật gân về một lời tiên tri về khủng hoảng.
Lời cuối cho ngày hôm nay: Cá nhân tôi rất cảm ơn tác giả TRẦN ĐÔNG CHẤN vì entry này, vì dù với mục đích gì thì entry này đã được viết công phu, nhắc nhở cộng đồng blog về một bài học ngay sát chúng ta - bài học về Khủng hoảng châu Á 1997. Bài học đó không chỉ là bài học về sự trả giá cho phát triển và hội nhập mà nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân lao động, mà còn là bài học về sự lựa chọn để vượt qua khủng hoảng giữa các quốc gia là khác nhau. Có quốc gia trả giá nhiều (Indonesia), có quốc gia trả giá ít hơn (thái lan) và có quốc gia vượt qua với sự đánh giá cao của nhân dân&quốc tế (malaysia, hàn quốc, trung quốc). Mọi vấn đề khách quan xảy ra (khủng hoảng hay entry này), nhưng cách nó tác động đến chúng ta còn phụ thuộc cách chúng ta lựa chọn. Tôi lựa chọn những tác động tích cực của entry này!
T
+ Vòng xoáy "hút nhồi" mà ông Trần Đông này nói trong thị trường tiền tệ, được thực hiện như thế nào ? Nếu thật sự mấy thằng "cu" kia đang giữ 500 nghìn tỷ đồng như ông nói thì đến giờ này đã lỗ sặc máu trong vòng mấy tháng rồi. Chứ hút nhồi kiểu gì ?
+ Theo tôi được biết, hiện tượng đầu cơ tiền tệ của các Quỹ có thể được hiểu là việc đầu cơ giá xuống của các đồng tiền. Thể hiện qua việc bán khống (bán trước, mua sau khi giá rẽ). Nếu thật sự mấy quỹ giữ 500 nghìn tỷ ~ 30 tỷ USD thì chỉ có bán tháo chứ bán khống kiểu gì nổi. Lúc đó thì lạm phát tăng, đồng tiền mất giá, mà các quỹ đó thì cũng lỗ nặng rồi. Vậy làm sao gọi là đầu cơ tiền tệ ? Bài viết này mâu thuẫn nhiều chỗ quá.
Góp ý tí nói kinh tế thì cứ nói kinh tế, đừng có lồng mấy câu thơ "sến" vào, nghe thấy "lãng" lắm.
Annyway, thanks FYI
2 mit de papa: Bạn nhận xét rất kỹ, chứng tỏ đã rất nghiêm túc và trách nhiệm khi comment.Cám ơn bạn nhiều.
1. Mục đích cuối cùng của các quĩ nước ngoài là lợi nhuận. Họ có thể thâu tóm MỘT SỐ tập đoàn kinh tế nhưng rất khó để thâu tóm chính trị. Họ, các quĩ nước ngoài đó làm kinh tế rất giỏi nhưng chưa chắc đã làm chính trị giỏi. Vậy nên trong đoạn thâu tóm và thôn tính mà tác giả có ý nói rằng họ thôn tính chính trị thì không hoàn toàn đúng. Hơn nữa họ phải e dè các động thái của Chính Phủ chứ không có chuyện ngược lại (Vd: Ở Venezuela và Bolivia chính phủ tuyên bố quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ và buộc các tập đoàn nước ngoài bán lại cổ phần, lúc đó chết thằng cha nào thì rõ ngay) Vả lại các tập đoàn / các quĩ nước ngoài luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu nên họ rất sợ các động thái của Chính Phủ và luôn tìm cách rút nhanh khi có biến động => Vậy nên nguy cơ ở đây có thể mãi mãi là nguy cơ chứ không bao giờ thành hiện thực.
2. Bài viết phân tích tất cả các yếu tố ở khía cạnh khách quan, nhưng Ở VN có những cái rất chuối đó là lý cùn. Vậy nên có những chính sách mang nặng tính hành chính nhưng lại có tác dụng cao. (Nếu phân tích ở khía cạnh khách quan thì khó lý giải các hiện tượng này)
Phan tich cua anh rat hay va nhung du doan do ngay cang dung dung voi cac dien bien gan day. Hien nay ty gia USD sau khi giam dang tren da tang do nhu cau khan hiem ve ngoai te. Ngan hang tung quan ve thanh khoan, lam phat da len toi 25% so voi nam truoc, chung khoan da xuong duoc 500 nhu anh du bao. Hien khong co co co so nao de kiem che duoc su do vo (du tru ngoai te giam, ngan sang tieu hao vi bao cap gia tung tung). Tran Dai ca, mong anh tiep tuc nghien cuu va co nhung phan tich moi ve tinh hinh.
Tri thuc nhu anh sang, no tu do soi roi khap moi noi (WB). Tuy o vietnam, no bi blocked lai va tim kiem tri thuc thi lai phai lan ngup trong cac blog.
Chia se voi anh nhu van de ve chinh tri. Su mat long tin vao thi truong vua roi khong chi vao van de kinh te ma con vao he thong chinh tri va kha nang xu ly va khac phuc cua no. To^ cha may cai dua cho rang bai viet cua anh bi biased vi ly do chinh tri.
Nam 1986 Vietnam vuot qua khung hoang vi da quyet tam "doimoi" duoc the gioi ca ngoi toi ngay nay. Tuy nhien nam 2008 nay, khong nhin thay mot co hoi, mot kha nang nao ve chuyen bien co tinh cach mang nhu cua dau 1980s. Quoc hoi van dang ban nhung chuyen lat vat, hoa hau hoan vu van to chuc thi..... ma khong thay mot chien luoc lon nao...
"Quoc gia hung vong, that phu huu trach" nhung lo cho minh con chua duoc, lam sao lo cho quoc gia.
@All: Bài viết này là của tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh của đại học Harvard, một trong những người tham gia nghiên cứu đề án "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2010-2020).
Bác nào cần em gửi bản chiến lược này kèm với bài báo trên cho.
1. Bài viết của anh rất hay và bám khá sát tình hình hiện tại, tuy nhiên theo quan điểm của em có vẻ anh rất cố gáng kéo theo yếu tố chính trị và cộng sản vào trong đó. Đặc biệt ở đoạn luân chuyển ngoại tệ từ kiều hối anh nói khá mạnh về những con dân việt nam đang phải vật lộn với cuộc sống mưu sinhơở xứ người, khiến liên tưởng đến các thế lực phản động chống đối chính quyền nhà nước Việt Nam. Về luận điểm này em ko tán thành. Tuy nhiên nội dung phân tích bên trong khá thực và mang hàm ý cảnh báo, tuy diễn biến kinh tế không thể xấu ngay chỉ trong vòng 1 năm tới ở 2009 nhưng có vẻ cũng sẽ ko là quá lâu.
2. Một số blogger tỏ ra rành rọt về kinh tế học và phân tích thị trường chứng khoán lớn tiếng phản đối bài viết này và chủ yếu đòi cung cấp số liệu cụ thể chứng minh. Thiết nghĩ tác giả cũng chỉ là dân thường mà thôi muốn động đến được các số liệu thuộc về bí mật quốc gia e là không thể, thế nhưng các số liệu trong bài đã được các báo điện tử có uy tín tại VN đã dẫn lời và báo tuổi trẻ cũng đã công bố thông tin, vậy có cần thiết phải vạch ra rõ ràng bằng chứng nơi đâu cho các anh xem hay ko?? Có 1 blogger tự nhận làm trong môi trường giao dịch chứng khoán được 5 năm và 1 năm bên lĩnh vực tài chính hoàn toàn ko đồng ý với bài viết này, có thể câu nói "bạn nghĩ là bạn đọc hết sách báo nước ngoài nhiều hơn tôi sao, bạn đi nhiều nước hơn tôi sao, bạn tham gia các hội nghị kinh tế nhiều hơn tôi sao..." chỉ là để minh chứng cho sự hiểu biết của bạn nhưng thưa bạn thực sự thì bạn đã ko thể thấy hết mảng tối của ngọn đèn dầu le lắt. Chẳng có hội nghị hay diễn đàn kinh tế công khai nào có thể nói với bạn như bài viết này đã nói bởi đơn giản đó luôn là cái loa phóng thanh cho cái gọi là động lực, và thật sự những nhà điều hành cũng như nhân sự điều hành trong chứng khoán việt nam đều chỉ là những tay mơ mà thôi. Theo điều tra riêng của trung tâm chúng tôi thì tại một cuộc offline của những nhà phân tích chứng khoán cho thấy tất cả họ đủ trình độ êể ngồi vào cái ghế điều hành đó hơn bất cứ ai, thế nhưng có nằm mơ họ cũng ko thể được bởi đó là đặc thù của chế độ bây giờ. 1 vài bạn dẫn chứng nguồn tổng hợp từ HSBC và tin tưởng vào đó vì nó trình đến cho chính phủ những kết quả tốt đẹp, thế nhưng bạn đã ko biết HSBC cũng chính là 1 con quỷ con trong bầy quỷ đó. Nếu theo dõi chi tiết 1 tí bạn sẽ biết được trong cuộc lừa đảo đầu tư tài chính đa cấp qua mạng với colony invest trong năm ngoái thì núp đằng sau nó luôn có cái bóng của HSBC, và kế hoạch thanh toán USD đã được thực hiện bước đầu.
3. Dù thế nào chúng ta vẫn là con người VN, đi đến đâu hay làm gì cũng ko thay máu được điều đó, nhiều bạn bức xức đòi chúng ta ko chỉ ngồi ko mà phải làm cái gfi đó, ko nên để chỉ đọc rồi im lặng, nhiệt huyết các bạn rất cao nhưng ai cũng có, và bạn có và sẽ làm được gì ko khi xã hội hiện nay ko cho bạn làm bất cứ điều gì. Bạn nên biết Bùi Tiến DŨng được tự do và phục chức là 1 con đường dẫn mọi cuộc đóng góp bị trụy tàn. Ai dám đứng lên và muốn đứng lên vì đất nước?? có lẽ những người nắm quyền sẽ trả lời : Tôi không cần, tôi có đủ rồi ! Cuối cùng sót lại vẫn chỉ là người dân.
Chắc Yahoo 360 bị vấn đề, tôi chưa bao giờ xóa bất kỳ comment nào của ai hết. Kể cả cái của "Love is Life" vu khống tôi ăn cắp bài của Vũ Thành Tự Anh tôi cũng để nguyên.
Tôi thấy vẫn có 1 ý kiến của bạn được ghi lúc 05:17pm (ICT) ngày May 29, 2008 trên phần comment của entry này. Bạn kiểm tra lại nhé, chúc bạn cuối tuần vui vẻ.
Annyway, thanks FYI"
Tôi không chắc Seal có vào đây lần thứ 2 để đọc comment và nhận được dòng này nhưng khi đã biết nhận xét người ta 'lãng' mà chính mình cũng tây ta lẫn lộn. Đang nói ở trên lại 'annyway', chưa kể sai chính tả.
Tôi chẳng nói đến Seal mà nói chung cho tất cả mọi người.
Điều đầu tiên đó là: Khi đưa ra 1 quan điểm cá nhân dựa trên tình hình thực tế, đương nhiên sẽ phải có ý kiến tán đồng, sẽ phải có ý kiến phản đối. Một tổng thống không có nghĩa ông ta phải là người được cả dân tán đồng. Vậy khi mọi người xoay vào chỉ trích chủ blog với bài viết này, thì sao không nói gì đến chính sách của nhà nước, hay là tán đồng hoàn toàn với chính sách ấy? Và chủ blog này là một kẻ bịa đặt khi nói rằng họ đã sai lầm?
Điều thứ 2 thì cũng như bao nhiêu người đã nói, mọi người vào trách móc, đôi khi là sự châm chọc ('tưởng tượng phong phú', 'nực cười', v.v.v) nhưng chủ blog này còn hơn được chính những người nói câu đấy khi vạch ra được vấn đề thực tế. Có thể số liệu không hoàn toàn chính xác, không hoàn toàn thuyết phục nhưng cái mục đích cảnh tỉnh, mục đích lý luận cho mọi người đọc, cảm nhận, và tranh luận về nó, về sự phát triển của đất nước là có thật. Và thất vọng thay những con người luôn chỉ biết bình phẩm chê bai người khác mà không biết nói thêm 1 câu nào về chuyện quan điểm cá nhân của họ về cách thay đổi tình hình trên như thế nào.
Có nhiều người nói rằng bộ máy quản lý của nhà nước sắp sụp đổ, tôi cũng tán đồng điều ấy. Là người biết nhiều về chuyện giao dịch ngân hàng, tôi biết cách ngân hàng đang làm trò gì, và tôi biết chính phủ loan tin 'Khủng hoảng chỉ là nhất thời, dân chúng không phải lo lắng' của chính phủ bịa đặt ra làm sao.
Tôi không nghĩ ra được hướng giải quyết cho vấn đề này, mong các bạn suy nghĩ về nó.
http://ddcvn.org/index.php?option=com_content&task=view&id=115&Itemid=27
- Ai tiep tay, cap phep cho bon nay an cuop?????
- Hien nay bon an cuop da duoc cap phep, cai gi xay ra????
Nhưng mà tất cả hệ thống lập luận của tác giả ngay từ đầu đã dựa trên một giả định không đủ độ tin cậy: “Trên 600 ngàn tỷ đồng đã được phát hành nhưng đang bị ghim giữ bởi một số cá nhân và tổ chức nào đó chưa đẩy cho lưu thông vào thị trường.”
Vậy nên thiết nghĩ bài viết chỉ đáng tin cậy trên hiện khía cạnh hiện tượng nền kinh tế, trên khía cạnh phân tích quy luật của thị trường chứng khoán mà thôi. Ở góc độ thao túng thị trường chứng khoán của các quỹ đầu cơ có thể tin một phần, nhưng lượng tiền mà hiện tại nó nắm giữ đến đâu để có khả năng thao túng đến mức nào – Thao túng thị trường chứng khoán? Thao túng cả tiền đồng Việt Nam? Vấn đề này khó có thể nói và biết được?
Xin bạn Đông Chấn cho tôi trao đổi thêm với một số bạn comment khác.
Có rất nhiều comment đả kích nhưng chưa có ai trả lời được câu hỏi: "Tiền đồng đang ở đâu?". Nếu bạn nào có ý khác ý bài viết của Trần Đông Chấn (hay Đông A?) để trả lời câu hỏi của bài viết xin viết bài hoặc cho đường dẫn để tôi có thể tham khảo. Xin cám ơn trước.
Ngoài ra có bạn lại đề nghị tách phần chính trị ra khỏi bài viết thì bài sẽ hay hơn.(???) Cá mập Đầu Búa mà ở trong ao sen thì... mọi người lội xuống ao mà "mần thịt" nó. Mọi người đều biết kinh tế và chính trị giống như cá với nước. Nước kiểu XHCN hay CNXH thì đã có Liên Xô, Bắc Hàn làm đại diện, nước kiểu tư bản, dân chủ có: Đức, Anh,Thụy Sĩ, Mỹ, Nhật..., nước "pha" giữa 2 kiểu trên (kinh tế thị trường định hướng XHCN) thì có Trung Quốc và VN, nước "thánh" thì có Iran và một số nước Châu Phi. "Ai có tai thì nghe, có mắt thì nhìn và... có não (óc) thì suy nghĩ" - trích Dân gian.
Một lần nữa xin cám ơn Đông Chấn. Đang cố gắng vận động mọi người: nếu có đau thì đau một lân cho dứt, nếu đã bị hoại tử thì cắt bỏ cho xong.
Mong mọi người mạnh khỏe, bình an.
Hy vọng sẽ học hỏi được nhiều từ mọi người e-mail của tôi là vietnguyen307@gmail.com.
Mọi người nói nhiều quá rùi.Có lẽ chỉ cần hoan nghênh vì cm khá dài và thỏa đáng!
Có một điều hơi buồn là tác giả đã dồn hết lực để viết bài này mà hầu như chẳng phản hồi gì.Thế nên tôi cũng ko muốn góp ý gì nữa.
Tôi đang học để trở thành người đi làm chính sách (KếHoạch-ĐầuTư^^).Hy vọng 1 ngày ko xa sẽ giúp chút gì đó cải thiện kinh tế VN.
Tuy vậy vẫn muốn đưa cho các bạn 1 thông tin theo tôi là khá hữu ích.Các bạn hay lấy số liệu GDP,lạm phát,lãi suất...từ năm 1992 và vẽ thành 1 biểu đồ.
Không cần nhiều kiến thức về kinh tế học cũng có thể nhận ra qua các biểu đồ đó:Kinh tế VN đã bước vào "giai đoạn đi xuống" trong chu kỳ kinh tế.
Từ đó các vấn đề sẽ được nhìn sáng tỏ và khách quan hơn!
Vài lời.
Em đọc entry này lúc 21 ngày 11.6.2008. Có thể là rất lâu sau khi tác giả viết, và thực tế là hầu hết các dự đoán trong kịch bản này đều đang xảy ra : Tỉ giá USD-VND rất cao, thị trường CK náo loạn,..Tuy vậy, em có một thắc mắc sau:
Theo ý kiến của tác giả “An sinh của gần 86 triệu dân hiện nay đang phụ thuộc hoàn toàn vào sự rộng lượng của “những con sói”., và nguyên nhân lũng đoạn của nền kinh tế, xuyên suốt, là do nhà nước không chống đỡ nổi ý đồ của “bầy thú điện tử”
Tuy nhiên, theo em biết, thì những quỹ đầu tư này không phải do 1 chủ đầu tư, mà do nhiều công ty ở NHIỀU QUỐC GIA khác nhau. Và việc các quỹ đầu tư này thống nhất về mục đích và cách thức hành động cùng lúc là cực kỳ khó khăn, trừ khi phía sau có MỘT tổ chức chính trị nào đó chỉ đạo.
Việc này tác giả có thể giải thích rõ hơn được không ạ ?
tuy nhiên vẫn còn vài điểm mang tính chủ quan như khả năng dự trữ ngoại hối của Nhà nước là 1 ẩn số thuộc hàng bí mật quốc gia nên ko thể nhận định là yếu hay mạnh đc...có thể cực yếu mà cũng có thể cực mạnh!
Trần Đông Chấn nên nhớ rằng bài viết này chỉ có giá trị cho những ai không hiểu về kinh tế vĩ mô, mà những người này thường là "Bầy đàn"- Nói sao tin vậy. Còn đối với bậc tri thức Việt Nam, tôi tin họ có những phân tích trước cả Trần Đông Chấn, và nếu yêu nước họ sẽ có những hành động cụ thể, chứ không tuyên truyền như thế này
"Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" câu này rất đúng, theo tôi hiểu thì nghĩa là nước Việt Nam hưng vong là lỗi tại mấy tên thất phu. Người Việt Nam chắc toàn là thất phu hết nên nước Việt Nam mới ra nông nổi này ... Người Việt Nam chỉ biết mạnh ai nấy sống mà còn lừa đảo nhau nữa ..chỉ đọc comments thôi là đã thấy người Việt chẳng đoàn kết tí nào. Sư thật trước mắt, kinh tế VN đi xuống, báo chí thế giới nói kinh tế Á Châu đi xuống lý do là nằm ngay Việtnam không đi tìm đọc mà còn nói bài viết không thuyết phục nữa...
"Chống-chính phủ" xuyên tạc thông tin, phiến diện báo chí, thổi phồng dân chủ. Thừa nhận!
Kết lại thì chỉ có dân đen là thiệt mạng trong chận triến giữa các nhóm quyền lợi. Thời nào chả thế! Tựu trung cũng chỉ một chữ "nhân". Ai có tâm thì dân theo, đừng làm khổ dân mãi thế. Em thì đã chán nản từ mấy năm nay rồi.
Mà các bác tranh cãi, đánh giá tình hình là điểm đáng hoan nghênh, nhưng tranh cãi rồi thì cũng nên ngồi cùng nhau mà tìm ra giải pháp. Nói dại sự việc xảy ra thật thì các bác ngồi cười hả hê "đấy, ai bảo không nghe tao" thôi àh!?
[Mà em thật cũng thắc mắc, nhờ ơn chính phủ mà đồng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ (đến thừa thãi) trong hành trình rời khỏi đất nước, cộng thêm cái hệ thống tiền tệ rối nhoằn, thì bầy thú sao phải cân nhắc lợi thế đầu tư so với các nước đang phát triển khác để nhảy vào VN cơ chứ?)(Mìa mai mà nói thì độc quyền chính trị, kiểm soát tập trung của ĐCS cũng là cái lợi so với các nước theo chính thể cộng hòa, đa nguyên, đa đảng)(-.-')
--> vừa đọc câu đầu tiên đã không muốn đọc tiếp nữa, vì thực tế GDP của VN từ 2005-2007 là 8-8.5%/ năm và kiểu cộng dồn số học như trên được xếp vào dạng sai cơ bản!
Xin cảm ơn anh về những bài viết vô cùng hữu ích với em!
Em đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn thấy hấp dẫn.
Cảm ơn anh về những bài viết giá trị như vậy!
Tác giả nổi tiếng về chuyên mục kinh tế Ngọc Minh của báo Thanh Niên đặt câu hỏi tiền chạy đi đâu, câu trả lời cũng giống như anh Chấn thôi. Tiền đang ở những tổ chức đầu cơ nước ngoài.
http://diendan.atpvietnam.com/viewtopic.php?f=12&t=362
Bạn phân tích rất tốt tuy nhiên nếu bạn khai thác sâu hơn vào yếu tố chính trị thì tôi nghĩ sẽ có sức thuyết phục hơn.
Theo tôi nghĩ tình hình hiện nay xấu hơn cả dự kiến phải chăng do đấu tranh nội bộ trong chính trị? Cái này chỉ là một nghi vấn nhưng theo tôi, điều đó tác động rất lớn đến kinh tế xã hội.
Trên thực tế chỉ một thay đổi nhỏ về chính trị cũng sẽ tạo ra tác động kinh tế xã hội rất lớn. Điều này chắc bạn đồng tình?
Tham khảo bài viết của bạn thấy khá thú vị. Tuy nhiên việc tôi cần làm là sống chung với lũ nên không bình luận nhiều...Cẩn thận là hơn
Bố nội ơi, bố chỉ cho em sách vở, công trình nghiên cứu nào nói "Những số liệu được công bố cho biết trong 3 năm từ 2005 đến 2007 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 27% (tạo ra thêm khoảng 434 ngàn tỷ đồng giá trị sản phẩm quốc nội) nhưng lượng cung tiền lại tăng tới 135%. Điều này có nghĩa rằng nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên. Nếu lượng tiền đó được lưu thông hết vào thị trường thì sẽ tạo ra khả năng lạm phát lên đến 80% trong quãng thời gian này".
Mấy bố tưởng ước tính 1% tăng cung tiền sẽ tăng ?% lạm phát là đơn giản à, con lạy mấy bố, mấy bố cho dù biết tính cũng đếch áp dụng được vào Việt Ngan đâu. Con cũng xin nói cho mấy bố ,lạm phát bắt nguồn chủ yếu từ 2 nguyên nhân chính là cầu kéo và chi phí đẩy, sỡ dĩ vịt ngan lạm phát mạnh như vậy là do vừa bị cầu kéo vừa bị chi phí đẩy (sốc cung) đấy mấy bố, mấy bố cũng đừng nói với con là do tiền tệ (cái tiền tệ là nằm trong cầu kéo rồi). Đất nứoc này sở dĩ không có nhà quản lý giởi là vì có những người như mấy bố ấy, đến cả nghiên cứu mà cũng bị lừa, cả bài chỉ nói có tham nhung là tạm được, mà cũng éo biết đưa tham nhũng trở thành một tham số của kinh êtế học đẻ luận giải tăng trưởng kinh tế nữa, bờm như vịt.
Có một đặc điểm trong các comment ở đây là chỉ có vài comment phản ứng có tính khoa học, có phân tích thì y như rằng 1 đám không hề lập luận, hoặc không hề giải thích, chỉ cứ nói xuông cái kiểu thế này này:
_ "Cũng vẫn một cảm nhận, đầu lùn-văn hóa thấp. Trách chi mà đất nước VN mấy chục năm qua không thể hiên ngang sánh vai với ai một cách đường hoàng được bởi những trái đắng kiểu này được sản sinh khá nhiều trong xã hội."
_ "To: Tran Tien. Tôi không biết anh thuộc thành phần nào, nhưng có thể đoán được rằng anh thuộc tầng lớp ăn trên ngồi trước nhờ hưởng cái đặc quyền của chế độ."
_ ...
Trần Đông Chấn là ông nào, nếu thật sự nhân danh khoa học thì bước ra để các nhà khoa học cùng phản biện với nhau. Còn cái kiểu tung hỏa mù không rõ danh tính thế này thì ko hay rồi.
Vậy tại sao chỉ các công chức nhà nước phải tham nhũng, tại sao họ dám tham nhũng mà không sợ gì cả, tôi xin được nêu ra 2 lý do chính sau:
1- Là vì lương theo cơ chế nhà nước của công chức rất thấp, thậm chí lương của tổng giám đốc, chủ tịch UNBD tỉnh thành phố còn thấp hơn lương thưởng của các trưởng bộ phân của cty chứng khoán SSI, ngân hàng ACB, các cty Kiếng Đình quốc, gạch đồng tâm, cty P&G Việt NAm....tóm lại là đồng lương không chỉ đủ để họ ăn uống tiết kiệm mà sống còn các chi tiêu học hành cho con cái, khám chữa bệnh, cà phê thuôc lá như các nhân viên của các cty ngoài nhà nước, tiền tích lũy để hai chục năm sau mua một căn nhà dù nhỏ cũng không có.
2- Việc chế tài, xử lý tham nhũng không đủ mạnh, không đến nơi đến chốn, và ngừơi tham nhũng toàn là thân quen, có quyền lực cao.
Tại sao các nhà đầu tư nước ngoài họ chỉ cần có dự án, có tiền họ vào thuê đất của VN, thuê công nhân, người quản lý Vịêt Nam, họ có thể trả lương cao từ 2000USD -5000USD, cho đi đào tạo ở nước ngoài, cấp xe 4 chỗ cho các cán bộ quản lý người VN, mà họ vẫn kinh doanh có lãi đem tiền về nước cho tập đoàn của họ, đóng góp cho ngân sách VN rất nhiều (Cty P&G Việt Nam và còn hàng ngàn cty khác ), còn các cty nhà nước có nhiều ưu đãi hơn, có đất đai, vốn vay ưu đãi mà hoạt động không hiệu quả còn làm thâm hụt ngân sách lãi của cty không bằng lãi tiền gửi ngân hàng.
Tại sao Cty Phú Mỹ Hưng cũng thuê các nhà thầu và công nhân Việt Nam mà họ có thể xây dựng các công trình cao ốc và cầu đường luôn đúng tiến độ, đúng chất lượng và thời gian hoàn thành luôn chính xác, thậm chí sớm hơn kế hoạch đặt ra với chi phí trên 01 km vuông đường thấp hơn nhiều so với các công trình cầu đường của nhà nước. Không lẻ các cty xây dựng cầu đường của VN sợ Phú Mỹ Hưng hơn các cơ quan nhà nước mà không dám làm chậm, kém chất lượng rồi nói là không đủ khả năng quản lý, không có khả năng tài chính.
Tại sao các cán bộ, nhân viên của các cty tư nhân, các cty đầu tư nước ngoài lại phải dốc hết sức mình làm việc, tiết kiệm cho cty, tìm mọi cách cho cty phát triển. Vì họ được trả lương, thưởng xứng đáng với công sức và chất xám bỏ ra, với đồng lương có được họ có thể tiêu xài tương đối thoải mái, lo cho con ăn học, du lịch và có tích lũy để mua nhà. Và khi công ty phát triển thì họ cũng được tăng thêm thu nhập
Việt Nam lớn hơn Singapore, có nhiều tài nguyên khoáng sản, có rừng vàng biển bạc, con người Việt Nam cũng rất thông minh, cần cù sáng tạo có thể làm lãnh đạo cho các tập đoàn nước ngoài tại VN, đi làm quản lý cho các cty tập đoàn ở nước ngoài, Đảng và nhà nước , các nhà lãnh đạo tài ba VN là người đã giành lại đất nước từ tay bọn xâm lược đưa đất nước đến ngày hôm nay. Vậy mà lương của Thủ tướng Singapore có thể cao hơn lương tổng thống Mỹ, các công chức Singapore được lãnh lương thưởng xứng đáng đến nỗi họ không dám, không thích, không cần tham nhũng vậy mà tài sản của họ cũng không nhiều bằng các quan tham của VN(mỗi khi báo chí phanh phui các tài sản tham nhũng). Vì để tham nhũng 1 đồng thì các quan tham làm thất thu, lãng phí ngân sách từ 5 đến 10 đồng
Tại sao các công chức, các nhà lãnh đạo cấp cao, thủ tướng, tổng bí thư, chủ tịch nước của đất nước Việt Nam này không thể đường đường chính chính lãnh lương cao như họ, có thể ngẩng cao đầu hãnh diện, vỗ ngực xưng tên ta là công chức của nhà nước VN, một nhà nước đứng trong top 10 các nước không có tham nhũng..
Trong khi các cty nước ngoài như chủ đầu tư KCN Việt Nam Singapore thuê đất của VN làm KCN mà họ còn có thể trả lương cao cho các nhà quản lý KCN nạy Tại sao VN là nước chủ nhà của bao nhiêu KCN, mỏ tài nguyên khoáng sản, nguồn thu đáng lẻ phải rầt lớn mà lương của các nhà quản lý lại thấp hơn nhiều. Chỉ cần BLĐ, các nhà quản lý của VN chỉ cần đứng vai trò là nhà sáng lập DN, CEO, CFO của nước pháp quyền VN XHCN theo cơ chế thị trường, tạo ra khung pháp lý để mọi thành phần ktế kể cả các tập đoàn nhà nước hoạt động cạnh tranh công bằng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, quan tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, giúp nông dân giàu lên thì học sẽ có nhiều tiền để nộp thuế cho nhà nước, không cần bao cấp điện, nước, trả được lương cao cho công chưc...
Vậy nguồn thu ở đâu để có thể trả lương cao cho các lãnh đạo, các công như Singapore. Xin thưa nếu các quan chức không còn tham nhũng, chúng ta tập hợp thu đúng thu đủ từ các nguồn thu, thuế thu nhập DN, thuế XNK, thuế khai thách tài nguyên khoáng sản, tất cả các nguồn thu của các quan tham hiện nay đang khai thác, tiết kiệm các khoản chi, chi đúng không lãng phí , nhà nước không cần chi ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng nmà chỉ cần quy hoạch và đấu thầu công khai, ai trúng thầu và đầu tư xong thì được quyền khai thác cơ sở hạng tầng đó theo hình thức BOT . Khi trả lương cao thì nhà nước có thể yêu cầu công chức làm việc nhiều và hiệu quả hơn hiện nay (một nhân viên của cty tư nhân, cty nước ngoài làm việc có hiệu quả bằng 5 nhân viên nhà nước), khi công chức không tham nhũng nữa thì họ càng muốn làm hết việc nhanh chóng để được về sớm vì thế họ sẽ tự động suy nghĩ ra nhiều cách ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc để làm nhanh hơn khoa học hơn (chứ như hiện nay việc áp dụng chính quyền điện tử, thông quan điện tử triển khai biết bao lâu vẫn chưa xong)
Vì thế, công việc chống tham nhũng hiện nay giống như việc đầu tư chứng khoán phải biết cắt lỗ, nhà nước nên quyết tâm yêu cầu tất cả các công chức kê khai tài sản từ nay cho đến 31/12/2008, để công nhận cho họ coi như cắt lỗ Ngân sách nhà nước mà không cần xử tội ai cả. Đồng thời soạn thảo ra hệ thống pháp luật để đảm bảo nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, quân pháp bất vị thân, trả lương thưởng cho xứng đáng theo cơ chế thị trường và đề ra luật chống tham nhũng, nếu quan chức kể từ ngày 01/01/2009 còn tham nhũng thì sẽ tịch thu toàn bộ tài sản hiện có, cách chức, loại tất cả các con cái người thân có liên quan ra khỏi bộ máy nhà nước.... họ chỉ vĩnh viễn làm dân thường mà không được thi làm công chức nữa, làm sao để công thức thấy tham nhũng là sợ như hủi.
Tóm lại để chống được thanm nhũng thì thu nhập của công chức nhà nước phải cao, thậm chí cao hơn các cty, tập đoàn vì họ quản lý vận hành cả một đất nước, tạo ra công ăn việc làm cho hơn 80 trệiu con người, làm cho dân giàu thì nước mới mạnh.
Cha mẹ nào cũng thương con, hy sinh tất cả vì con, làm thêm, nhịn ăn,nhịn mặc để cho con cái ăn no, mặc ấm, học hành đến nơi đến chốn, để có thể ra đường ngẩng cao dầu với thiên hạ.
Khi nhà nước thương dân như con, thấu hiểu lòng dân, v à nổi khổ của dân thì dân sẽ giàu, nước sẽ mạnh
Tôi xin nêu ra các nguồn thu cho NSNN gồm :
1- Thuế thu nhập cá nhân : tất cả các người dân có thu nhập đều nộp thuế thấp nhất là 10.000/tháng thì với hơn 80 triệu dân thì nguồn thu cũng đáng kể. Với mã số thuế là số CMND hiện nay
2- Để khuyến khích người dân tự nguyện đòi hoá đơn VAT khi mua hàng, nhà nước nên tăng thêm khoản 3% thuế VAT vào sản phẩm tiêu dùng, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi...khi người mua hàng nộp hoá đơn cho cơ quan thuế thì được thối lại số thuế này, nhà nước thông báo cho toàn dân biết, để khi mua hàng họ đòi hoá đơn, rồi họ tập hợp các hóa đơn lại để nộp cho các cơ quan thuế bằng cách sau :
- Các Cục thế, chi cục thuế mở ra trang web để tất cả mọi người dân có thể dễ dàng truy cập vào nạp đầy đủ thông tin của hóa đơn như tên cty bán hàng, số hoá đơn ,ngày mua hàng, trị giá hoá đơn, số CMND người mua, và số tài khoản người mua để nhà nuớc thoái thuế.- Tất cả các DN khi giao dịch mua bán với nhau đều phải xuất hóa đơn VAT, qua ngày hôm sau đều phải nhập số liệu lên mạng gồm : MST bên bán, số hoá đơn bên bán, trị giá hoá đơn, MST nên mua để hệ thống máy tính của cơ quan thuế cập nhật, so sánh số liệu giữa bên bán và bên mua, nếu có hoá đơn giả, hoặc DN đã bỏ trốn thì DN bên mua cũng có thể phát hiện liền mà không bị cơ quan thuế loại ra như hiện nay.
Bằng cáh này nhà nước có thể quản lý được doanh thu của tất cả các DN, các cơ sở dịch vụ, tránh được hóa đơn giá, hoá đơn kê khống giữa liên 1 và liên 2 liên 3.
3-Tất cả các số xe đẹp đều đem ra đầu giá để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
4- Đánh thuế kinh doanh Bất động sản, vàng chứng khoán.
5- Thu thuế vào các loại hàng xa xí phẩm, rượu, bia , thuốc, các vũ trường, nhà hàng , các sản phẩm không khuyến khích tiêu dùng.
6- Thu phí cao đối với các xe hơi xe, gắn máy phân khối lớn để người giàu đóng góp thêm cho xã hội.
7- Nhà nước không cần chi ngân sách để làm cơ sở hạ tầng mà nên xã hội hoá đầu tư bằng cách tạo ra quy hoạch và kêu gọi các thành phần kinh tế đấu thầu theo hình thức BOT, có các phương pháp chế tài mạnh như nhà đâu tư trúng thầu phải nộp 20% tiền vào tài khoản khóa lại được hưởng lãi cao bằng lãi vay đẻ chứng minh khả năng tài chính, có năng lực thi công nếu công trình không hoàn thành thì bị phạt và không cho đấu thầu các công trình khác đối với cty tư nhân, còn nhà đầu tư trúng thầu là cty nhà nước thì phải cách chức giám đốc cty, phạt tiền các giám đốc vì để thiệt hại cho NSNN.
8- Cổ phần hoá tất cả các tập đoàn kinh tế nhà nước để họ hoạt động theo cơ chế thị trường bình đẳng như các thành phần kinh tế khác, lúc đó họ không thể xà xẻo tài sản nhà nước được nữa mà phải tư thân vận động làm giàu cho mình và nộp thuế cho nhà nước..
Nếu nhà nước thu đúng thu đủ các khoản thất thoát do tham nhũng hiện nay và không chi lãng phí ngân sách, tôi xin đảm bảo ngân sách sẽ đủ để chi lương cho công chức VN cao như Singapore.
Thực sự, người Việt Nam ta rất yêu nước, một lòng ủng hộ các nhà lãnh đạo, chính sách của Đảng và Nhà nước đổi mới chỉ có bọn tham nhũng mới sợ cải cách, sợ ứng dụng chính phủ điện tử thì họ không còn cơ hội báo cáo láo, che mắt lãnh đạo để tham nhũng hành hạ dân, hành hạ DN, sợ lòi ra hành vi tham nhũng của họ. Người dân nghèo thì chỉ mong được ăn no, mặc ấm, người có thu nhậpp trung bình thì muốn được ăn ngon hơn mặc đẹp hơn, người khá thì muốn có nhà có cửa, người giàu có thì muốn nổi tiếng, giàu sang hơn và xài hàng hiệu, nói chung họ chỉ muốn làm giàu chứ không ai quan tâm đến chính trị cả, họ chỉ mong Đảng, nhà nước quản lý điều hành nền chính trị được ổn định, tạo ra hành lang luật pháp rõ ràng để mọi người đều bình đẳng trước pháp luật để họ có thể làm giàu hơn góp phần làm mạnh đất nước, Chính phủ nên mở trang web trực tuyến để người dân, phản hồi ý nguyện của mình để có thể ở trong lòng dân, quản lý và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Mong chính phủ quyết tâm triển khai được "chính phủ điện tư như ở Hàn Quốc" vì việc triển khai này không khó chỉ cần bỏ tiền ra mua các phần mềm như các Ngân hàng hiện nay đang làm có thể quản lý trên toàn cầu.
Kính chào đoàn kết và xây dựng
Toi thich cm cua ban. Mong doc duoc nhieu cm nhu the de thay ngon lua tam huyet cua nguoi tri thuc VN.
To: Mr.DTr@
Dung lam tro tre con trong khi co gang mang vao nguoi cai ao tri thuc. Tu xem minh la 'nha khoa hoc' thi cu tu nhien viet bai phan bien va cong bo tren khap cac mat bao chi hoac tham chi o blog nay ma chang can phai biet mat mui anh Chan the nao. Neu 'nha khoa hoc' co bai phan bien hay thi lo gi khong co nguoi ung ho. Con bang khong lam duoc thi dung tu mua dieu xau vao minh lam vay ban chiec ao tri thuc dang mac.
To: anh Chan
Toi kham phuc anh la nguoi rat diem tinh va khong bi anh huong boi nhung cm kieu nay. Toi mong anh tiep tuc cong hien nhung bai viet gia tri nua cho cong chung thuo?ng la~m. Du ban ron voi nhieu cong viec nhung toi (va nhieu nguoi nua) van thuong danh thoi gian vao blog cua anh de cap nhat nhung dieu hay, dieu moi (tu anh, tu nhung blogger khac). Va toi tin la anh cung dang am tham lam nhieu viec co ich cho dat nuoc nay. Anh hay tien buoc. Sau lung anh con nhieu nguoi buoc tiep theo day. Anh co the yen tam ve dieu do.
bài viết phân tích sâu sắc wa' chắc hẳn là 1 nhà kinh tế giỏi đây
thanks vì bài viết
Người dân Việt Nam vì quá nghèo nên ai ai cũng ao ước được mau chóng làm giàu cho thật nhanh...Nên vì tham lợi đành bị sụp bẫy! (Ai mà muốn trong vòng một năm trở nên giàu sang thì nội trong sáu tháng phải treo cổ). Vì trên đời này không có việc gì gọi là đơn giản! Những con ác thú chúng quá am hiểu tâm lý của người dân VN nên chúng dễ dàng thành công. Tương lai kinh tế Việt Nam thật u ám!
Cảm ơn bài viết rất hay và sâu sắc! Chúc Bạn như ý trong cuộc sống.
1. Về tăng GDP 27% mà cung tiền tới 135%, e rằng không phù hợp với quy luật lưu thông tiến tệ MV = PQ, Mức tăng GDP 7 – 8% /năm tạo ra môt lượng hàng hóa rất lớn, tới 4.303.784 tỷ đồng từ 1990 tới 2006 mà số cung tiền ra lưu thông chỉ tăng khoảng 3.200.000 tỷ (tôi nói khoảng là vì trong số liệu ở báo cáo thường niên của Nhtw chỉ cho tỷ lệ tăng tổng phương tiện lưu thông bằng tiền đồng). Như vậy tỷ lệ cung tiền chỉ bằng 75% số GDP.
Điều đặc biệt là Ngân hàng trung ương đã giữ được tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ cung tiền ra lưu thông cụ thể là tiền tăng bình quân 25% năm mà tỷ lệ lạm phát chỉ tăng 6% năm. Có năm nhu năm 1997 tiền lưu thông tăng 7,94% giá mới tăng 1% hay cái lợi của lạm phát (kích cầu) lớn gấp 7,94 lần cái hại (tiền mấtgiá). Ở Mỹ tỷ lệ này chỉ khoàng 3 lần (theo số liệu của IMF). Như vậy chính sách tiến tệ kích cầu đã làm cho Việt Nam hưng thịnh 19 năm liền từ 1989 đến nay.
2. Về việc đề nghị tăng giá tiền đồng để giảm nhập siêu anh rất đúng. Tôi củng có bài báo đê nghi phá giá nhẹ tiền đồng (tỷ giá danh nghĩa cao hơn tỷ giá thực vài %), nhưng không được đăng vì tôi nghĩ rằng Việt Nam lạm phát cao hơn Mỹ nên tiền giấy Việt Nam mất giá hơn USD, Theo so sánh sức mua tương đối PPP (purchasing power parity) tỷ giá VND cao hơn thực tế. Thống đốc Ngân hàng trung ương muốn để thị trường quyết định tỷ giá.
Có lẽ chính phủ cũng ngại phá gía vì coi phá giá là xấu mà quên răng sau 3 năm tranh luận trên báo chí từ nămi�993 đến 1996 khi quyết định nâng giá USD lên 5% tháng 10/96 (so với tỷ lệ lên giá 23%) lập tức nhập siêu từ 3,888 triệu USD tụt xuống còn 2.295 triệu và năm 1999 chỉ còn 129 triệu USD.
3. Về việc lũng đoạn thị trường chứng khóan không phải các hedge fund muốn làm gì thì làm Ví phải có điều kiên là nước bị tấn công lên giá nội tệ kéo dài và cao như Thái Lan lên giá nội tệ 11 năm liền ở mức 30% nên khi các hedge fund bán khống các hợp đồng tiền tệ tương lai (FRA) với mỗi phi vụ là 2 tỷ USD nên chỉ cần 15 phi vụ như vậy họ đã làm bốc hơi 30 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Thái Lan trong vòng có 1 tháng rưỡi. Lúc đó Thái Lan không còn USD để giữ vững tỷ giá nên tỷ giá từ 25,5 bạt/USD vọt ngay lên 54bạt/USD, và lâm vào khủng hỏang Tài chính. Xin nhớ để có số FRA 2 tỷ USD các hedge fund chỉ cần bỏ ra chí phí 3-4% (khoảng 400.000USD hay 900.000 bạt) đề lập đủ số FRA trị giá 2 tỷ USD. Gọi là bán khống vì họ không có một đồng hàng xuất khẩu nào vào Thái Lan nhưng vẫn mua FRA bảo vệ tỷ giá. Họ cứ việc mua USD theo giá ghi trong hợp đồng (strike price) ví dụ giá 26 bạt/USD rối tự do bán ra thị trường theo giá 30 bạt/USD kiếm lời 4 bạt 1USD hay 4 tỷ bạt cho một phi vụ, lãi 444% so với số vốn bỏ ra là 900.000bạt.
Khi đó Thủ tướng Malaysia đã tìm ra kế sách phá thủ đoạn đầu cơ gây khủng hỏang tài chính của các hedge fund bằng cách cấm công dân Malaysia gửi nội tệ tại các ngân hàng ở nước ngoai. Như vậy các hedge fund không thể mua cả tỷ USD bẳng đồng ringghit để phá giá nó với tỷ lệ trên 200% như ở Thái Lan. Đem hợp đồng bảo vệ tỷ giá vào Malaysia sẽ không thề mua cả tỷ USD như vậy để lũng đoạn tỷ giá.
Có lẽ anh Chấn không đi sâu vào diễn biến của khủng hoảng tài chính Đông Á nên tưởng tượng ra những con dã thú sừng mềm có thể thôn tính Việt Nam bằng những công cụ tài chính mới mà mà các nhà kinh tế đã tìm ra cách chữa trị.
Công lớn của anh Chấn là đã mở ra một diễn đàn để bàn luận những vấn đề rất hay
Người ta thường không vẽ được một bức tranh, nhưng lại nhận xét khen chê thì dể lắm.
Cám ơn anh Chấn về bài viết.
chờ sang năm 2009 mới vào comment ;-)
Nhãn: Uncategorized
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ