Tối 18 tháng 8 vừa rồi, lúc các kênh truyền hình trong nước đang tuyên truyền về cuộc Cách mạng tháng Tám thì kênh HBO cho chiếu lại bộ phim Giải cứu binh nhì Ryan. Bộ phim kể chuyện gần một tiểu đội do một đại úy chỉ huy đã ngã xuống để cứu cho bằng được một binh nhì vì anh ta là người còn lại duy nhất của gia đình Ryan. Cha của họ đã tử trận để lại người mẹ và bốn người con trai ở một vùng quê. Chiến tranh Thế giới II nổ ra, Mỹ tham chiến, cả bốn anh em Ryan đều phải nhập ngũ. Hai người đã hy sinh trong trận đổ bộ lên Normandy nước Pháp, cùng lúc đó một người khác chết trên chiến trường New Guinea Thái bình dương. Người mẹ nhận một lúc ba giấy báo tử và đã ngã quỵ. Binh nhì Ryan trở thành người nối dõi duy nhất nhưng cũng đang trong tình trạng nguy hiểm vì lực lượng nhảy dù của anh ta bị thả sai địa điểm. Những người chỉ huy cao nhất của nước Mỹ đã ra lệnh đưa bằng được bình nhì Ryan ra khỏi chiến trường châu Âu trở về mới mẹ. Cả tiểu đội chỉ có hai người còn sống cùng với Ryan.
Một người mẹ Việt Nam, chồng đã ngã xuống vì đất nước còn lại bốn người con trai. Ba con trai lớn được mẹ động viên cho ra trận và lần lượt không trở về. Còn lại người con út, mẹ có quyền không cho anh tòng quân vì cha anh mình đã hy sinh hết cho đảng và tổ quốc. Nhưng mẹ vẫn cứng cỏi, dứt ruột dẫn anh đăng ký nhập ngũ để được vinh dự làm bộ đội cụ Hồ. Và anh đã mãi không trở về với mẹ nữa. Mẹ cô đơn ôm lấy nỗi đau một mình, nhận danh hiệu anh hùng và trở thành biểu tượng của đức hy sinh và minh chứng sống cho sự hợp lòng dân của đảng. Hai câu chuyện ở hai bờ Thái bình dương, không biết mức độ thật đến đâu vì đều là cách thức tuyên truyền cho những thể chế chính trị. Nhưng có một điều dễ dàng thấy rõ sự thật: giá trị của con người được nhìn nhận rất khác nhau giữa hai chế độ.
Gần 3 tháng nay câu chuyện thật về bà Năm Nghê ở Quảng Nam trong chiến tranh phải tự tay giết chết con trai 3 tháng tuổi cứ bám tôi không dứt. Một em bé đã phải chết mà không có tội tình gì, một người mẹ phải sống tủi khổ với cảm giác tội lỗi trong suốt cả hơn nửa cuộc đời còn lại. Một sự hy sinh quá lớn của hai mẹ con, nhưng để làm gì? Để cứu những người còn lại đang cầm súng. Nhưng sao lại phải giết em bé để cứu những người này? Mà sao lại để chính mẹ em giết em chứ không phải một người khác làm chuyện đó? Sao lại phải giết em, một đứa bé vài tháng tuổi có thể bịt miệng là nó không thể khóc thành tiếng và sau đó sẽ lả sức, không thể khóc nữa, cần gì phải giết? Thế những người sống sót giờ đang làm những gì cho linh hồn của em, tâm hồn của mẹ em và tương lai của bao em nhỏ khác? Cái giá của con người ở đâu? Những câu hỏi ấy cứ ám ảnh tôi như một món nợ.
Ngày 2 tháng 9, 1945 là ngày tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, cũng đúng vào ngày đó Nhật ký hiệp ước đầu hàng vì bại trận chiến tranh thế giới II. Đã 63 năm trôi qua, chúng ta vẫn rất nghèo cho dù đã có 23 năm đổi mới. Nước Nhật chỉ cần 20 năm từ khi bại trận đã biến mình thành một cường quốc từ những đống suy tàn đổ nát. Nước Nhật không có tài nguyên thiên nhiên gì đáng kể, điều gì đã tạo nên sự khác biệt như vậy nếu không phải là nhìn nhận giá trị của con người. Giá trị đó chỉ có thể được tôn tạo khi con người thực sự được tôn trọng và tự do. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Án văn bất hủ ấy với người dân Việt Nam đến nay vẫn còn nằm trên giấy, và đó là tại sao ta vẫn nghèo vẫn đói.
Khi nghèo đói thì người ta chỉ biết đòi cái ăn cái mặc mà quên đi cái quyền tự do và bình đẳng mà mình đáng ra phải có. Khi được có ăn có mặc thì người ta lại bị mang ơn và sẵn sàng đánh đổi cái quyền thiêng liêng mà Tạo hóa ban cho mình để trả ơn cho miếng cơm manh áo. Và người ta được dạy rằng cách thức như thế sẽ tạo ra một sự ổn định để có được nhiều cơm nhiều áo hơn mà không biết rằng chính việc lãng quên cái quyền (và cũng là trách nhiệm) của Tạo hóa dành cho mình là nguồn gốc của mọi đói nghèo, tụt hậu, bất công và bóc lột.
Hãy sử dụng cái quyền ấy mà không phải đợi ai cho mình vì nó là của Tạo hóa. Chỉ khi nào mỗi người ý thức được rằng mình có những quyền tự do bình đẳng, bất khả xâm phạm và bảo vệ cái quyền ấy thì con người mới thực sự có giá trị. Và chỉ khi ấy người ta mới thoát khỏi đói nghèo tận gốc, xã hội mới thịnh vượng vững bền.
Dương Hữu Canh
Đầu tháng 9, 2008
Nhãn: Uncategorized
42 Comments:
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Giai cuu binh nhi Ryan tuyet voi vo cung! nhan ban vo cung. Hic
Đúng. Cái giá con người ở đâu?
Làm gì để dân ta biết rằng họ đang bị "MỊ".
Đoạn này hay nhất nhưng cũng đau nhất. Ai có thể trả lời được: Làm như thế nào? Làm ra sao?
Đoạn này hay nhất nhưng cũng đau nhất. Ai có thể trả lời được: Làm như thế nào? Làm ra sao?
Cám ơn anh Chấn và anh Canh.
@ SR un4given: bạn không có lạc đề đâu. Tôi thấy sâu xa trong bài cm của anh GK cũng là đề cập đến giá trị của con người, mà cụ thể ở đây là cái cách làm phong trào quá thô thiển của những người lãnh đạo về mặt tư tưởng của nhà nước. Họ cứ nghĩ là tô cho hồng, vẽ cho đẹp vào thì mọi người sẽ thích, sẽ tôn sùng. Ý kiến của bạn giúp cho tôi thấy rằng tuổi trẻ thế hệ mới hiểu và cảm các bài học giáo khoa đó thế nào. Khi bạn boăn khoăn có nghĩa là bạn đang đấu tranh cho chính nhận thức của mình. Xa hơn nữa, tiếp tục sự đấu tranh đó sẽ giúp cho bạn nhận ra điều đúng điều sai và giá trị của bạn trong cộng đồng. Đó là lúc mà đất nước này cần bạn làm điều có ý nghĩa để dựng xây nó phát triển. Đi từ bài của anh Chấn, đến cm của anh GK và đến cm của bạn, tôi thấy một xâu chuỗi rất gắn kết và thú vị. Giá trị con người mà anh Chấn đề cập là cái nhìn bao quát tổng thể dành cho nhà lãnh đạo, giá trị con người mà anh GK đề cập là cái nhìn sâu sắc của người trưởng thành và boăn khoăn của bạn về giá trị con người là cái nhìn nghi ngại của người trẻ tuổi. Tôi ủng hộ cm của bạn.
@ all: người dân đã bị buộc nhồi nhét vô điều kiện cái suy nghĩ phải hàm ơn những kiêu binh (dựa vào ánh hào quang quá khứ tự cho phép mình tụt hậu với đủ mọi loại lý do và làm tổn hại nguyên khí của đất nước) mà lẽ ra họ phải sớm ‘giết’ những kiêu binh đó vì sự phát triển của dân tộc. Lịch sử từ đông sang tây có không ít bài học đáng giá về việc này.
@ SR un4given: bạn không có lạc đề đâu. Tôi thấy sâu xa trong bài cm của anh GK cũng là đề cập đến giá trị của con người, mà cụ thể ở đây là cái cách làm phong trào quá thô thiển của những người lãnh đạo về mặt tư tưởng của nhà nước. Họ cứ nghĩ là tô cho hồng, vẽ cho đẹp vào thì mọi người sẽ thích, sẽ tôn sùng. Ý kiến của bạn giúp cho tôi thấy rằng tuổi trẻ thế hệ mới hiểu và cảm các bài học giáo khoa đó thế nào. Khi bạn boăn khoăn có nghĩa là bạn đang đấu tranh cho chính nhận thức của mình. Xa hơn nữa, tiếp tục sự đấu tranh đó sẽ giúp cho bạn nhận ra điều đúng điều sai và giá trị của bạn trong cộng đồng. Đó là lúc mà đất nước này cần bạn làm điều có ý nghĩa để dựng xây nó phát triển. Đi từ bài của anh Chấn, đến cm của anh GK và đến cm của bạn, tôi thấy một xâu chuỗi rất gắn kết và thú vị. Giá trị con người mà anh Chấn đề cập là cái nhìn bao quát tổng thể dành cho nhà lãnh đạo, giá trị con người mà anh GK đề cập là cái nhìn sâu sắc của người trưởng thành và boăn khoăn của bạn về giá trị con người là cái nhìn nghi ngại của người trẻ tuổi. Tôi ủng hộ cm của bạn.
@ all: người dân đã bị buộc nhồi nhét vô điều kiện cái suy nghĩ phải hàm ơn những kiêu binh (dựa vào ánh hào quang quá khứ tự cho phép mình tụt hậu với đủ mọi loại lý do và làm tổn hại nguyên khí của đất nước) mà lẽ ra họ phải sớm ‘giết’ những kiêu binh đó vì sự phát triển của dân tộc. Lịch sử từ đông sang tây có không ít bài học đáng giá về việc này.
@ SR un4given: bạn không có lạc đề đâu. Tôi thấy sâu xa trong bài cm của anh GK cũng là đề cập đến giá trị của con người, mà cụ thể ở đây là cái cách làm phong trào quá thô thiển của những người lãnh đạo về mặt tư tưởng của nhà nước. Họ cứ nghĩ là tô cho hồng, vẽ cho đẹp vào thì mọi người sẽ thích, sẽ tôn sùng. Ý kiến của bạn giúp cho tôi thấy rằng tuổi trẻ thế hệ mới hiểu và cảm các bài học giáo khoa đó thế nào. Khi bạn boăn khoăn có nghĩa là bạn đang đấu tranh cho chính nhận thức của mình. Xa hơn nữa, tiếp tục sự đấu tranh đó sẽ giúp cho bạn nhận ra điều đúng điều sai và giá trị của bạn trong cộng đồng. Đó là lúc mà đất nước này cần bạn làm điều có ý nghĩa để dựng xây nó phát triển. Đi từ bài của anh Chấn, đến cm của anh GK và đến cm của bạn, tôi thấy một xâu chuỗi rất gắn kết và thú vị. Giá trị con người mà anh Chấn đề cập là cái nhìn bao quát tổng thể dành cho nhà lãnh đạo, giá trị con người mà anh GK đề cập là cái nhìn sâu sắc của người trưởng thành và boăn khoăn của bạn về giá trị con người là cái nhìn nghi ngại của người trẻ tuổi. Tôi ủng hộ cm của bạn.
@ all: người dân đã bị buộc nhồi nhét vô điều kiện cái suy nghĩ phải hàm ơn những kiêu binh (dựa vào ánh hào quang quá khứ tự cho phép mình tụt hậu với đủ mọi loại lý do và làm tổn hại nguyên khí của đất nước) mà lẽ ra họ phải sớm ‘giết’ những kiêu binh đó vì sự phát triển của dân tộc. Lịch sử từ đông sang tây có không ít bài học đáng giá về việc này.
Tuổi trẻ của tôi chẳng nhớ nổi Đảng CS bắt nguồn từ đâu, đã làm gì cho đất nước. Không phải tôi vô ơn hay tôi có ý gì khác. Lý do chính là tôi chẳng thể nhớ được gì đặc sắc hay đọng lại cái gì đó ấn tượng sau những giờ lịch sử nhồi nhét các điều cao siêu mà trí óc non nớt của tuổi trẻ tôi chẳng tiếp thu được.
Tuy vậy, ký ức tuổi trẻ của tôi về Bác thì lại rất đẹp, đẹp đến hoàn hảo. Nhưng sau này, khi bắt đầu biết suy nghĩ và luận ra đúng sai, tôi bắt đầu thấy nghi ngờ những gì tôi đã được học. Tôi không thất kính với Bác vì ông xứng đáng để thế hệ của tôi kính trọng dù lỗi lầm cũng không ít (mà sách giáo khoa và các vị lãnh đạo Đảng CS chẳng bao giờ dám công khai nhắc đến). Tôi đã rất nhiều lần tự thắc mắc: phải chăng con người ta không hề có một lỗi lầm nào dù là nhỏ nhất? sao người ta lại cứ phải dùng vong linh người đã khuất để rao giảng những bài học đạo đức khuôn sáo đến thế? có phải người ta phải luôn cố tình làm thế vì muốn xây dựng một tượng đài hoàn hảo cho mục đích chính trị khác? Càng nghĩ tôi càng cảm thấy các bài tôi đã học về Bác không phải viết về một con người, mà chính xác là viết về một vật gì đó tròn trịa đến không tì vết và được gán cho những cảm xúc giống như con người nhằm trưng bày, triển lãm. Những bài học đó không giúp tôi tạo dựng nhân cách một cách trọn vẹn được bởi tôi có đủ hỉ, nộ, ái, ố và tôi rất khó để vươn đến hình nhân hoàn hảo như họ đã viết. Tôi là con người, tôi có cảm xúc và tôi có lỗi lầm.
Tuyên truyền rồi phong trào, xào đi nấu lại đến nát cả tai, mòn cả mắt mà cũng chẳng có gì mới. Sao lại như vậy? Chẳng lẽ không có ai đáng để nêu lên thành tấm gương sáng thay cho cụ Hồ? Hay xét ra thì những thế hệ tiếp nối của Đảng CS (sau cụ Hồ) chẳng ai xứng đáng hơn cụ? Hay vì không làm nên thành tích gì đáng vinh danh trước nhân dân nên buộc phải ăn vào quá khứ để tiếp tục tồn tại?
Trước đây tôi có nghe được một câu đại loại “ăn mày dĩ vãng”. Lấy dĩ vãng oanh liệt của cả dân tộc (không chỉ có một mình Đảng CS) để lấp liếm cho những yếu kém thời kỳ hiện tại, đơn giản vì không lấy cái dĩ vãng đó thì chẳng có cái gì khác để tiếp tục ‘ru ngủ’ lẫn ‘đe dọa’ người dân.
Nhưng người dân nay đã bắt đầu có những nhận thức mới … từng chút … từng chút …
Đôi khi cháu cũng nghĩ, vì một vài lý do mà Bác phải làm như thế. Ông hy sinh và phải mang nhiều tội ác, nhưng nhờ thế ông có cả dân tộc và cả giang sơn này, dù rằng cái giang sơn đó đang bị đặt ở một giá trị thấp hơn rất nhiều so với bản thân mà nó đáng được hưởng mà nguyên nhân là phần đóng góp không nhỏ từ công (tội) của ông. Có trách, có thể chỉ trách rằng, thời đó ông có đủ thiên thời địa lợi và nhân hòa để ít nhiều biến VN thành như ngày nay.
Dẫu sao cũng là chuyện quá khứ, quan trọng nhất lúc này vẫn là thay đổi tư tưởng người Việt chúng ta, để ta có thể chỉ trong vài chục năm tới lấy lại ( hay bắt đầu gầy dựng) hình ảnh một nước xứng đáng với vị thế của nó.
Bài viết hay, cảm xúc lắng đọng, nhưng không đủ vốn sống nhiều chuyện thêm.
1945, chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản tuyên ngôn độc lập của nước VN đã trích dẫn câu nói này của Tổng Thống Mỹ như một sự khẳng đinh rằng Việt nam sẽ trở thành cường quốc, sẽ tự do và sẽ dân chủ không thua ai cả. Thế nhưng hơn 60 năm sau, câu nói này vẫn còn nằm trên bản tuyên ngôn chứ chưa thật sự bước ra cuộc sống.
2008, tác giả Dương Hữu Canh trong bài viết của ông đã trích dẫn lại lời trích dẫn của Hồ Chí Minh với mong muốn có một sự thức tâm từ những con người đang giữ trọng trách lớn của VN, nhưng liệu có thay đổi được không khi mà mãi hơn 60 năm trôi qua rồi ?. Liệu chúng ta có nên tiếp tục kỳ vọng vào con người sẽ thay đổi, hay là chúng ta phải thay đổi con người ?
Nhung comment cua cac ban con mang nhieu y nghia hon nua .
THANK YOU
Nói thật, trong nhi chẳng có hình ảnh nào của bác Hồ là cao đẹp cả.
Thiết nghĩ một người sáng suốt và hiểu được bản chất của con người và những nhu cầu căn bản về cả tâm linh và vật chất của con người là gì thì có thể nào lại đi tin được vào tư tưởng và chủ nghĩa CS là có thể thực hiện, là khả thi ở đất nước Vn hay bất cứ ở đâu trong thế giới loài người này!
Nếu ai bảo bác Hồ có công thống nhất đất nước thì lại quá ư là .."ngây thơ" ...(xin lỗi là phải nói thẳng vậy thôi) :) Thử hỏi tại sao phải thống nhất đất nước trong khi người miền Nam có muốn phải sống mất cái quyền tự do tư tưởng đâu? Tại sao không để yên người ta sống với tư tưởng của người ta? Nam Hàn hay Bắc Hàn chẳng lẻ không là Đại Hàn sao? Nam Việt hay Bắc Việt cũng là Vn vậy! Chia ra để sống hòa bình có hay hơn là chiến tranh không? Nếu không thống nhất đất nước đã có thể tránh đi một cuộc chiến tranh tàn khốc rồi. Bác Hồ đã lừa bịp lại tự khoác lên mình cái áo yêu nước một cách đạo đức giả, song nhân duyên đã cho sự lừa bịp đó thành công (cũng như bạn SR Un4 đã nói, nhưng có lẽ chỉ thiên thời địa lợi thôi chứ không có nhân hòa phía miền Nam). Và phải nói bác Hồ lại ngây thơ hơn nữa khi nghĩ thống nhất đất nước là có thể thống nhất tư tưởng. Vì chỉ có kẻ "không tưởng" mới mong kiểm soát được tư tưởng của kẻ khác bằng chiến tranh thôi! Nếu như không nghĩ đó là nhân duyên nhi sẽ nói là bác Hồ có tội thống nhất đất nước...bởi thống nhất mà đưa đất nước đến nơi thịnh vượng, đưa nhân phẩm con người Vn lên cao thì mới gọi là có công được, đằng này để có thể thống nhất tư tưởng, ông và người kế ông đã đàn áp những người không chịu theo chủ nghĩa CS, đã đàn áp Tôn giáo, v.v.... như vậy thì tấm lòng yêu nước yêu dân dùng để hô hào để mị dân nó chỉ là thủ đoạn khi những con người cũng như ông rõ ràng chỉ duy nhất yêu và thần tượng cái chủ nghĩa ngốc kia thôi. Và chỉ có người ngu mới hy sinh cả dân tộc và tương lai đất nước của mình để lấy vào cái danh dự đã thống nhất đất nước để hòng mong thống nhất tư tưởng người dân thôi! nhi muốn nói bác Hồ và đảng rất là ngu đó!
Chắc hẳn là có không ít người nghĩ người đã chết rồi đừng có mà bêu xấu hay nói cái không hay sẽ bất kính, sẽ làm người ta uất ức dưới suối vàng hơn thì suy nghĩ này rất là sai lầm!. Vì sao như thế? Đó chính là vì nếu cứ tiếp tục che đậy lỗi lầm của người đó và tiếp tục để người sau ca ngợi ông thì mới chính là làm tội ông thêm nặng. Đã chết rồi mà vẫn không ngừng gây tội vì những giả dối và sai lầm của mình trưóc đó nay vẫn khiến nhiều người đau khổ. Cũng giống như "con dao nhiều lưỡi" giết người của một tội nhân khi đã chết vẫn còn được sử dụng để tiếp tục giết hại người khác ... Chúng ta có trách nhiệm phải nói rõ ràng sự thật về cái tai hại của "con dao" tội nhân kia đã sử dụng và để lại và hủy diệt nó đi để người đã bị hại biết mà tránh, kẻ chưa bị hại không mắc vào lưới. Đó mới chính là giúp người đã khuất nhẹ nhàng và thôi uất ức nếu như ông cố ý hay đã vô tình hại biết bao nhiêu người. Và đó chẳng có gì là bất kính, không tôn trọng với vong hồn người đã chết hết. Nếu người đã chết không làm gì có tội mà ta gán tội thì mới làm người ta uất ức, đằng này có lỗi thì tại sao ta phải sợ khi nói đến? Cái sai lầm muốn áp chế tư tưởng người khác đã dùng không thiết gì đến thủ đoạn nào, cũng giống như đảng tham nhũng ngày nay vậy, rất cần phải ngăn chận! Ta hãy cứ nói và nói để lợi người chưa biết không bị MỊ và lợi cho người đã chết để rồi tha thứ...
Và đúng thật chỉ có khi nào con người được sống với quyền bình đẳng tự do thì xã hội và đất nước mới có thể thăng hoa và thịnh vượng. Nếu sống mà không được tự to tư tưởng, tự do ngôn luận v.v. thì vẫn còn chưa được sống trọn vẹn. Lịch sử không có gì đáng sợ, người chết cũng chẳng có gì đáng sợ. Cái tâm sợ hãi nhút nhát không chịu khó suy nghĩ và đối diện mới đáng sợ hơn. Chúng ta không nên trốn tránh lịch sử, mà hãy nên đối diện nó. Chúng ta chưa rõ ràng với lịch sử thì không thể nào thay đổi nó để đón nhận tương lai được.....Và đừng đợi chờ ở một người nào hết, hãy đợi chờ ngay chính chúng ta mới là tốt nhất và thực tế nhất! Chính mình mong muốn trước, sau đó tự khắc sẽ có cơ duyên đưa đến ... bởi vì tự mình chưa dám mong muốn thì đừng mong điều gì sẽ đến. (Cái này học của chú Chấn từ câu "lòng dân đã chuyển thì xã hội sẽ chuyển")
ký tên
kẻ sử dụng quyền nhận định (phán xét) khi mà đã được học để có được lý trí phân biệt và nhận xét với lòng chẳng chút gì sợ sệt
Chính vì giới cầm quyền có sự lựa chọn con đường sai lầm sau thời khắc thống nhất đất nước khiến cho bao điều tồi tệ diễn ra từ ngày này qua ngày khác, hận thù vẫn chưa được giải tỏa, đất nước đi quá chậm thành ra là phát triển thụt lùi xo với thế giới, nhân dân tiếp tục khiếp nghèo trong nền độc lập mang nặng tính hình thức. Trách nhiệm đó phải có người nhận thì mới mong có giải pháp.
Đảng CS trong các buổi đại hội gần đây có thừa nhận sự yếu kém của mình tuy nhiên một lần nữa lại cũng chỉ là sự thừa nhận mang nặng tính hình thức, chính vì vậy mà không thể đưa ra những giải pháp cải tổ hữu hiệu được. Từ Tổng bí thư đến những người đứng đầu nhà nước liệu thâm tâm các vị này có dám thừa nhận mình trong sạch chẳng dính chút gì đến tham nhũng và đã dùng cả cuộc đời mình để phụng sự đất nước. Cũng bởi sự bất mãn đã gia tăng trong lòng xã hội nên Đảng CS không thể qui tụ những thành phần tinh hoa của người dân Việt được. Sự phản biện xã hội không được làm công khai, bị trù dập thậm chí bỏ tù chỉ làm cho lòng dân càng dậy sóng. Người dân nay đã có nhiều kênh thông tin hữu hiệu khác để tăng cường nhận thức. Giới trí thức Việt đã bắt đầu có sự trỗi dậy vừa công khai lẫn ẩn danh với mong muốn cải thiện tình hình. Khẳng định rằng sự ‘lật đổ’ chỉ còn mang tính thời gian nếu tình hình không có gì tốt đẹp hơn. Câu nói “Hữu xạ tự nhiên hương” luôn đúng và hình ảnh của Đảng cầm quyền Nhân dân hành động (PAP) của Singapore là một ví dụ. Họ đã điều hành đất nước Singapore từ hàng chục năm nay và sẽ tiếp tục lâu dài với sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng vì họ đã và đang tiếp tục phụng sự đất nước một cách tích cực. Dù Singapore cũng có những Đảng nhỏ hoạt động nhưng vì PAP đã làm quá tốt cho đất nước Singapore nên họ có niềm tin gần như tuyệt đối của người dân quốc đảo Sư tử. Xuất phát của Singapore ở những năm 1960 cũng không khác VN cùng thời kỳ, họ còn nghèo hơn vì chẳng có lấy tài nguyên thiên nhiên gì đáng kể. Đảng CS khi nhìn thấy những thành tựu của PAP chắc phải tự ‘xấu hổ’ trong lòng bởi PAP đã tìm ra con đường đi quá khôn ngoan cho quốc gia nhỏ bé của mình. Đến giờ thì họ tuy bé thật nhưng là ‘bé hạt tiêu’, chẳng ai dám xem thường Singapore cả.
Và tôi thấy rằng đến lúc rất cần một sự “thống nhất” lần nữa giữa Đảng CS và phần còn lại của xã hội Việt để cứu vãn tình trạng đã gần bi đát của chúng ta hiện nay. Trong sự thống nhất này tất nhiên sẽ phải chấp nhận trả giá như bất kỳ cuộc đấu tranh để đạt đến sự thống nhất nào đó. Các cụ cũng có câu “một người vì mọi người”. Đảng CS cần hiểu thấu câu này để biết mình phải ‘hi sinh’ điều gì nhằm đạt được kết quả gì cho đất nước, phần còn lại của xã hội Việt cũng cần xác định mình nên ‘đối đãi’ với Đảng CS thế nào để có thể tăng cường sức mạnh cho dân tộc. Nếu sự hận thù dẫn đến trả thù vẫn tiếp tục thì chúng ta lại tiếp tục vướng vào sai lầm, người sung sướng kẻ đau khổ. “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” cũng là một lời răn dạy rất ý nghĩa theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Khiếp luân hồi là điều không thể tránh khỏi trong lý thuyết nhà Phật và chắc chắn xảy ra đối với những kẻ tham lam, chỉ biết đời mình mà không biết đến đời sau.
Một sự kiện hiệp thương trong ôn hòa để xây dựng nền dân chủ thật sự cho VN là điều tôi mong đợi và tôi tin tưởng nó sẽ sớm xảy ra dù có điều gì đi nữa.
Cảm ơn tác giả bài viết này, thật sâu sắc, thật nhân văn, đầy tình người và không một chút hằn thù. Không biết Hữu Canh có phải là anh Chấn không, đã hỏi anh Chấn nhưng không nhận được trả lời. Nhưng tôi tin rằng hai cái tên này là một vì cho dù viết về đề tài nào thì cái chất nhân văn và khách quan vẫn luôn tìm thấy trong bài viết của anh Chấn. Tôi cũng đã xem bộ phim giải cứu Ryan nhiều lần (lần đầu là lúc nó đoạt Oscar từ 7 năm trước) và cũng có những cảm nhận về thân phận con người, nhưng chỉ cần vài dòng hành văn so sánh với hình ảnh của bà mẹ Việt Nam anh hùng, bài viết này đã làm cho người ta như tình ngộ ra tất cả mọi điều.
Xin phép cho được đăng lại bài này trên blog của tôi.
@nhi ,ba`i viết của bác Chấn rất hay, nhận định trong cm của GK cũng rất chính xác và là băn khoăn của giới trẻ( những người có tâm )hiện nay. Nhưng những phán xét của bạn Nhi lại quá chủ quan. Theo tôi nghĩ tại mỗi thời điểm lịch sử sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về từng vấn đề, việc chúng ta không phát triển được là do cả 1 quá trình không thể phán xét là vì Bác có tội thống nhất đất nước, lựa chọn chế độ CS cho đất nước.Bạn có thể khống muốn thống nhất nhưng bạn và tôi không thể biết lúc đó có bao nhiêu người muốn, nhưng theo tôi chắc chắn phải nhiều lắm nên mới có thể thống nhất được. Cũng như bây giờ mọi người cm blog của bác Chấn đều thấy cái quyền bình đẳng, tự do nhưng số lượng nhận thức đầy đủ được nó không phải là nhiều nên chưa thể có sự chuyển biến. Xin lỗi bác Chấn vì phải cm ở đây vì không được vào friends list.
Tôi xin copy lại comment của kabi lên đây để dễ tiếp tục bình luận trên ý kiến của bạn.
To kabi: tôi cũng không nằm trong friend list của anh Chấn nhưng vẫn comment được trên blog, có lúc không được là do Yahoo thôi.
Trước hết, tôi khẳng định cá nhân tôi là rất kính trọng và có tình cảm sâu sắc với Bác Hồ dù rằng tôi được tiếp cận với nhiều thông tin, tài liệu rất khác với những gì nhiều người vẫn nghe trong nước, những thông tin đó có thể nói là những cái rất tiêu cực, rất xấu nếu so với sự thần thánh hình ảnh của Bác trong nước. Nhưng tôi lại nghĩ đó là những gì rất bình thường của con người, ai cũng có những cái tốt cái xấu, nhất là khi làm chính trị thì sao có thể nói là “mười phân vẹn mười được”. Cái hình tượng tròn trịa mà bạn Gõ Kiến nói đó không phải là lỗi của Bác, mà là của những hậu duệ sau này, muốn lợi dụng vào cái đó để tạo ra một hình ảnh để mị dân.
Nói gì thì nói, không thể phủ nhận được công lao của Bác trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành lại quyền độc lập cho đất nước, và hình ảnh của trận chiến Điện Biên Phủ đã cho cả thế giới lúc đó biết đến Việt Nam. Những gì sau giai đoạn này có nhiều tranh cãi, nhất là trong cuộc chiến Việt Nam có sự tham gia của các cường quốc. Nhưng theo những gif tôi biết, đến giai đoạn đó Bác đã mất quyền lực nên không thể làm theo ý mình. Quyền lực nằm trong tay những người được Liên Xô và Trung Quốc điều khiển. Có lẽ sai lầm lớn nhất đời Bác là cải cách ruộng đất, nhưng điều này Bác đã công khai thừa nhận lỗi lầm. Thật đáng buồn là cũng chính vì điều này mà đã dẫn đến việc quyền lực thực tế của Bác đã bị tước đoạt.
Có lẽ chính vì những sai lầm và không có cơ hội để sửa sai nên những ước mơ về tự do, hạnh phúc của Bác đã không trở thành hiện thực, hay vẫn còn nằm trên giấy… Nhưng một lần nữa, tôi vẫn khẳng định sự tôn trọng và kính mến của tôi dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người đã thực sự dành cả đời mình vì đất nước.
Khi chúng ta nói về quyền con người hẳn cái quyền sống không chỉ là thở... cái phần tâm linh, tư tưởng cũng rất là quan trọng nữa. Nhi không hiểu mọi người hiểu sao về hai chữ thống nhất, riêng nhi thấy thống nhất như bác Hồ là đã lừa gạt dân miền Bắc rằng Mỹ muốn xâm lược Vn và người miền Nam thời bấy giờ muốn bán nước cho Mỹ và người miền Nam bị tuyên truyền là Nguỵ thì đó là 1 cái chụp mũ vô lý và không có nhân tính trong khi người miền Nam chỉ vì muốn được cái quyền sống bình đẳng, có quyền được tự do tư tưởng. Không có sự thống nhất nào là cần thiết nếu như sự thống nhất đó tước đi cái quyền sống tự do, sống trọn vẹn của người khác mà chính tất cả người dân Việt Nam đang phải nhận lấy cái hậu quả của việc thống nhất đó. Vừa không được sống với tư tưởng khác, vừa phải bị nhồi sọ tất cả gì có liên can đến bác và đảng. Đó cũng bởi sự thống nhất ấy được lập nên trên sự giả dối. Nếu chúng ta không thể chân thật với chính mình là mình đã bị Hồ Chí Minh lừa, dùng chính người dân miền bắc làm công cụ để âm mưu thống nhất tư tưởng dân tộc phải theo chủ nghĩa CS. Ngay trong giây phút này ở trên chiếc ghế nhà trường toàn đất nước thế hệ mới cũng đang bị lừa. Người dân cả hai miền nam bắc đều là nạn nhân của tư tưởng Cs mà Hồ chí Minh là người không sáng suốt để có thể tin vào một tư tưởng hoang đường đến như vậy đòi thực thi trên đất nước mình. Đem dân tộc và đất nước mình ra mà thí nghiệm. Chúng ta cần thành thật nhìn nhận điều này để bắt đầu thay đổi hiện tại và đón nhận tương lai. Bởi vì bất cứ sự khởi đầu nào với lòng thành thật đều sẽ được bền vững, khó lay khó chuyển... Vì sự thành thật xóa đi lỗi lầm, một khi đã thành thật rồi chúng ta không còn thấy tự ti là chúng ta đã lầm lỗi để có thể mạnh mẽ bắt tay vào tương lai.
Hiện tại, người dân cần được biết về quyền của con người được sinh ra là gì và tôn trọng nó, đặt vấn đề nhân quyền và dân chủ lên làm đầu tự khắc theo thời gian sẽ có sự thống nhất mà theo nhi hiểu thông điêp bài viết này vốn đang còn mang mểnh.. Và sự thống nhất được đặt trên một cơ bản hoàn toàn nhân tính, chân thật và thiện thì chính là cái thống nhất mà dân tộc nào cũng nên sở hữu. Và đó mới chính là sự thống nhất cần thiết (!!!) Chứ không phải sự thống nhất với âm mưa ngu xuẩn ngày trước!!!
những gì nhi viết là với lòng muốn chia sẻ, nếu nó khác với ai đó thì đừng thấy bị chạm tự ái, nếu thấy thì...ráng chịu :)
đợi ngày tươi sáng gặp nhau nhii đãi cây cà lem ăn cho mát dạ chứ mà cái tính nói thẳng và thật nó hông thể nào khác được, thông cảm :)
Sau cùng lời nhi muốn nói cũng giống bạn Gõ Kiến, mong một nền dân chủ được xây dựng trên đất nước một cách ôn hòa và bất bạo động, và sự mong muốn đó được bắt đầu từ những hành động bé nhỏ hôm nay...
ps. Tuy nhiên "hữu xạ tự nhiên hương" là rất đúng trong đa số trường hợp, đôi khi cần tích cực thì không thể dùng. Vì sao? kẻ không có khứu giác sao cảm được hương ? kẻ trí óc chưa kịp mở mang đã bị nhồi sọ những điều phi đạo đức, biến mình trờ thành con chiên ngoan đạo của Đảng (điển hình rất nhiều ở ngay trong blog Vàng Anh, họ vào chưởi và binh vực đảng một cách vô giáo dục (mà nói nôm na là mất dạy) những người như vậy sao có thể phân biệt hương nào chân thật hơn cái hương họ đã học ?? ta không thể ngồi nhìn để họ bị ma mị và đợi họ rồi đây sẽ bỗng dưng có khứu giác, biết phân biệt..nếu ta không làm một người y sĩ không mời mà đến để ban hay chữa trị cái khứu giác dị tật đó???? Và kết quả ít nhiều sẽ là trao lại cho họ lại cái quyền sống bình đẳng mà không bị mị. Nền dân chủ cũng bắt đầu từ đây ....khi có người thêm người chợt nhận ra ... "từng chút, từng chút"
Tôi cũng cảm nhận đúng như vậy. Quan điểm và suy nghĩ của tôi có vẻ giống Psonkhanh hơn.và tôi cũng thích suy nghĩ:"Một sự kiện hiệp thương trong ôn hòa để xây dựng nền dân chủ thật sự cho VN là điều tôi mong đợi" của GK.
Nhân đọc được 2 bài báo này xin post link để mọi người cùng đọc ( có lẽ nhiều bạn cũng đọc rồi)
http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG/So38-2008(926)/19682/.
Bài này phân tích chưa sâu nhưng cũng cho thấy 1 số khía cạnh để đánh thức những người trí thức và xây dựng tầng lớp trí thức.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080829_politicalcivilsociety.shtml
Bài này lại phân tích để thấy được "bức tranh xã hội dân sự mang tính chính trị "( theo cách nói của tác giả), mà theo tôi có thể giúp mỗi người xác định được vị trí của chính mình, xác định được kịch bản thay đổi mà mình mong muốn, để có hay không những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của chính mình, giúp tạo thành 1 tập hợp đồng nhất, mới tạo nên sức mạnh góp phần thay đổi
Tôi nghĩ vậy, rất mong các bạn chia sẻ.
Tôi cũng cảm nhận đúng như vậy. Quan điểm và suy nghĩ của tôi có vẻ giống Psonkhanh hơn.và tôi cũng thích suy nghĩ:"Một sự kiện hiệp thương trong ôn hòa để xây dựng nền dân chủ thật sự cho VN là điều tôi mong đợi" của GK.
Nhân đọc được 2 bài báo này xin post link để mọi người cùng đọc ( có lẽ nhiều bạn cũng đọc rồi)
http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG/So38-2008(926)/19682/.
Bài này phân tích chưa sâu nhưng cũng cho thấy 1 số khía cạnh để đánh thức những người trí thức và xây dựng tầng lớp trí thức.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080829_politicalcivilsociety.shtml
Bài này lại phân tích để thấy được "bức tranh xã hội dân sự mang tính chính trị "( theo cách nói của tác giả), mà theo tôi có thể giúp mỗi người xác định được vị trí của chính mình, xác định được kịch bản thay đổi mà mình mong muốn, để có hay không những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của chính mình, giúp tạo thành 1 tập hợp đồng nhất, mới tạo nên sức mạnh góp phần thay đổi
Tôi nghĩ vậy, rất mong các bạn chia sẻ.
tôi ko hiểu các bác ko hiểu hay ko chịu hiểu Nước nhật mà bác nói đi lên từ đổ nát đấy. nó có một nền tảng từ trước đấy chứ. nó mang quân đi xâm lược được cơ mà. để xâm lược được thì thực lực nó như thế nào vậy. hay nó chỉ cần bắt 90% nông dân nước nó đứng dậy cầm súng rồi thành quân đội để đi xâm lược. bác bảo nó đi lên từ đổ nát vậy nó đổ nát đến đâu. 2 quả bom phá hủy 2 thành phố của nó chỉ trong có 2 ngày thống kê ra cứ cho là nó phá hủy hết cả 2 thành phố gồm cả con người và vật chất thì sao. có bằng quân đội Mỹ tàn phá ở VN trong hàng chục năm không. mà Nhật nó phát lên cũng là nhờ những đơn đặt hàng của quân đội mỹ dùng cho chiến tranh VN đấy.
bọn nhật đầu hàng xong là bắt tay vào làm kinh tế ngay và với những con người đã làm cho chúng có khả năng mang vũ khí, quân đội đi xâm lược nước khác không hiểu tại sao bác lại có 1 sự so sanh khập khiêng vậy khi mà VN tuyên bố độc lập xong con phải xóa nạn mù chữ cho 90% dân số. họ làm gì có KHKT hay cơ sở vật chất j sẵn đâu mà bác kỳ vọng lớn vậy. bác so với hàn quốc nghe nó còn có vẻ chứ đi so với Nhật thì buồn cười quá. thật đấy. sao các bác không nhìn sang thái lan indo hay Philip đấy vừa gần về địa lý. cùng là thân phận bị đô hộ xâm lược. xem mấy nước đấy thế nào. không khủng bố thì cũng loạn lạc. thời sự ngày nào chả nhắc đến mấy nước này. binh biến suốt đấy thôi.
cứ vào mấy bài kiểu như thế này là gặp ngay một cơ số những người bất mãn haha. buồn cười thật. bác Chấn cứ câu những bài viết về kinh tế có vẻ hay hay là lại phải đưa bài về lầm đường lạc lối. bác mong muốn j vậy haha
Bạn đã đặt câu hỏi “ko hiểu hay ko chịu hiểu” làm cho tôi cũng có câu hỏi tương tự dành cho bạn. Bạn thật sự ko hiểu hay ko chịu hiểu sự thật đang diễn ra từng ngày trên đất nước VN thân yêu lẫn tinh thần của chúng tôi trao đổi trên blog này.
Mọi sự việc trên đời này đều chỉ là tương đối bởi vì đâu có 2 nước A giống y chang nhau cùng tồn tại trên trái đất để mà có thể cho bạn đưa ra làm ví dụ so sánh và ko cho là nó khập khiễng. Bạn đã nói nước Nhật có nền tảng thì mới có sức đi xâm chiếm nước khác à? Nhật ko có tài nguyên thiên nhiên là điều ko phải bàn cãi gì. Vậy nền tảng của Nhật là từ đâu ra? Chẳng lẽ VN ko đi chiếm nước khác ở thời điểm đó là vì ko có nền tảng, và do vậy mà đành chịu cho người khác đến dày xéo? VN có ngày 2/9/1945 đó là từ đâu? Đảng CS lãnh đạo nông dân tay ko đi bắt giặc để giải phóng chắc? Và dân VN chắc là một đội quân được đào tạo chính qui lắm mới đuổi được đế quốc Pháp, quân phiệt Nhật? Bạn xem kỹ lại lịch sử đi, ngay cả sách lịch sử của VN đấy, đồng thời chịu khó vận động đầu óc một tí để có câu trả lời thỏa đáng.
Cái chúng tôi quan tâm là tinh thần dân tộc trong mọi hoàn cảnh tốt lẫn xấu, tầng lớp được xem là lãnh đạo đầu đàn có đủ tâm lẫn tầm để vực dậy đất nước từ nghèo đói, mất mát hay ko.
Bạn lại còn bảo kỳ vọng quá lớn à? Vậy theo bạn cứ để cho đất nước như hiện nay là ổn rồi? Kiểu suy nghĩ thiếu cầu thị như bạn rất phù hợp với kiểu trị ngu dân của những kẻ cơ hội. Tôi nghĩ bạn có thể chưa là thành viên trong đám cơ hội đó nhưng với cách của bạn thể hiện thì tôi cho rằng bạn sẽ sớm gia nhập thôi.
Bạn lại còn bảo các nước xung quanh ko khủng bố thì cũng loạn lạc, vậy VN thì ko có chắc? Hay bạn cho rằng khi nào động binh thì mới có loạn lạc? Có đánh bom thì mới là khủng bố? Bạn có ngây thơ đến mức nghĩ như vậy ko? Cũng đầy các sự kiện xảy ra đấy chỉ là bị biến tướng dưới một lớp mành thưa của chính quyền độc đảng. Tôi e là bạn không nhìn nhận cũng ko chịu nhìn nhận bằng tất cả lương tri của mình.
Bạn gặp ngay một cơ số những người bất mãn và bạn thấy buồn cười? Tiếc quá, có lẽ mắt bạn bị cận thị và chỉ số IQ cũng ko cao nên nhìn thấy quá ngắn cũng như ko nghĩ xa hơn được. Ko phải bạn đi con đường khác thì có thể cho rằng người ta lầm đường lạc lối. Cứ cho rằng chúng tôi bất mãn thật sự, nhưng chưa chắc là chúng tôi bất tài và bất nhân.
Chẳng ai hủy diệt nổi cái chế độ ‘dị nhân’ này bằng chính những tư tưởng lãnh đạo ‘sáng suốt’ đang cố kìm dây cương con ngựa kinh tế-xả hội bất kham ngày một lồng lên dữ dội. Lưới trời lồng lộng nhưng khó thoát. Gieo nhân nào gặt quả nấy.
Tôi thiết nghĩ mình chỉ cần nói đến thế thôi, hy vọng bạn sớm hiểu ra vấn đề và làm được nhiều việc có ích.
Bạn còn trẻ quá, chưa ra trường mà đã mang tư tưởng AQ rồi, không dám nhìn thẳng vào sự yếu kém của mình. Thế bạn muốn so sánh với HQ thì cũng được chứ sao, VN ta với HQ bây giờ ta hơn họ cái gì nào? Hãy chấp nhận mình yếu kém để có ý chí sức mạnh vươn lên, lớp trẻ mà AQ quá như bạn, lúc nào cũng tìm cách để giải thích cho sự yếu kém để tự trấn an và tự thỏa mãn mình thì đáng lo quá bạn à.
Bạn nói về bất ổn ở Phi và Indo, tôi nói với bạn VN mình mà 1 vài năm nữa giữ được như họ là điều không dễ đâu bạn à. Bạn nhìn các vụ Thái Hà, Nhà Chung hiện nay đi, bạn sẽ thấy những nguy cơ của bạo loạn nó như thế nào. Bạn chỉ xem hiện nay ta hơn 2 nước này cái gì nào?
Bạn hỏi bác Chấn muốn gì, bạn cứ đọc kỹ những bài của bác ấy một cách khách quan bạn sẽ hiểu được thôi. Chúc bạn ra trường với 1 nhận thức tốt hơn, đừng AQ đến thế.
Tôi đồng quan điểm với Nhi . Người có ĐỨC là người đáng kính trọng . Họ thực sự tôn trọng con người , yêu thương con người , họ trung thực , không chấp nhận xây dựng bất kỳ điều gì trên nền tảng giả dối .
...
Có hai quan điểm , quan điểm thứ nhất :"Cứu cánh biện minh cho phương tiện". Người chọn quan điểm này chấp nhận làm mọi cách (do đó coi chuyện lừa gạt người khác là bình thường )với lý do cần để đạt mục đích . Và những người không chấp nhận quan điểm đó .
...
Cứ nhìn lại xem , chẳng có gì xây dựng trên sự giả dối mà vững bền , tốt lành được .
Hôi còn nhỏ tôi cảm thấy tự hào về 2 cuộc chiến thần thánh của đất nước chống giặc ngoại xâm nhưng đến bây giờ thì tôi thực sự nghi ngờ 2 cuộc chiến vô nghĩa đó. Trong gia đình ông nội, ông ngoại tôi là những người thực sự vì nước quên thân với lý tưởng cách mạng vô cùng mạnh mẽ; các ông đã hy sinh cả tuổi thanh niên ngoài chiến trường mà ngay cả tên những đứa con của ông cũng là những dấu tích đánh giấu con đường cách mạng của ông. Gia tài ông để lại cho con cháu khi ông về già là những bằng khen những huy chương và những căn bệnh do di tích chiến tranh để lại; có câu chuyện đau xót là khi ông ngã quỵ bởi những căn bệnh ấy và đi khám xét nghiệm thương tích thì người ta đã đòi tiền để ông được công nhận là thuơng binh; ông đã ko bao giờ chấp nhận điều đó.
" Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng..." đó là tư tưởng vĩ đại của những người sáng lập nước Mỹ vĩ đại, cho đến ngày nay tuyên ngôn đó và hiến pháp Mỹ vẫn có sức sống mãnh liệt và thể hiện đc tính đúng đắn và dân chủ của nó. Chính vì vậy nước Mỹ đã phát triển vượt bậc như ngày nay.
Còn trong cái lãnh thổ VN này con người ta đang phải chịu đựng sự bất công, nhân dân đang phải đấu tranh trong một trận chiến ko cân sức để bảo vệ những quyền cơ bản nhất của con người. Đúng như tác giả của bài viết có đề cập, chỉ khi giá trị và tự do của con người được tôn trọng mới giải phóng năng lực của nhân dân đưa đất nước tiến lên.