Ước mơ Việt Nam, dù mới chỉ là một xã hội dân sự theo khẩu hiệu "xã hội công bằng dân chủ văn minh" vẫn còn rất xa vời.
Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua ở Việt Nam chỉ có một phần rất nhỏ dân số được hưởng lợi, lớn nhất là những thành phần được hưởng đặc quyền nhà nước và tham nhũng.
Đa số dân chúng còn lại không được hưởng bao nhiêu thành quả tăng trưởng mà còn bị lạm phát rất cao làm cho càng nghèo hơn. Khẩu hiệu chống tham nhũng bây giờ gần như là "mốt thời thượng" của các chính trị gia cộng sản để tạm yên lòng dân chúng.
Ông Mạnh khi tuyên bố nhận chức cam kết chống tham nhũng triệt để, ông Dũng cũng thể hiện quyết tâm như thế.
Nhưng hãy nhìn xem cả một nghị quyết đại hội X vừa qua có nêu ra được quốc sách gì để chống lại quốc nạn này không trừ những khẩu hiệu suông?
Ông Triết thì không hề đề cập đến chống tham nhũng khi nhậm chức, nhưng ông ta là người hành động không nói mà làm.
Nhưng liệu rằng bằng cái tâm của mình ông ấy có tập hợp được một lực lượng cấp tiến mạnh đủ lấn át các phe nhóm cơ hội vốn rất đông và sẽ còn phát triển hơn sau khi ông Dũng nắm quyền hay không.
Đây vẫn còn là một câu hỏi chưa có trả lời chắc chắn vì ông Mạnh với bản tính trung dung thiếu quyết đoán sẽ tạo nên một thế "cân bằng bên trong" giữa các phe nhóm để đạt điều được gọi là ổn định chính trị.
Xem ra, về đường lối kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh tăng trưởng nhưng kém chất lượng và gia tăng cách biệt giàu nghèo; đường lối chính trị sẽ không có gì thay đổi, vẫn là đất sống cho tham nhũng phát triển hơn nữa; dân nghèo vẫn còn phải chịu đựng thiệt thòi cả về quyền lợi kinh tế lẫn chính trị.
Ước mơ Việt Nam, khát vọng của những con Hồng cháu Lạc của ai đó gửi gấm trên mạng ( www.chan-lac-hong.org ):
Nam quốc Mộc tinh Chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao
Thật hào khí nhưng hoài bão thế này chắc phải chờ đến dấu ấn của Thượng đế mới thành hiên thực.
Trần Đông Chấn
30/06/2006
Nhãn: Uncategorized
van de la tac gia nen tu van cho nguoi doc giu tai san bang cach nao trong thoi buoi nhu vay
Bạn cho mình add blog nhé
Vậy tại sao chỉ các công chức nhà nước phải tham nhũng, tại sao họ dám tham nhũng mà không sợ gì cả, tôi xin được nêu ra 2 lý do chính sau:
1- Là vì lương theo cơ chế nhà nước của công chức rất thấp, thậm chí lương của tổng giám đốc, chủ tịch UNBD tỉnh thành phố còn thấp hơn lương thưởng của các trưởng bộ phân của cty chứng khoán SSI, ngân hàng ACB, các cty Kiếng Đình quốc, gạch đồng tâm, cty P&G Việt NAm....tóm lại là đồng lương không chỉ đủ để họ ăn uống tiết kiệm mà sống còn các chi tiêu học hành cho con cái, khám chữa bệnh, cà phê thuôc lá như các nhân viên của các cty ngoài nhà nước, tiền tích lũy để hai chục năm sau mua một căn nhà dù nhỏ cũng không có.
2- Việc chế tài, xử lý tham nhũng không đủ mạnh, không đến nơi đến chốn, và ngừơi tham nhũng toàn là thân quen, có quyền lực cao.
Tại sao các nhà đầu tư nước ngoài họ chỉ cần có dự án, có tiền họ vào thuê đất của VN, thuê công nhân, người quản lý Vịêt Nam, họ có thể trả lương cao từ 2000USD -5000USD, cho đi đào tạo ở nước ngoài, cấp xe 4 chỗ cho các cán bộ quản lý người VN, mà họ vẫn kinh doanh có lãi đem tiền về nước cho tập đoàn của họ, đóng góp cho ngân sách VN rất nhiều (Cty P&G Việt Nam và còn hàng ngàn cty khác ), còn các cty nhà nước có nhiều ưu đãi hơn, có đất đai, vốn vay ưu đãi mà hoạt động không hiệu quả còn làm thâm hụt ngân sách lãi của cty không bằng lãi tiền gửi ngân hàng.
Tại sao Cty Phú Mỹ Hưng cũng thuê các nhà thầu và công nhân Việt Nam mà họ có thể xây dựng các công trình cao ốc và cầu đường luôn đúng tiến độ, đúng chất lượng và thời gian hoàn thành luôn chính xác, thậm chí sớm hơn kế hoạch đặt ra với chi phí trên 01 km vuông đường thấp hơn nhiều so với các công trình cầu đường của nhà nước. Không lẻ các cty xây dựng cầu đường của VN sợ Phú Mỹ Hưng hơn các cơ quan nhà nước mà không dám làm chậm, kém chất lượng rồi nói là không đủ khả năng quản lý, không có khả năng tài chính.
Tại sao các cán bộ, nhân viên của các cty tư nhân, các cty đầu tư nước ngoài lại phải dốc hết sức mình làm việc, tiết kiệm cho cty, tìm mọi cách cho cty phát triển. Vì họ được trả lương, thưởng xứng đáng với công sức và chất xám bỏ ra, với đồng lương có được họ có thể tiêu xài tương đối thoải mái, lo cho con ăn học, du lịch và có tích lũy để mua nhà. Và khi công ty phát triển thì họ cũng được tăng thêm thu nhập
Việt Nam lớn hơn Singapore, có nhiều tài nguyên khoáng sản, có rừng vàng biển bạc, con người Việt Nam cũng rất thông minh, cần cù sáng tạo có thể làm lãnh đạo cho các tập đoàn nước ngoài tại VN, đi làm quản lý cho các cty tập đoàn ở nước ngoài, Đảng và nhà nước , các nhà lãnh đạo tà
Năm GDP tăng thêm Tiền lưu thông % so GDP CPI % lạm phát tiền tệ
1990 131968 6404 4.85% 67.10% 67.10%
1991 139634 7666 11936 8.55% 64.60% 64.60%
1992 151782 12148 18931 12.47% 17.36% 17.36%
1993 164043 12261 24883 15.17% 5.20% 5.20%
1994 178534 14491 33083 18.53% 14.40% 14.40%
1995 195567 17033 42646 21.81% 3.60% 3.60%
1996 213833 18266 55303 25.86% 4.50% 4.50%
1997 231264 17431 71199 30.79% 3.60% 3.60%
1998 244596 13332 84720 34.64% 9% 9%
1999 256272 11676 122000 47.61% 0.10% 0.10%
Như vây chính sách tiền tệ kích cầu là đúng vì nó đả làm Việt Nam hưng thịnh 19 năm liện từ năm 1989 chấm dứt lạm phát phi mã do nhà thơ làm phó thủ tướng gây ra.
Nguyên nhân của suy thoái đang đe doạ Việt Nam là do Tổng cục Thống kê đã không biết tý gì về lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả và lạm phát giá cả nên đã không học hỏi các nước phát triển đã dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and foods, tra Google là thấy ngay) nên tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lên tới 9,5% năm 2004 trong khi tỷ lệ lạm phát bình quân của thế giới chỉ có 3,36% đến 4,05% (theo IMF).
Do TCTK dùng CPI cũ bao gồm cả lạm phát tiền gíây và lạm phát giá cả nên tỷ lệ lạm phát cao qua như vậy dân đến chính phủ hoảng hốt đổng tăng trưởng lấy vài % tỷ lệ lạm phát trong khi dùng CPI nói trên thì tỷ lệ lạm phát chì có 5-6%. Theo chỉ số lạm phát cơ bản (coreinflation) chỉ bằng 60 – 70% của CPI thì tỷ lệ lạm phát thực của Việt Nam chỉ khoang 5-6%. Chính phủ theo theo tỷ lệ CPI cũ đó nên đã hoảng hột chuyển trong tâm sang chống lạm phát dẫn đến có nhũng giải pháp chống lạm phát gây sốc cho kinh tế nhu nâng lãi suất tạo ra cuộc chạy đua lãi suất đẩy các ngân hàng đến bên bờ vực của mất khả năng thanh khỏan. Suy thoái đe doạ xâm nhập Việt Nam cao hơn các nước khác là do các giải pháp sốc này,
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lại phát biểu một câu có tính chất thầy bói nhiều hơn là cảnh báo khoa học: “Nếu không thận trọng thì tăng giá và tác động tăng giá sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và kinh tế có thể đổ vỡ”. (báo Lao Động ngày 19/112007) Nêu bằng phó tiến sĩ của ổng là bằng thất chắc ông phải báo cáo trong phiên hôp chính phủ kinh tế có thể đổ vỡ với ở ngành nào và bàn vể gỉai pháp chống kinh tế đổ vỡ.
Trình độ hiểu biết của các ông ấy đến mức độ nào xin phép trích một đoạn trong thư tôi gửi lên Ban Văn hoá Tư tưởng TW:
“xin trình bầy lên ông một chứng cớ nữa về nguyên nhân gây ra rắc rối cho kinh tế Việt Nam từ tháng 11-2007 tới nay là do sự không hiểu biết về lạm phát theo đúng lý luận Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:
Ông Vũ Văn Ninh, bộ trưởng bộ Tài chính trong bài báo “Một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” trên Tạp chí Cộng Sản số tháng 7-2008, đã trích dẫn về lạm phát xa lạ với lý luận Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại: “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi”. Như vậy chắc là ông Ninh không ngờ là mình trích dẫn theo định nghĩa sai lầm của trường phái lạm phát giá cả, đảo lộn nhân quả lấy tăng giá là kết quả của lạm phát tiền giấy biến thành nguyên nhân của lạm phát giá cả chẳng khác gì nói mưa sinh ra mây. Chỉ mong Đảng nhận ra trình độ của cán bộ cao cấp như vậy để sửa