Nguyễn Việt Tiến được tuyên vô tội trên danh nghĩa nhưng thực tế lòng dân ai cũng nghĩ ông ta có tội nặng.
Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải vừa bị kết tội trên danh nghĩa nhưng thực tế người dân luôn nghĩ các anh là những người có công lớn.
Một nhà nước pháp quyền chỉ tồn tại khi danh nghĩa phù hợp với thực tế, tức điều chính quyền nói phải thuận với lòng dân.
Danh chính ngôn thuận. Nhưng khi ngôn đã không thuận thì danh tất thành bất chính. Sai biệt giữa danh nghĩa và thực tế càng lớn thì mâu thuẫn của xã hội càng trầm trọng.
Anh Chiến và anh Hải hãy tin rằng đại đa số người dân đều chia sẻ sâu sắc nỗi uất hận của các anh và những trái ngang khác mà các anh và gia đình đã và đang phải gánh chịu. Những bức xúc dưới đây được gửi đến trong lúc những dòng chữ này đang được viết:
“Tôi đọc một bài báo hay tôi thấy nợ người viết một món nợ tinh thần. Giờ vì bài báo ấy mà họ rơi vào vòng oan trái thì ta phải làm gì để trả được món nợ ấy?”
“Thật sự là quá đáng, ở đây công lý không còn tồn tại nữa. Tôi thấy nghẹn ngào, không nuốt nổi, cũng may vẫn còn những người như nhà báo Chiến, đến phút cuối vẫn bảo vệ chính kiến và lẽ phải, những lời nói của ông Chiến quả thật là phẫn uất, thật tội nghiệp, ông Chiến còn đủ sức đứng trước toà án, đó là sự phi thường của lòng dũng cảm và sức sống rất mãnh liệt. Còn chúng ta, tại sao không có một chiến dịch nào, một tiếng nói chung nào cất lên đi?”
Và còn nhiều, nhiều hơn thế nữa …
Các anh mãi mãi là những nhà báo trong lòng dân cho dù những tờ báo chính thức trên danh nghĩa đã gọi các anh là “nguyên nhà báo”.
Người dân chúng tôi thề sẽ lấy lại công bằng cho các anh một cách danh chính ngôn thuận.
Trần Đông Chấn
Mùa thu tháng 10, 2008
Nhãn: Uncategorized
38 Comments:
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Anh đã được đọc thông tin về phiên toà xử hai nhà báo chưa? http://ngoisao.net/News/Hinh-su/2008/10/3B9C6E1E/
http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/808580/
Thật là buồn và đau xót, đau xót cho cái khốn nạn của nhân tình thế thái và đau xót cho sự đớn hèn của bản thân tôi. Thật sự là quá đáng, ở đây công lý không còn tồn tại nữa. Tôi thấy nghẹn ngào, ko nuốt nổi nước miếng, cũng may vẫn còn những người như nhà báo Chiến, đến phút cuối vẫn bảo vệ chính kiến và lẽ phải, những lời nói của ông Chiến quả thật là phẫn uất, thật tội nghiệp, ông Chiến còn đủ sức đứng trước toà án, đó là sự phi thường của lòng dũng cảm và sức sống rất mãnh liệt. Còn chúng ta, tại sao ko có một chiến dịch nào, một tiếng nói chung nào cất lên đi? Tôi và anh, những người Việt nam chúng ta sao hèn nhát quá, yêu bản thân mình quá. Khi tôi gửi đường link về vụ này cho bạn bè, tôi đều nhận được những lời tự xỉ vả bản thân như thế này: “tôi muốn khóc thật to lên, người Việt nam thật là hèn nhát nhỉ, cả tôi nữa”. Có người còn bày tỏ: trời ơi, lúc này, tôi lại khao khát Việt nam có những vụ giết người kinh hoàng như Nhật bản hay Hàn quốc - xa hơn nữa là Mỹ... để có kẻ như chúng ta không chịu nổi, cùng quẫn xông vào toà án và giết người hàng loạt, bắn nát cái toà án ấy ra, bắn nát cái công cụ bẩn thỉu đó và những con dân đau khổ quanh nó đau lòng một tí, nhưng còn chưa đau bằng nhìn cảnh này!
Đó là cảm giác rất thật anh có biết không.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081013_reporters_trial_media.shtml
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081015_trial_latest.shtml
Mọi kết luận của phiên toà không biết dùng từ gì khác để bình phẩm ngoài một từ: quá khốn nạn. Rồi anh xem, sẽ có những hậu quả khôn lường cho cái kết cục khốn nạn ấy. Trước đây, đã có thông tin các dư luận báo chí quốc tế tạm thời án binh để xem nhân quyền ở VN như thế nào, hậu quả của việc này là mất lòng tin vào dân chúng và các áp lực từ quốc tế sẽ đổ lên VN chỉ vì cái đám khốn nạn kia. Chắc chắn VN sẽ còn hứng chịu những cơn bão nặng nề. Trong một bối cảnh kinh tế thế này chịu một cuộc khủng hoảng về chính trị về một ý thức hệ để xem các vị đương đầu thế nào hay họ đều hạ cánh an toàn, và cái cảnh đương đầu chắc chẳng diễn ra, họ sẽ cao chạy xa bay mang theo tất cả mồ hôi và xương máu của chúng ta. Sự đớn hèn của chúng ta có nguồn gốc từ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng tiền là vua, họ dẫn dắt toàn dân đi vào vũng lầy cơm áo, và lòng tham, sự đớn hèn sinh ra từ đây, sự tàn ác cũng sinh ra từ đây, đạo đức suy đồi, băng hoại xã hội và tất cả tàn lụi khi con người sống không còn chữ đạo
Anh xem thêm đoạn này tôi vừa lấy về từ BBC nhé: “Tôi cảm thấy rất thất vọng về hệ thống luật pháp của Việt Nam, bởi càng ngày tôi càng thấy Pháp luật không có giá trị cán cân công lý, sự thật và chuẩn mực cho xã hội nữa mà là công cụ để cho các phe phái trong giới lãnh đạo đấu đá nhau. Tôi thấy rất cảm ơn nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã rất dũng cảm đấu tranh cho sự thật và đấu tranh đến cùng mặc dù phải vào tù. Còn Nhà báo Nguyễn Văn Hải chắc không có đủ dũng cảm nên phải "cuốn theo chiếu gió". Tất cả họ đều là nạn nhân - là những con tốt đen trên bàn cờ mà 2 người chơi là Phe cấp tiến và Phe bảo thủ thí trong ván đấu này. Có thể ván này phe bảo thủ thắng nhưng ván sau không biết thế nào. Chờ xem vậy. Dân việt nam còn khổ nếu như chưa có sự thay đổi lớn ……”
Thành thật chia buồn với ký giả Nguyễn Việt Chiến và gia đình của ông. Tai nạn mà ông phải gánh chịu thật phi lý! Tôi không còn tin tưởng vào hệ thống luật pháp ở Việt Nam nửa rồi
“ Có lẽ đây là một hình thức cảnh cáo với những nhà báo đang có "âm mưu" phơi bày những vấn nạn về tham nhũng của các quan chức. Không biết sau này có còn ai dấn thân như anh Chiến nữa không, và không biết có nên bỏ tiền mua báo để đọc không nữa. Cám ơn những cống hiến của 2 anh trong thời gian qua….”
Anh cần làm gì đi anh Chấn, dẫn dắt chúng tôi qua nỗi đớn hèn này.
"Nguyễn Việt Tiến được tuyên vô tội trên danh nghĩa nhưng thực tế lòng dân ai cũng nghĩ ông ta có tội nặng.
Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải vừa bị kết tội trên danh nghĩa nhưng thực tế người dân luôn nghĩ các anh là những người có công lớn."
Tôi lại nghĩ hơi khác.
Đành rằng các anh nhà báo như anh Hải và anh Chiến có nhiều công lao chống tham nhũng trong thời gian qua.
Nhưng công và tội phải phân minh.
Không phải vì như thế mà các anh hùa theo đám đông và viết về những điều mà nếu bình tĩnh lại một chút thì có thể thấy rằng đó là những điều khiến người dân hiểu vấn đề một cách thiên lệch.
Mọi người có thể đọc lại những điều mà cáo trạng nêu:
http://viet-studies.info/kinhte/ToanVanCaoTrang.pdf
Cảm ơn anh Chấn đã thông tin một cách kịp thời và thẳng thắn, để chúng tôi tin rằng ở đời còn có những người hướng về công lý.
Cho nên dù kinh tế có khó khăn đến mấy chắc dân VN cũng khó mà nổi loạn được. Vì sao? Vì họ quan niệm nghèo là do cái số chứ họ đâu biết rằng nghèo là do thiếu dân chủ đâu. Mà giới truyền thông VN cũng có bao giờ nhắc nhở họ chuyện ấy đâu? Người dân mình quan tâm chuyện đọc báo cũng chỉ nhằm biết thông tin thôi chứ họ cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng họ sẽ nổi dậy để bắt ông này từ chức, ông kia nghỉ việc, ông nọ chịu trách nhiệm….
Nói như vậy để thấy rằng: muốn nâng suy nghĩ của dân mình lên, kéo họ vào cuộc, giải thích cho họ hiểu “nghèo là do thiếu dân chủ” thì quả thật khó lắm lắm. Còn giới trẻ ư, 90% giới trẻ hiện nay, họ thích tiền, họ sẵn sàng vì tiền giẫm lên đạo đức. (Vì sao? Vì họ có được dạy gì về đạo đức đâu, họ chỉ toàn được “nhồi sọ” về cái con người lý tưởng của CNXH mà thôi). Mà một khi thích tiền thì họ chỉ cố gắng tập trung toàn bộ trí lực của họ vào công việc kiếm tiền mà thôi. Ai làm gì mặc kệ, họ quan niệm “người ta ăn (hối lộ) thì mình dễ làm, chỉ sợ họ không ăn thôi”. Vậy đấy. Xã hội VN giờ đã thối nát lẳm rồi, đã phân tầng, đã chia rẻ thấy rõ lắm rồi. Tuy nhiên có một thứ mà họ vẫn còn chung đó là bản chất của con người VN.
Vậy tôi thiết nghĩ, đừng cố giải thích cho người dân trong thời điểm hiện tại về dân chủ nhiều quá làm gì vì số người hiểu và quan tâm về điều đó chắc có lẽ chưa đến 2%. Mà hãy giải thích cho họ biết Bộ Chính Trị (những ông vua CS của VN) đã làm mất nước rồi, đất mẹ VN đã bị xâm hại. Họ đã lấy đất mình bán cho người nước ngoài thông qua mỹ từ “đầu tư phát triển” mà thực chất dân mình chẳng hưởng được gì cả, họ là thủ phạm biến những dòng sông xanh tươi nơi quê hương mình thành những dòng sông chết…. nhiều, nhiều lắm…
Đặt vấn đề với họ: “ông vua làm tổn hại đất nước như vậy có phải là minh quân không?”, đất nước bị tổn hại thì nhà cửa, tiền bạc có còn không?
Xin lỗi vì dốt mà bày đặt "nhiều chuyện", mong mọi người thứ lỗi.
Tôi là một đảng viên, tôi được đọc một kết quả nghiên cứu của viện Nghiên cứu Dư luận xã hội cho biết rằng đa số trí thức Việt Nam đều không còn tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lê-Nin và XHCN nữa, mà những người được hỏi đa số là đảng viên. Họ chỉ tin vào đường lối đổi mới của Đảng. Nhưng khi đường lối này đã không còn thuận lòng dân nữa thì niềm tin cũng mất đi.
Tôi rất thích bài viết này, một sự lên tiếng sâu sắc cho 2 nhà báo và cho cả hiện trạng xã hội. Cảm ơn anh Chấn.
Lúc này đây chỉ muốn được chúc anh Chiến luôn vững vàng. Chúc gia đình anh sớm yên ổn. Tôi luôn trân trọng anh.
Lúc này đây chỉ muốn được chúc anh Chiến luôn vững vàng. Chúc gia đình anh sớm yên ổn. Tôi luôn trân trọng anh.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081015_trial_latest.shtml
Trích: “Một nhà báo không muốn nêu tên cho BBC biết giới nhà báo trong nước “buồn vui lẫn lộn vì phán quyết”.
“Tôi mừng cho đồng nghiệp Hải, nhưng cũng buồn khi anh Chiến bị kết án như vậy”.
Sự nhẫn nhịn vĩ đại ăn trong xương cốt của người Việt, một sự kiện như vậy mà giới truyền thông chỉ được có cảm giác buồn, vui, rất tự nhiên, không cần có chính kiến dù trong lòng đầy rẫy những nỗi niềm (hay là họ đã được định hướng đến trơn nhẵn, đã thực sự chẳng còn nỗi niềm gì hết, vui, buồn chỉ là cảm giác tự nhiên, mất nốt nó thì phần con không còn tồn tại).
Chúng ta có thể hi vọng gì một sự nổi loạn, một sự dẫn dắt từ giới truyền thông như thế này, cảm xúc của họ đã bị bóp đến tê liệt rồi. Họ chỉ chờ định hướng để được bày tỏ duy nhất buồn hay vui mà thôi.
Đành rằng bày tỏ là mang hoạ vào thân, nhưng thiết nghĩ các anh cũng nên mang cái tiểu xảo hàng ngày các anh hay dùng vừa cứu bản thân vừa thắp cho người đọc tí ánh sang cuối đường hầm. Sao đành để chúng tôi mất hết hi vọng khi thấy giới truyền thông trong nước các anh Đảng cho vui thì được vui, Đảng nói buồn thì phải buồn như vậy.
Còn dân ta có bất hạnh thật không thì dân ta biết, chỉ có những người tự bịt mắt hô hào dân chủ như các anh là không biết thôi.
To: daica ivan, tôi thấy anh mới chính là người tự bịt mắt mình mà ko chịu nhìn nhận thực tế xung quanh. Cho tôi email của anh, tôi sẽ gửi anh nhiều kêts quả khảo sát của viện Nghiên cứu Dư luận xã hội - một cơ quan chính thức của nhà nước để anh đọc. Hãy mở mắt ra để mà đọc, để mà thấy được sự lầm than và oan trái của người dân phải chịu như thế nào.
có những tội lỗi mang nhiều mấy vẫn thanh
....
tự cái bản chất thanh ấy tội lỗi bị gán ghép chỉ trở nên lố bịch.
cái lẽ công bằng nơi danh chính ngôn thuận, cái quyền sống bình đẳng của người dân VN, tất cả quyền đáng lý phải có, chắn chắn phải đòi lại về, không chỉ cho chính mình, cho hai nhà báo mà cho cả dân tộc Vn, cho cái tập thể của loài người trên thế giới! Không còn thời gian để ta chần chừ nữa, mà là đã đến thời điểm ta phải chuẩn bị rồi!!!! Nhi thật sự muốn hỏi có tấm lòng nào muốn dân chủ mà chưa nao núng trước thời cuộc hôm nay???
có những tội lỗi mang nhiều mấy vẫn thanh
....
tự cái bản chất thanh ấy tội lỗi bị gán ghép chỉ trở nên lố bịch.
cái lẽ công bằng nơi danh chính ngôn thuận, cái quyền sống bình đẳng của người dân VN, tất cả quyền đáng lý phải có, chắn chắn phải đòi lại về, không chỉ cho chính mình, cho hai nhà báo mà cho cả dân tộc Vn, cho cái tập thể của loài người trên thế giới! Không còn thời gian để ta chần chừ nữa, mà là đã đến thời điểm ta phải chuẩn bị rồi!!!! Nhi thật sự muốn hỏi có tấm lòng nào muốn dân chủ mà chưa nao núng trước thời cuộc hôm nay???
Thẩm phán bước vào phiên toà với bản tuyên án có sẵn chỉ chờ cuối giờ đem ra đọc.
Ai là người thấu hiểu sẽ không trông mong gì vào phiên toà này.
Cả công chúng và nhà báo nước ngoài đều bị lừa (có cáo trạng, có bào chữa, có nghị án ), đúng ra không cần theo dõi.
Chẳng lẽ tha cả hai thằng thì bêu xấu mặt nhà nước sao?
Hải là đảng viên và Chiến không là đảng viên, không cần điều tra xét hỏi có hoặc không có tội, chỉ cần đảng yêu cầu là Hải nhận tội, là do khi vào đảng đã thề trung thành với đảng.
Chiến chỉ có thể được tha chỉ khi Hải bị kết án tù.
Chiến có thể được tha trong thời gian tới do phản ứng của các tổ chức báo chí và nhân quyền nước ngoài.
Bắt Chiến và Hải chỉ để trấn áp việc chống tham nhũng, cho dù cả hai được tha ngay lập tức, 5 tháng tạm giam cũng để mọi nhà báo tránh xa lãnh vực này.
Anh Chấn không cần phải lấy lại công bằng cho anh nào cả!
Để chấm dứt mọi tranh cãi, tham khảo ý kiến của một người dân trong nước tại đây http://blog.360.yahoo.com/blog-uMgsLqAydKi0t0rzwahvGFAS?p=3722
Anh Việt+die đã biết chỗ này rồi, trong toàn bộ cm trên chỉ riêng cm của anh là chính xác.
Hãy đọc kỹ lai cm của tôi xem có gì là "bảo vệ chế độ" này nọ không.Tôi chỉ đưa ra một khía cạnh của vấn đề chứ không dám lạm bàn về bản chất của vụ án.
Đó là nếu bình tĩnh hơn thì hai anh Hải và Chiến đã không trở thành các QUÂN CHỐT THÍ trong BÀN CỜ của một cơ quan mà nội bộ đang đấu đá lẫn nhau.Tội nghiệp!
Chúng ta đã có một quá khứ đau thương và một hiện tại đáng buồn, vậy tôi và bạn phải hướng đến một tương lại tốt đẹp hơn phải không. Và cơ sở cho tương lai đẹp đó phải được xây dựng trên nền tảng của một xã hội tôn trọng dân chủ và đa nguyên. Tôi ủng hộ điều đó, còn bạn thì sao?
(Xin lỗi nếu là tin cũ thì mong mọi người thông cảm)
Bạn cũng nói đúng là cuối cùng các thuộc địa cũng được trao trả, nhưng bạn có biết rằng những thuộc địa cuối cùng ở Phi Châu và một vài nước nhỏ ở Thái Bình Dương mãi đến cuối những năm 60 mới được Pháp traao trả độc lập ko? Và những nước này đến giờ cũng chẳng mấy ai trên thế giới biết đến vì vẫn nghèo khổ mà chẳng có 1 chiến tích nào vẻ vang cho cả thế giới biết. Tôi nghĩ lịch sử là lịch sử và ko thể có chữ nếu. Tình cảm của tôi dành cho Quang Trung Nguyễn Huệ nhưng tôi ko thể phủ định rằng chính Gia Long Nguyễn Ánh là người mang lại sự thống nhất và toàn vẹn cho đất nước và hình thù dải đất Việt Nam ngày nay, và đó chính là sự lựa chọn của lịch sử, của người dân Việt Nam lúc đó. Bạn ko dành tình cảm cho Hồ Chí Minh, nhưng bạn ko thể phủ nhận được rằng VN thoat khỏi ách nô lệ thực dân Pháp và làm vẻ vang dân tộc bằng trận ĐBP là chính nhờ vị lãnh tụ này. Còn những gì đúng và sai sau đó cũng là sự lựa chọn của lịch sử.
Ngay vào thời điểm này, thái độ của dân chúng như thế nào cũng sẽ quyết định lựa chọn lịch sử cho đất nước chúng ta trong thời gian tới. Tôi và bạn hãy bỏ qua những khác biệt trong quá khứ để cùng hướng đến những thái độ và hành động để lịch sử sẽ ko phải hối tiếc vì sự lựa chọn ngày sau. Đó là điều tôi đã học được gần đây từ khi vào thế giới blog, ngay trên blog này cũng có những bài khuyên hãy xóa bỏ hằn thù và khác biệt để cùng hướng đến một tương lai chung tốt hơn.
Xin lỗi anh Chấn nếu những điều tôi viết ở đây ko đúng chủ đề bài viết.
Cái thông minh của nhân loại từ hàng trăm năm nay là xây dựng một xã hội kiểm soát được quyền lực. Chỉ bằng một cơ chế tam quyền phân lập thôi mà xã hội của người ta có thể phát triển rực rỡ và văn minh đến vậy. Đó là cái mà xã hội ta cần phải sớm thực hiện được nhằm tránh vết xe đổ ngày nay.
Tôi cũng đồng ý với bạn, bất cứ một phong trào nào muốn phát triển thì đều cần phải có một thủ lĩnh hoặc một nhóm tiên phong, (hay như cách bạn nói là lãnh tụ) dẫn dắt. Và giờ đây phong trào dân chủ tại Việt Nam đang lan nhanh, lan rộng trên khắp mọi miền thì cũng rất cần những người có khả năng tập hợp sức mạnh quần chúng để thay đổi hiện trạng. Người đó là tôi hay bạn hay ai khác nữa đều được cả, chỉ cần chúng ta có quyết tâm và niềm tin mãnh liệt, thì điều đó nhất định thành hiện thực. Biết đâu bạn sẽ làm được điều đó, hãy thử sức nhé.
Dù đau đớn nhưng có một sự thật chúng ta phải thừa nhận với nhau, đó là: Tiếng nói của Việt Nam trong thế giới quá nhỏ bé, Việt Nam chỉ là quân cờ của các cường quốc.
Tại sao, đất nước ta, có hàng nghìn năm văn hiến, nhân tài không thiếu, nhiệt huyết cũng không thiếu mà đến bây giờ vẫn nghèo - hèn, và gần như đứng bên lề của sự phát triển?
Một dân tộc yêu Hoà Bình như Dân tộc Việt Nam lại phải chịu nhiều đau thương và mất mát như vậy?
Khi chúng ta đã Dám nhìn thẳng vào sự thật, đã nhận ra chúng ta đang Nợ thế hệ cha anh, trách nhiệm dựng xây một nước Việt Nam giàu mạnh, chúng ta sẽ biết cách Tha thứ và Khoan dung cho những cá nhân - thế lực trong cũng như ngoài nước đã đầy đoạ dân tộc ta. Thức tỉnh & Khoan dung giúp chúng ta đồng lòng, nhìn về tương lai của dân tộc.
Mặt khác, từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, chúng ta nhận ra Mệnh đề về Thay đổi, đó là: Không có gì là không thể! Nếu chúng ta chỉ lo che chắn để khủng hoảng không "tàn phá" mình thì đồng nghĩa chúng ta đã lãng phí thời cơ nghìn năm có một để đổi vận dân tộc. Hơn lúc nào hết, đất nước cần tài năng và khát khao của đội ngũ tinh hoa để dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua đói - nghèo vươn lên cường thịnh. Cần đội ngũ tinh hoa ở trong và ngoài nước tập hợp trong một đảng chính trị mang sức mạnh của Nhân dân, chia sẻ quyền lực với đảng cầm quyền.
Các vị nghĩ sao về đề xuất của tôi? Dù tôi tài hèn sức mọn, cũng xin đem trí lực của mình cùng anh em hiện thực hoá khát vọng lấy lại "Hồn thiêng" của dân tộc Việt Nam.
Trân trọng!
Phạm Hùng Vỹ
Tôi rất ghét mỗi khi nghe thấy câu “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng …” trong những bài phát biểu của các Cụ trên báo này đài kia bởi ít nhất có tôi không nằm trong số đó. Tôi thấy ngại cho họ đã quàng tôi vào danh sách một cách cưỡng bức như thế mà chẳng thèm quan tâm tôi có đồng ý hay không.
Tôi rất muốn đến một ngày gần đây được nghe thấy câu “Tôi xin lỗi toàn dân vì những sai lầm của tôi đã dẫn đất nước chúng ta đến hệ lụy khó khăn như hiện nay. Tôi xin chịu trách nhiệm. Tôi xin từ chức. Tôi mong đồng bào tha thứ.” từ những Ngài đang tại vị ở Ban chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Tôi rất sẵn sàng để được dẫn dắt đi trên con đường mang lại tự do và dân chủ cho người dân Việt. Và tôi rất tin tưởng là thế hệ của tôi sẽ được tham gia vào những sự kiện như thế bởi chúng ta đã đang dần mất đi chút mảnh tự do cuối cùng rồi. Sự cùng quẫn, bức bách trong lồng kính ngột ngạt của chế độ độc đảng đang lên cao ngùn ngụt và chỉ còn là vấn đề thời gian để làm nổ tung lồng kính đó.
Người Việt Nam chúng ta vẫn thường chờ một cây nêu, một ngọn cờ … Tôi đã thủ sẵn một khúc cây nêu, một mảnh của lá cờ.
Ddồng ý với bạn rằng hãy để lịch sử phán xét công trạng của các nhân vật lịch sử, nhưng ai cũng có quyền có nhận định và tình cảm riêng của mình. Tôi tin rằng Bác Hồ và những người đồng chi của Bác ko hề muốn cố tình đưa những gì mà họ nghĩ rằng xấu, ko tốt cho dân tộc vào đất nước. Có điều ko phải lúc nào người ta cũng có thể làm tất cả đều đúng. Còn những người lợi dụng nó để vì cá nhân làm hại dân tộc thì không phải là chủ trương và ước nguyện của Bác, nhưng tôi đông ý rằng nó là kết quả mà ngày hôm nay chúng ta phải gánh chịu.
Nói về dân chủ, ngày xưa tôi ko thích vì nghe nhiều sự hô hào dân chủ trong lúc đất nước đang phát triển. Giờ thì tôi thật sự quan tâm đến điều đó hơn, đọc và nghiên cứu về nó nhiều hơn. Tôi sẽ ủng hộ ai dẫn dắt đất nước đến một nền dân chủ thực chất để phát triển bền vững. Chúng ta đang thực sự cần một lãnh tụ. Bạn nghĩ thế nào?
To: Gõ Kiến, hoàn toàn chia sẻ với bạn, nhưng tôi chắc rằng sẽ ko có một lời xin lỗi nào như thế đâu, tôi rất hiểu rất rõ những người CS. Năm 1963, khi Bác Hồ thừa nhận sai lầm và xin lỗi toàn dân về cải cách ruộng đất cũng là lúc Bác mất dần quyền lực, đến 1964 thực chất Bác ko còn quyền hành gì trên thực tế nữa. Tóm tắt là: thực chất ko có cơ hội để sửa sai trong môi trường chính trị của tất cả các nước CS. Vì thế thì chúng ta sẽ ko ngạc nhiên khi thấy người ta tham quyền cố vị. Dù nhỏ bé nhưng tôi sẽ nối vào vòng tay lớn cùng bạn dưới sự dẫn dắt của một lãnh tụ xứng đáng.
Theo tôi, cách làm thiết thực hiện nay của mình là thông qua những hành động cụ thể trong khả năng của mình để thúc đẩy phong trào dân chủ hóa đất nước được lớn mạnh hơn nữa. Mỗi cá nhân chúng ta đóng vai trò là một phần tử tích cực trong hoạt động ấy. Bằng cách gì? Cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được, đó là trước hết bản thân phải tự nhận thức được nội hàm của khái niệm dân chủ, khi đã nhận thức được rồi thì mình hãy giúp những người xung quanh hiểu được như mình. Giúp từ những người trong gia đình mình, rồi rộng hơn là giúp những người bạn mình, xa hơn chút nữa là giúp những người khác trong xã hội thay đổi nhận thức vốn đang bị nhồi sọ hiện nay. Mặc dù cá nhân ta không thể giúp tất cả, nhưng những người mà ta giúp họ sẽ lại tiếp tục thực hiện công việc như ta đã làm. Ở đây tôi không đề cập tới các yếu tố khách quan khác, mặc dù nó cũng rất quan trọng tác động tới sự thay đổi của xã hội ta trong tương lai. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là yếu tố nội tại của con người. Chỉ có con người mới xoay chuyển được thời thế mà thôi. Và không ai khác, chỉ có dân Việt ta mới tự giúp ta được.
Cuộc đấu tranh này đòi hỏi phải kiên trì, nhẫn nại, tuyệt đối không thể nôn nóng. Người Trung hoa có câu nói rằng: muốn đi xa phải đi từ từ. Và một điều nữa không kém phần quan trọng là phải có tinh thần lạc quan vào tương lai. Chẳng thế mà những người theo ông Hồ (người mà bạn vẫn ngưỡng mộ đó) mới có thể trông chờ tới một ngày “cướp” được chính quyền đó chứ, phải không bạn. Không ai đòi hỏi bạn phải cống hiến hết sức cho mệt lả người rồi thành ra chán nản khi thấy kết quả không mong muốn. Tôi nhấn mạnh rằng phải kiên trì, giống như công việc gõ đầu trẻ vậy. Mỗi ngày ta làm một chút, mỗi ngày sẽ thấy kết quả tiến thêm một bước. Và biết đâu hành động đó của bạn đã và đang giúp cho một vị lãnh tụ tiềm năng (người mà bạn trông đơi, hoặc là bạn cho rằng những nhà đấu tranh cho dân chủ hiện nay chưa xứng đáng được bạn coi là người mà bạn ngưỡng mộ) được khai sáng và phát triển trong tương lai, phải vậy không? Xin hãy tin như vậy.
Mình phải tin tưởng vào những công việc mình làm thì mới có thể thành công được bạn ạ. Cho dù hành động của ta, đôi lúc ta tự nhận thấy nó quá bé nhỏ và tầm thường. Nhưng nếu không có sự tích tụ những việc tầm thường đó từ nhiều người thì sao có thể trông mong một điều kỳ diệu, vĩ đại trở thành hiện thực được.
Tôi nhấn mạnh, cái gì cũng phải có điểm xuất phát, rồi từ đó sẽ có quá trình lượng biến đổi thành chất, khi đó thì bạn sẽ không thể ngờ được sức mạnh dân chủ nó sẽ xô đẩy thế lực lạc hậu đang cản trở sự phát triển của dân tộc ta nhanh như thế nào đâu.
Niềm tin sẽ là sức mạnh giúp chúng ta thành công trên con đường vinh quang này.
Belief will be the power
http://tw.youtube.com/watch?v=uzv6TFzwkUo
Xin trích lại đoạn lien quan để chúng ta cùng tham khảo
“Trên blog, tức Nhật Ký Cá Nhân, của một blogger được nhiều người biết đến qua những bài phân tích kinh tế rất có giá trị, tác giả Trần Đông Chấn ghi lại cảm xúc trong một ngày của “Mùa Thu Tháng Mười, 2008”
“Danh chính ngôn thuận. Nhưng khi ngôn đã không thuận thì danh tất thành bất chính. Sai biệt giữa danh nghĩa và thực tế càng lớn thì mâu thuẫn của xã hội càng trầm trọng.”
“Danh chính ngôn thuận. Nhưng khi ngôn đã không thuận thì danh tất thành bất chính. Sai biệt giữa danh nghĩa và thực tế càng lớn thì mâu thuẫn của xã hội càng trầm trọng.”
Tác giả thổ lộ, rằng anh “nợ” một món nợ tinh thần đối với những nhà báo đang nằm trong vòng lao lý.
“Thật sự là quá đáng, ở đây công lý không còn tồn tại nữa … cũng may vẫn còn những người như nhà báo Chiến, đến phút cuối vẫn bảo vệ chính kiến và lẽ phải …
ông Chiến còn đủ sức đứng trước toà án, đó là sự phi thường của lòng dũng cảm và sức sống rất mãnh liệt. Còn chúng ta, tại sao không có một chiến dịch nào, một tiếng nói chung nào cất lên đi?”
Những dòng thổ lộ rất riêng, vì được viết trên “nhật ký cá nhân” của blogger Trần Đông Chấn, có lẽ được viết ra sau ngày 15 tháng Mười, khi Toà Án Hà Nội tuyên án đối với các nhà báo.”
Xin trích lại đoạn lien quan để chúng ta cùng tham khảo
“Trên blog, tức Nhật Ký Cá Nhân, của một blogger được nhiều người biết đến qua những bài phân tích kinh tế rất có giá trị, tác giả Trần Đông Chấn ghi lại cảm xúc trong một ngày của “Mùa Thu Tháng Mười, 2008”
“Danh chính ngôn thuận. Nhưng khi ngôn đã không thuận thì danh tất thành bất chính. Sai biệt giữa danh nghĩa và thực tế càng lớn thì mâu thuẫn của xã hội càng trầm trọng.”
“Danh chính ngôn thuận. Nhưng khi ngôn đã không thuận thì danh tất thành bất chính. Sai biệt giữa danh nghĩa và thực tế càng lớn thì mâu thuẫn của xã hội càng trầm trọng.”
Tác giả thổ lộ, rằng anh “nợ” một món nợ tinh thần đối với những nhà báo đang nằm trong vòng lao lý.
“Thật sự là quá đáng, ở đây công lý không còn tồn tại nữa … cũng may vẫn còn những người như nhà báo Chiến, đến phút cuối vẫn bảo vệ chính kiến và lẽ phải …
ông Chiến còn đủ sức đứng trước toà án, đó là sự phi thường của lòng dũng cảm và sức sống rất mãnh liệt. Còn chúng ta, tại sao không có một chiến dịch nào, một tiếng nói chung nào cất lên đi?”
Những dòng thổ lộ rất riêng, vì được viết trên “nhật ký cá nhân” của blogger Trần Đông Chấn, có lẽ được viết ra sau ngày 15 tháng Mười, khi Toà Án Hà Nội tuyên án đối với các nhà báo.”