Vào tháng này năm ngoái, quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 theo đề xuất của chính phủ. Mặc dù tình hình lạm phát lúc đó đã đến mức báo động nhưng chính phủ và quốc hội vẫn xây dựng mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5% - 9%. Con số này là một cơ sở để đòi phải tăng cường đầu tư, nghị quyết nêu rõ đầu tư sẽ đạt 42% GDP trong cùng năm tài khóa 2008 - một con số rất cao và tỷ lệ nghịch với chất lượng tăng trưởng nhưng tỷ lệ thuận với giá trị tham nhũng. Kết quả là các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn và tổng công ty, được rót ngân sách khổng lồ và đầu tư tràn lan vào đủ thứ lĩnh vực. Nguy cơ lạm phát không hề được tháo ngòi nổ từ gốc mà lại còn bị đổ thêm dầu vào lửa bởi nạn đầu tư ăn xổi ở thì này. Hậu quả thì thấy ngay lập tức, lạm phát và nhập siêu phi mã chóng mặt. Chính phủ buộc phải thắt chặt tiền tệ nâng lãi suất lên còn chóng mặt hơn.
Lợi ích công hay tư?
Hậu quả đến giờ ai cũng nhìn thấy. Nông dân lẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ điêu đứng, phá sản hàng loạt; sản xuất đình đốn làm sức cung suy giảm nghiêm trọng. Nhưng điều tồi tệ hơn nữa là sức cầu đã và đang tiếp tục suy thoái nặng nề cho dù nhu cầu mong muốn của người dân vẫn tăng. Chính phủ buộc phải nới lỏng tiền tệ. Dù vậy, lãi suất có xuống thêm nữa thì nhu cầu vay để đầu tư cho sản suất cũng không thể phục hồi chỉ trong một vài tháng do lực lượng sản xuất đã thiệt hại nặng nề, không thể gượng dậy ngay được. Trong khi đó, các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa và đầu tư đang được khởi động. Những cái vòng luẩn quẩn đang được lặp lại.
Kỳ họp quốc hội mới đây vừa thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Không hề tìm thấy những phân tích xác định các yếu kém căn nguyên của nền kinh tế và các vấn đề xã hội đang nóng bỏng để đưa ra những biện pháp sửa lỗi căn bản nhằm dần tạo ra sự phát triển bền vững. Thay vào đó, mục tiêu tăng trưởng được đặt khoảng 6,5%, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP là 39,5% (có giảm so với 2008 nhưng vẫn ở mức rất cao). Điều này cho thấy chính quyền vẫn tiếp tục theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn, kém chất lượng và không bền vững.
Các mục tiêu này vẫn xoay quanh lợi ích của các nhóm thiểu số và được chi phối bởi động lực của các nhóm này như từ nhiều năm nay, bất chấp những nguy cơ và hậu quả vẫn còn đó của cả nước, bất chấp những bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới. Việt Nam đang cần một sự tăng trưởng mà cơ hội của nó được phân bổ công bằng cho hầu hết dân chúng. Một mức tăng trưởng thấp hơn nhưng chất lượng tốt hơn thì đa số người dân vẫn được hưởng thành quả. Với kiểu tăng trưởng như lâu nay, lợi ích thì các nhóm thiểu số chiếm đoạt nhưng hậu quả thì đa số dân chúng lãnh đủ. Đó là chưa kể tác hại của môi trường bị hủy hoại, kẹt xe tắt đường, v.v…, tất cả đều đè nặng lên đa số người dân.
Thực sự muốn bền vững?
Cũng trong kỳ họp quốc hội vừa rồi, có đại biểu quốc hội chất vấn chính phủ về chiến lược phát triển bền vững thì được thủ tướng trả lời rằng phần này đã có trong báo cáo vừa mới đọc. Khi xem báo cáo này thì thấy một chiến lược tăng trưởng bền vững được viết trong vài dòng, với ý chung chung là xây dựng trên 3 trụ cột. Tiếng nói của những đại diện dân cử có đủ quyền hạn và tư cách còn bị dễ dàng lướt qua trước nghị trường, trước hàng triệu người dân mà họ đại diện, thì những cảnh báo khác làm sao thắng được sức mạnh của các nhóm lợi ích thiểu số. Những gì đang diễn ra ở Việt Nam gần một năm nay đã được cảnh báo ngay từ đầu năm 2006. Các phân tích cảnh báo này đã được gửi đến những đại biểu quốc hội với hy vọng họ sẽ tác động cần thiết để tránh những cơn bão cho nền kinh tế. Hy vọng này đã không thành hiện thực.
Bước sang 2007, những nguy cơ này càng trầm trọng hơn nhưng cả nước đang bị làm cho phấn khích với việc gia nhập WTO. Những cảnh báo nguy cơ và kiến nghị giải pháp đã được gửi đến các vị lãnh đạo chính phủ cao nhất với mong muốn nó sẽ được quan tâm để tháo gỡ ngòi nổ cho nền kinh tế. Những vấn đề được đề cập trong các bài “Một năm sau đại hội X – Cảnh báo những nguy cơ quốc gia”, “Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu” đều được trình bày rõ ràng kèm những giải pháp gửi cho các vị này. Khi chỉ nhận được sự thờ ơ của họ thì các bài viết này mới được cho công bố rộng rãi. Nhóm vận động này cũng đã tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau thông qua những quan hệ khác nhau nhưng đều vô tác dụng trước sức chi phối của đồng tiền.
Vừa rồi, nhóm vận động này lại đổi cách tiếp cận, muốn thông qua báo chí chính thống trong nước để lên tiếng cảnh báo đến toàn dân nhằm tạo ra sự nhận thức đúng đắn vấn đề. Điều này ngoài việc giúp người dân khả năng tự chống đỡ khó khăn nó còn tạo áp lực lên các chính sách vĩ mô để có được sự điều chỉnh cần thiết, đặc biệt là lúc chính phủ và quốc hội chuẩn bị cho kế hoạch 2009. Kết quả nhận được vẫn là một sự im lặng đồng nhất, trong đó ứng xử có trách nhiệm nhất là “cảm ơn đã gửi bài”. Dù không quá ngạc nhiên nhưng những ai tham gia vào công việc này đều không thể tránh khỏi cảm giác xót xa cho số phận của dân tộc.
Chúng ta đều có thể hiểu được sức ép và sự bị khống chế mà các nhà làm báo gặp phải thời gian qua. Nhưng thái độ cúi đầu quá dễ dàng và nhanh chóng của họ thì thật khó mà tìm được sự đồng tình và thông cảm của người dân. Báo chí bây giờ thích khai thác sự bực dọc, uất hận của dân chúng đối với các sự việc đã gây hậu quả hơn là cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để tránh hoặc đối phó với những nguy cơ có thể gây hại. Một khi người dân đủ khả năng tự bảo vệ mình thì những hành động của các tổ chức hoặc nhóm lợi ích muốn trục lợi trên người dân khó mà thực hiện được để có thể gây ra hậu quả.
Bong bóng và thực chất
Một cơ hội nữa lại bị bỏ qua. Vào cuối năm 2007 nếu các nhà hoạch định chính sách vĩ mô biết lắng nghe và đặt quyền lợi của đa số dân chúng lên trên hết thì đã có được những chiến lược đúng đắn để chủ động đối phó với khủng hoảng, giảm đi thiệt hại rất lớn, thay vì rơi vào bị động buộc phải dùng đến những biện pháp gây nhiều hậu quả như ngày nay. Còn bây giờ, cơ hội để tránh được một sự sụp đổ nặng nề cũng đã bị đánh mất khi các chính sách của 2009 được phê chuẩn. Vẫn như từ nhiều năm nay, các chính sách vĩ mô này chủ yếu tập trung sử dụng các công cụ tiền tệ và tài khóa. Những thứ này chỉ tạo ra các tác động trong ngắn hạn, nhất thời làm thay đổi giá trị danh nghĩa – tức là một sự thay đổi ở ngọn. Sự thay đổi các giá trị danh nghĩa này nếu không đi kèm với sự gia tăng nguồn lực thì trước sau gì chúng cũng sẽ bị điều chỉnh về giá trị thực.
Các giá trị danh nghĩa ở Việt Nam hiện nay là những bong bóng khổng lồ liên thông nhau. Thời gian qua chúng chưa hề được xả hơi để giảm nguy cơ nổ tung, áp lực từ chỗ này chỉ được chuyển tạm thời qua chỗ khác mà thôi. Chứng khoán và bất động sản bơm hơi qua lạm phát và lãi suất, từ đây bơm tiếp vào tỷ giá. Bây giờ nó đang tìm cách để bơm vòng lại bất động sản, nếu biện pháp “kích cầu” bất động sản lần này không có tác dụng thì quả bóng tỷ giá sẽ nổ tung. Khủng hoảng do bong bóng xảy ra trong tình trạng nội lực suy kiệt như Việt Nam lúc này sẽ gây ra một sự sụp đổ toàn diện.
Nhiều nước trên thế giới cũng đang khủng hoảng, nhưng nước nào có nguồn lực trong nước được chăm sóc tốt và thực chất – tức là có nền tảng vững thì cho dù khủng hoảng có rất nặng nề đi nữa, nền kinh tế nước đó vẫn có khả năng điều chỉnh và nhanh chóng tạo ra cơ hội mới để phát triển. Việt Nam lâu nay luôn thiếu vắng những biện pháp chăm sóc từ gốc làm nó ngày càng mục ruỗng do đó mà nội lực của quốc gia ngày càng suy kiệt. Nguồn lực trong nước không chỉ ít được tạo mới mà còn bị khai thác tràn lan và phí phạm. Nguồn lực quan trọng nhất là con người thì ngày càng kém chất lượng và bị xem thường. Vốn xã hội thì bị xói mòn và xuống cấp. Niềm tin thì bị đem ra chơi trò cút bắt bịt mắt bắt dê. Chúng ta rất muốn lạc quan để vượt qua khó khăn nhưng thật khó để tìm thấy những sở cứ cho nó.
Vẫn theo đuổi ngắn hạn
Vì sao các chính sách vĩ mô thời gian qua chỉ thích ở ngọn thì cũng không khó hiểu. Dù các công cụ tiền tệ và tài khóa này chỉ có tác dụng ngắn hạn nhưng chúng lại dễ làm, và lại rất dễ bị lợi dụng để trục lợi bởi các nhóm lợi ích và cả những người sử sụng công cụ. Hậu quả dài hạn của nó thì người dân “hưởng” trọn. Các biện pháp cải cách hành chính và thể chế là điều vừa khó, lại vừa làm mất đi quyền lực để trục lợi cho nên vẫn ì ạch giậm chân tại chỗ. Vừa rồi có một đại biểu quốc hội chất vấn thủ tướng đại ý là làm sao cải cách hành chính có tiến triển để dân gian không phải kêu hành dân là chính nữa. Người đứng đầu chính phủ thay vì trả lời thì phản bác lại rằng qui kết như thế là không có thực tiễn.
Tuy nhiên điều đáng quan ngại hơn nữa là những phát biểu của các thành viên chính phủ trước kỳ họp quốc hội vừa rồi cho thấy trong những năm kế tiếp chính phủ sẽ vẫn theo đuổi những chính sách ngắn hạn bằng các công cụ tiền tệ và tài khóa; không nhìn nhận tình trạng khủng hoảng để giải quyết tận gốc. Chi phí cho việc duy trì bong bóng này rất tốn kém, làm cho nguồn lực trong nước đã yếu lại càng thiếu hụt, chỉ những kẻ trục lợi và đầu cơ chính sách là hưởng trọn. Dự trữ trong dân bị “xén lông cừu” nên đã vơi cạn bởi những cơn sốt phình lên xẹp xuống của các bong bóng chứng khoán, nhà đất, lạm phát, lãi suất, tỷ giá. Dự trữ ngoại tệ quốc gia được cho biết là có tăng lên chút ít. Tuy vậy, sau lời khẳng định nhiều lần của người đứng đầu chính phủ trước quốc hội và toàn dân về việc người nông dân trồng lúa lời trung bình 60% trong năm 2008, người dân đã có cơ sở để hoài nghi về tất cả những số liệu khác mà chính phủ công bố.
Tin từ việc chuẩn bị hội nghị của chính phủ trong tháng tới để triển khai nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2009 cho hay: các tập đoàn và tổng công ty nhà nước sẽ lại được dành ưu tiên rất lớn trong việc đầu tư kích cầu và đầu tư đón đầu hậu khủng hoảng. Cho dù quốc hội có yêu cầu xiết chặt quản lý các tập đoàn kinh tế, nhưng sự khẳng định của người đứng đầu chính phủ trước quốc hội về vai trò quan trọng của các doanh nghiệp này trong việc điều tiết vĩ mô và kiềm chế thành công lạm phát vừa rồi, đã cho họ những kim bài miễn tội, thúc đẩy họ tiếp tục đi vào những kế hoạch tai hại. Những kiểu điều hành vĩ mô thế này cho thấy mong muốn phát triển bền vững chỉ là những khẩu hiệu suông.
Bất ổn đang gia tăng
Tình trạng bất ổn xã hội đang gia tăng. Trong cả 2 kế hoạch của 2008 và 2009 đều đặt mục tiêu tạo ra 1,7 triệu việc làm mới mỗi năm. Nếu đây là một tính toán nghiêm túc thì nó thể hiện sự thụt lùi về chất lượng tăng trưởng vì năm 2008 ban đầu được dự kiến sẽ tạo ra 8,5 - 9% tăng trưởng GDP; con số tương tự cho 2009 là 6,5%; số việc làm được tạo mới bằng nhau cho một mức tăng sản lượng thấp hơn, tức năng suất lao động trên đầu người sẽ sụt giảm. Sự tăng trưởng không dựa trên tăng năng suất thì làm sao nói đến phát triển bền vững được. Mà làm sao có được việc làm mới trong khi lực lượng duy nhất làm được điều này trong nhiều năm qua là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hấp hối và đã chết gần một nửa. Thực ra không ít người thừa hiểu rằng những con số mục tiêu về việc làm này được đưa ra để che dấu tình trạng thất nghiệp đã và sẽ còn tăng nhanh và phức tạp trong thời gian tới. Tội phạm và tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng mạnh.
Với người nông dân thì tương lai trước mắt còn mờ mịt hơn rất nhiều. Lực lượng lao động trong khu vực này ngày càng tăng cả về con số lẫn tỷ lệ. Trong khi đó tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai thì đang bị thu hẹp nhanh chóng, mà đầu tư cho công nghệ để gia tăng năng suất lao động thì gần như bằng không. Chuyển đổi sang việc làm trong khu vực công nghiệp và dịch vụ thì gặp phải những chiếc bánh vẽ của các kẻ đầu tư để chiếm đất nông nghiệp. Số cầu lao động do các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra hàng năm cho khu vực nông thôn thì bây giờ là một con số âm to tướng. Những công nhân gốc nông dân giờ đây trở về quê với hai bàn tay trắng, không đất không nghề. Mưu sinh với họ là cả một thử thách đạo đức. Hàng tỷ đô-la đầu tư kể cả từ nước ngoài lẫn từ nhà nước thì số dành cho nông nghiệp và nông thôn chỉ là phần thừa đuôi thẹo. Lúa, cá, tôm, cà phê, v.v… giảm giá và ế ẩm đang chồng chất nợ nần lên người nông dân. Doanh nghiệp nếu phá sản còn áp dụng được luật để giải trừ trách nhiệm trả nợ, còn người nông dân thì có chết cũng không hết trách nhiệm do vỡ nợ. Con giun xéo mãi cũng oằn.
Mong qua ngày đoạn tháng
Bức tranh chung thật là u ám. Và điều đáng lo sợ nhất là tư duy đối phó ngắn hạn của những người cầm chèo cầm lái. Người ta vẫn còn trông chờ vào những phép màu nên tiếp tục mua thời gian bằng cách vay mượn tương lai để tạm qua năm tháng hiện tại. Nhưng không ai mua mãi như thế được vì thời gian mua được càng về sau càng ngắn đi do chi phí mua càng tăng lên. Cũng giống như phải chấp nhận vay siêu cao của người sau để trả lãi cao cho người cho vay trước đó vậy, càng ngày càng cụt dần. Nếu trước đây những chính sách ngắn hạn chỉ thấy hậu quả khoảng vài ba năm sau đó, thì bây giờ chỉ vài tháng là hiển hiện.
Năm 2007 tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kém chất lượng vào đầu năm thì cuối năm lạm phát tăng mạnh; giảm thuế nhập khẩu để chống đợt lạm phát này thì ngay lập tức nhập siêu tăng vọt vào đầu năm 2008; kéo theo lạm phát cùng phi mã. Rồi nó lại được chữa trị bằng lãi suất cao, giết chết sản xuất trong nước chỉ vài tháng sau đó. Bị buộc phải cam kết với giới tài phiệt giữ giá tiền đồng cao đến không tưởng nên tất yếu phải nâng lãi suất càng cao hơn nữa để giữ chân dòng vốn đầu cơ không chạy ra ngoài. Nhưng bài học chưa kết thúc. Sau khi đã trục lợi chán chê bằng cách đó thì các dòng vốn này đang được rút dần và gia tăng áp lực lên tỷ giá.
Cả nước đang gồng mình chịu đựng sức căng của bong bóng tỷ giá. Bây giờ nếu không muốn dòng vốn này chuyển ra khỏi Việt Nam thì phải có những món gì khác rất hời hơn nữa để giữ chân họ lại. Dài hạn hay ngắn hạn, chấp nhận xì hơi bong bóng tỷ giá hay bơm áp lực của nó qua chỗ khác là bài toán đang đợi sự quyết định khôn ngoan lẫn dũng cảm hay không của những người cầm lái. Có rất ít hy vọng để tin cơ hội cuối cùng này sẽ không bị đánh mất. Những kẻ cơ hội và các nhóm lợi ích tư vẫn đang chực chờ vây quanh các tay chèo và bánh lái với hàng trăm biện pháp trục lợi được che dấu dưới những chiêu bài “ổn định kinh tế vĩ mô”.
Dân phải tự cứu mình?
Thiếu tỉnh táo chiến lược lần này sẽ dẫn đến một sự sụp đổ. Hậu quả của nó sẽ rất kinh hoàng và còn phải chịu thêm tác động kép của khủng hoảng thế giới. Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực. Lần này không chỉ dân nghèo, bình dân phải hứng chịu nặng nề, mà thành phần trung lưu thành thị lẫn nông thôn đều sẽ phải chịu đựng những hậu quả kinh khủng, chưa thể lường hết được. Những lúc khó khăn, người dân có quyền trông chờ vào sự ra tay của nhà nước, điều đó không thể gọi là ỷ lại. Nhưng nhà nước sẽ làm gì thì đến giờ vẫn chưa rõ ngoài việc kêu gọi toàn dân cùng chia sẻ khó khăn và làm mọi người lạc quan ảo.
Trong những tình huống như vậy, nếu không có những cam kết thành thật và dẫn hướng từ nhà nước thì dân chúng sẽ hành động ở trạng thái mất niềm tin để tự cứu lấy mình. Đó là lúc rối loạn xã hội sẽ phát triển nhanh chóng. Và những kẻ đầu cơ trên sự rối loạn đó lại xuất hiện đúng lúc.
Chúng ta đều mong điều tốt đẹp, nhưng có lẽ người dân phải dự phòng tình huống xấu nhất để tự lo cho mình.
Trần Đông Chấn
Mùa đông tháng 11, 2008
Kỳ sau: Làm gì để vượt qua khó khăn này? Để trả lời tốt nhất câu hỏi này, rất mong các bạn đọc đóng góp ý kiến, giải pháp bằng hộp comment bên dưới hoặc gửi email đến tdc2010@gmail.com. Nhóm nghiên cứu rất hoan nghênh và quan tâm đến tất cả mọi ý kiến xây dựng. Xin cảm ơn.
Nhãn: Uncategorized
60 Comments:
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Thực tế những gì đang có ở VN thật đúng với từng nét vẽ vì chính tôi đang phải hàng ngày đối mặt và tìm mọi biện pháp giải quyết các vấn đề đó ở phạm vi công việc của tôi đảm nhận. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng. Hơn thế nữa, một cái nhìn tỉnh táo là cần thiết lúc này.
Rất rõ ràng, khi lập kế hoạch ta đều phải tính toán hết mọi khả năng từ lạc quan ở những điều kiện thuận lợi nhất cho đến bi quan ở những điều kiện khó khăn nhất nhằm lường trước các bước đi, các biện pháp giải quyết và kể cả những tổn hại phải chấp nhận thì ta mới có thể chủ động hướng kế hoạch đi đến kết quả mà ta cần. Bài của anh Chấn giúp cho tôi thấy sự bất lực của chính phủ trong những chiến lược nhằm ổn định và phát triển đất nước một cách bền vững. Những thành phần tích cực trong chính phủ đang chịu cảnh lực bất tòng tâm dù họ đau đáu với vận mệnh của đất nước. Không thể lấy vài thành tích chống lạm phát để xóa nhòa gốc rễ, căn nguyên của nó; mà căn nguyên đó tạo ra từ chính sự yếu kém của chính phủ từ hàng chục năm nay. Việc chống lạm phát là việc chính phủ phải làm, chưa nói là phải làm thật tốt để xin nhân dân tha lỗi cho chính phủ đã sai lầm trong một quãng thời gian dài dẫn đến vấn nạn đó cho cả nước. Thành tích đó (nếu có thể xem như vậy) là hành động chuộc lỗi (nếu những vị lãnh đạo của chính phủ là người còn biết liêm sỉ) chứ không phải là nỗ lực đáng để hoan nghênh. Sự đời ai phạm lỗi mà biết nhận ra mình đã sai thì sẽ cố gắng bằng mọi cách hạn chế thiệt hại, mất mát gây ra từ lỗi đó của mình. Những con người ấy mới đáng để ta trân trọng và cho họ một con đường để quay về. Còn những kẻ quá ngu dốt để không biết mình sai hoặc thừa gian ngoan để đánh tráo sự thật về những sai lầm của mình thì hẳn nhiên sẽ chẳng được ai kính trọng. Tuy vậy, không phải dễ dàng để nhận ra chân tướng của sự việc và nhìn thấu tâm can của những kẻ đó nếu ta không rõ ràng, rành mạch trong bản ngã của mình và kiến thức của ta còn giới hạn để biết đến những việc đó.
VN ta sẽ còn phải chịu đựng mãi như thế sao? Tôi tin là không. Khi chúng ta hiểu ra vấn đề, hiểu là người ta đang đối xử với mình thế nào, hiểu là người ta đang hành động vì điều gì thì ta phải vạch ra con đường tự cứu lấy mình thôi. Vậy chúng ta cần làm gì? Đây là một việc lớn, cần có suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra ý kiến. Hy vọng là tất cả chúng ta bắt đầu bằng việc suy nghĩ để cùng trao đổi và cùng tìm ra lời đáp cho câu hỏi đó.
Thực tế những gì đang có ở VN thật đúng với từng nét vẽ vì chính tôi đang phải hàng ngày đối mặt và tìm mọi biện pháp giải quyết các vấn đề đó ở phạm vi công việc của tôi đảm nhận. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng. Hơn thế nữa, một cái nhìn tỉnh táo là cần thiết lúc này.
Rất rõ ràng, khi lập kế hoạch ta đều phải tính toán hết mọi khả năng từ lạc quan ở những điều kiện thuận lợi nhất cho đến bi quan ở những điều kiện khó khăn nhất nhằm lường trước các bước đi, các biện pháp giải quyết và kể cả những tổn hại phải chấp nhận thì ta mới có thể chủ động hướng kế hoạch đi đến kết quả mà ta cần. Bài của anh Chấn giúp cho tôi thấy sự bất lực của chính phủ trong những chiến lược nhằm ổn định và phát triển đất nước một cách bền vững. Những thành phần tích cực trong chính phủ đang chịu cảnh lực bất tòng tâm dù họ đau đáu với vận mệnh của đất nước. Không thể lấy vài thành tích chống lạm phát để xóa nhòa gốc rễ, căn nguyên của nó; mà căn nguyên đó tạo ra từ chính sự yếu kém của chính phủ từ hàng chục năm nay. Việc chống lạm phát là việc chính phủ phải làm, chưa nói là phải làm thật tốt để xin nhân dân tha lỗi cho chính phủ đã sai lầm trong một quãng thời gian dài dẫn đến vấn nạn đó cho cả nước. Thành tích đó (nếu có thể xem như vậy) là hành động chuộc lỗi (nếu những vị lãnh đạo của chính phủ là người còn biết liêm sỉ) chứ không phải là nỗ lực đáng để hoan nghênh. Sự đời ai phạm lỗi mà biết nhận ra mình đã sai thì sẽ cố gắng bằng mọi cách hạn chế thiệt hại, mất mát gây ra từ lỗi đó của mình. Những con người ấy mới đáng để ta trân trọng và cho họ một con đường để quay về. Còn những kẻ quá ngu dốt để không biết mình sai hoặc thừa gian ngoan để đánh tráo sự thật về những sai lầm của mình thì hẳn nhiên sẽ chẳng được ai kính trọng. Tuy vậy, không phải dễ dàng để nhận ra chân tướng của sự việc và nhìn thấu tâm can của những kẻ đó nếu ta không rõ ràng, rành mạch trong bản ngã của mình và kiến thức của ta còn giới hạn để biết đến những việc đó.
VN ta sẽ còn phải chịu đựng mãi như thế sao? Tôi tin là không. Khi chúng ta hiểu ra vấn đề, hiểu là người ta đang đối xử với mình thế nào, hiểu là người ta đang hành động vì điều gì thì ta phải vạch ra con đường tự cứu lấy mình thôi. Vậy chúng ta cần làm gì? Đây là một việc lớn, cần có suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra ý kiến. Hy vọng là tất cả chúng ta bắt đầu bằng việc suy nghĩ để cùng trao đổi và cùng tìm ra lời đáp cho câu hỏi đó.
Người ta thường nói, trong thời buổi nước đục mà chưa có cách gì làm nước trong ngay được, những kẻ có lợi sẽ đi theo 2 hướng: một là "Nhân nước đục thả câu", hai là "Khuấy nước càng thêm đục".
Một bài phân tích hay, nhưng quan điểm phiến diện và một chiều của nó, là một vấn đề mà chúng ta cần phải cân nhắc kỹ trước khí đánh giá về mục đích của những bài viết như này.
Tôi cũng ko kỳ vọng gì vào chính phủ VN, giá như VN mình có được vài đảng như cuộc bầu cử ở Mỹ, để người đứng đầu sẽ cảm thấy vinh quang cũng như gánh nặng khi được nhận trọng trách và hành xử một các có trách nhiệm.
Tổng thống các nước sau 1 nhiệm kỳ thì tóc bạc trắng, sắc diện gầy rộc, nhưng họ lo cho người dân họ mập mạp trắng trẻo có học hành đàng hoàng. Các bác nhà mình thì sau vài tháng bổ nhiệm là đã thấy trắng trẻo phổng phao, phun toàn lời ngọc, còn dân chúng thì gầy rộc trơ xương. Ohooo, cái gì độc quyền thì cũng thế đấy bác ơi. Giá như ngày nào có thêm vài cái Đảng nữa để tranh nhau làm vì dân thì hay nhỉ, đảng cộng sản này, đảng dân chủ này, đảng Trần Đông Chấn này,...
Bạn Tycoon chỉ ra dùm những tích cực của các chính sách trong thời gian, xin được chỉ giáo.
Anh Chấn cho mang về blog của tôi nhé. Cảm ơn anh về bài này.
Về ngắn hạn, sụp đổ sẽ gây những tổn thất lớn lao, nhưng về dài hạn sẽ mang lại một sức sống mới cho dân tộc. Vấn đề chỉ là sự sụp đổ nhanh hay chậm mà thôi. Nếu chậm thì chúng ta sẽ tiếp tục phải sống mòn và cái giá phải trả càng lớn, còn nếu nhanh thì trả giá nhanh và sớm khôi phục lại vậy thôi.
_ Từ 7 đoạn của entry này, Tác giả đã nêu rõ mục đích, đường lối, hậu quả và hệ lụy qua đó nêu lên ngừoi dân phải tự lo lấy mình. Đây là hồi chuông cảnh báo.
_ Về giải pháp thì nằm trong tay giai cấp lãnh đạo. Chỉ có giai cấp lãnh đạo mới tự tháo gỡ những gì mình tự buộc lấy. Người dân thì không thể nào làm gì được trong giai đoạn hiện nay, họ là thành phần thấp cổ bé họng cả. Cái mà người dân có thể làm chính là "tức nước vỡ bờ mà thôi". Chúng ta hay đợi cho sự dồn nén đến nước cuối! Có một giải pháp nhằm huy động sức mạnh tòan dân tộc là minh bạch và dân chủ đa đảng. Nhưng liệu pháp này tôi không tin là đảng cọng sản chịu làm dù là ngắn và đỡ tốn xương máu nhất.
_ @ Vỹ: đọc cmt của anh tôi thấy mọi ý kiến rất lộn xộn, có ý khiêu khích và đe dọa, tôi xin trích vài ý:
* "vì đất nước thì không nên hô to", ngừoi ta viết entry bày tỏ tấm lòng và trăn trở tại sao anh cho là hô to. Anh có thấy đcs lúc nào cũng lắm mồm hô vang "đảng do dân và vì dân".
* "cần công khai minh bạch" để tăng độ tin cậy. Công khai ra để đảng ta bằm cho chít à. Sao anh dại thế anh. Công khai tài sản, đảng ta hô khẩu hiệu mà có tay điếu nào làm đâu!
* Đã là sự nghiệp đất nước là sự nghiệp chung, tại sao lại có nhiều lựa chọn! Lo cho gia đình cũgn là lo cho đất nước. Lo cho đất nước cũng là lo cho gia đình. đây không phải là công việc làm mộc thì khỏi làm rèn. Anh không nên nhầm lẫn. Chỉ có nhần lẫn như vậy mới lo giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc mà bán đất dân biển tổ tiên của cha ông để lại như đảng ta mà thôi.
* Dân biểu và báo chí "không mở lòng": Cả cái đám nghị gật ăn hại qua mấy đại hội kìa, chiếu tv rõ ràg anh không thấy sao mà còn hỏi họ. Báo chí nói đúng thì bỏ tù, ai mà dám nói. Anh có mù thì còn có tai mà nghe tiếng dân chứ, hay là vừa mù vừa đui.
* Cuối cùng, chính sách điều chỉnh giá tiền chỉ là ngắn hạn thôi, đó đâu phải là cái lâu dài bền vững.
* Cuối cùng tôi không "chửi" anh tự nâng bi anh, vì anh có bi ở đây đâu mà nâng. Chỉ than phiền tại sao anh lại đi chửi ngừoi khác thôi.
Nghe nói lời ngay, không cần diện kiến cũng phải làm theo rồi, như vậy mới như lời anh nói "sông lớn cùng chảy 1 hướng".
Cho dù "hot blogger" vẫn rất chăm chỉ viết, cảnh báo - dự báo thì một sự thật như Blogger "thú nhận": Cách tiếp cận giới chóp bu đã không hiệu quả! Đầu tiên "Nhóm nghiên cứu" tiếp cận các Dân biểu, không hiệu quả, nay lại tiếp cận Báo chí cũng "không phản hồi".
Vỹ xin được "góp ý" một chút, có thể mọi người nghĩ khác ý Vỹ, nhưng Vỹ thấy nếu "vì đất nước" thì không nên hô to: "Tôi vì đất nước đây!" giống như mấy bác cựu chiến binh bị lợi dụng trong vụ toà nhà cao nhất Việt Nam vừa rồi. Trước hết, cần Hiểu thực trạng và sự vận hành của đất nước, của chế độ này, để không chỉ "đúng - sai" mà có Giải pháp thực sự Hiệu quả.
Cụ thể, như Vỹ đã góp ý với Blog Chấn, thời nay cần Công khai - Minh Bạch, danh chính ngôn thuận, như vậy, mọi người mới có cơ sở đánh giá độ Tín nhiệm thông tin được phát ra. Tất nhiên, anh và đồng sự còn vương vấn nhiều "lựa chọn" dài hạn như công việc và gia đình nhưng cổ nhân đã dạy, người ta chỉ có thể làm tốt không nhiều hơn 1 việc. Đã "vì đất nước", đã dấn thân thì càng cần Danh chính để "sông lớn cùng chảy 1 hướng", chứ lẻ loi một "nhóm" người thì đến bao giờ thành việc lớn.
Tiếp đó, uy tín, là cả một quá trình, đâu phải ngày một ngày hai có được. Do vậy không nên trách Dân biểu hoặc báo chí "không mở lòng" mà cần trách mình "mưu chuyện đất nước" nhưng quá tin tưởng vào khả năng tốt nhất.
Đôi dòng "góp ý" có thể là ngoài lề và "trái tai" như vậy, hy vọng mọi người không "chửi" Vỹ tự Nâng bi mình.
Thực tế, giá trị VNĐ đang cao hơn giá trị Thật của nó, Ngân hàng nhà nước sẽ "giảm giá" từ từ qua việc "nâng" biên độ tỷ giá lên cộng trừ 5%. Song bài học điều hành trong năm nay, chính là Nghệ thuật điều hành sao cho Mục tiêu điều hành đạt được mà biến động Tâm lý là nhỏ nhất. Nên Vỹ Khuyến cáo, bà con không lên "Găm giữ" hoặc Mua vào USD, với kỳ vọng USD sẽ "lên" trên 18.000. Vì, thời gian gần đây, nhiều người có hỏi Vỹ về Nhận định tình hình Kinh tế VN năm 2009, đa phần đều tính chuyện Mua vào USD.
Nhưng cho dù Trần Đông Chấn là ai, thì thực sự rất đáng trân trọng những nỗ lực của anh và các bạn anh trong việc phân tích cảnh báo cho đất nước. Tôi nghĩ các anh đã âm thầm làm việc mà không khoa trương, thích nổi tiếng. Việc thức cho thiên hạ, làm những con chim hồng hạc, thì không phải một sớm một chiều, Thời buổi mà đầy những con hoàng yến hát vui tai chủ thì những tiếng nói đúng lương tri thì không phải dễ dàng có tác dụng. Nhưng biết đâu, một ngày nào đó, những con hồng hạc sẽ biến thành những chú đại bàng dang tay sải cánh vén mây che lấp bầu trời….
Tôi kể mọi người nghe câu chuyện đang làm xôn xao dư luận về cái vụ tay Bí thư Đà Nẵng đề nghị bầu trực tiếp Chủ tịch thphố. Người thì khen tay này hay quá, dũng cảm, người thì nghi ngờ bảo rằng mị dân cho vui thôi. Sthật là thế này, tay Nguyễn Bá Thanh là một tham quan nổi tiếng, ông ta có biệt danh Mr.10%, tức là cái gì cũng đòi đúng 10%, không hơn không kém. Nhưng được cái rất sòng phẳng, đã ăn, đã hứa là sẽ làm chứ không giống như nhiều đám tham quan khác, ăn xong quẹt mỏ chẳng có trách nhiệm. Tay BThanh này còn được một cái nữa là cũng biết đầu tư hạ tầng cho dân, chứ không như nhiều quan lớn ở các tỉnh thành khác, chỉ biết ăn mà không biết làm. Nhưng dù sao thì vẫn là quan tham, mà tham nổi tiếng. Cho nên phải kéo bè kéo cánh kinh lắm, vừa rồi ông ta nổi tiếng với vụ mua 14 cân yến xào, loại hồng yến hạng nhất, vét cháy chợ trong 1 ngày để cho mỗi ủy viên BCT 1 cân, giá gần 300 triệu đồng/cân để chạy ra HN làm Chủ tịch Thủ đô mở rộng, nhưng không thành. Nhưng điều quan trọng mà tôi muốn kể ở đây là những kẻ cơ hội thế này gây giờ cũng biết rằng thời cuộc sắp thay đổi rồi, VN đang gặp nhiều sức ép lớn buộc phải đa đảng, từ bên trong lẫn bên ngoài. Tay Bí thư Đà Nẵng này cùng với 1 số nhân vật cấp cao hơn, rất thân tín với nhau, bày ra cái bài “dân chủ” đề nghị Trung ương cho bầu trực tiếp “thị trưởng” để lấy lòng dân chúng, dọn dường về sau, nếu buộc phải mở đa đảng thì đã có 1 nhân vật “sáng giá” vì đã từng “suy nghĩ trước thời đại” và dũng cảm, nhưng bị sự bảo thủ kìm chế nên không làm được thôi.
Việc thay đổi là chuyện không thể tránh khỏi, nó không phụ thuộc vào Đảng nữa, bây giờ Đảng phải tìm cách thay đổi thế nào để vẫn còn giữ được quyền lực mà thôi, nên tgian qua mời Hunxen CPC qua chỉ bài, các cố vấn TQ liên tục áp sát để bàn mưu tính kế giúp đỡ. Không khéo đất nước này lại rơi vào tay ngoại bang với các con rối chính trị và đằng sau là những quan thầy nước ngoài dấu mặt với 1 hình thức dân chủ mị dân.
Do vậy, người dân phải tự lo và phải chuẩn bị cho sự thay đổi. Điều quan trọng là chủ động để thay đổi. Cảm ơn anh Chấn.
Câu chuyện vui anh chàng tham tiền, thuyền lật, kêu người cứu mà còn trả giá, chẳng thà ôm tiền mà chết đuối... chính quyền này chẳng khác chi...ôm tư lợi mà chết ... đáng thương, đáng tiếc hay là ...đáng bị cười đây ???
Câu hỏi "làm gì để vượt wa khó khăn này?" chắc có không ít bạn nghĩ rằng ... khó khăn này không thể vượt wa nếu chính quyền vẫn là đảng CS, không là dân chủ... Nhóm nghiên cứu đã có nhiều bài đề nghị chính phủ giải quyết tận gốc các vấn đề xã hội, kinh tế v.v.. thì những khó khăn trong cuộc sống dân tộc về tinh thần bị đàn áp, về vật chất bị cướp đoạt từ tham nhũng, cướp đất dân oan v.v.. cũng cần nên giải quyết tận gốc...đó là thay đổi thể chế chính trị vậy.
Phạm Hùng Vỹ: bạn chẳng có được cái dũng như bạn Nguyễn Tiến Trung, lại chẳng có được cái trí cái mưu như anh Chấn, và còn hok có con mắt nhìn ra muốn có giải pháp thực sự phải từ cái nhìn đúng mà bắt đầu ...
Có người trí nào bik là góp ý của mình trái tai rồi lại hy vọng không bị chửi không? Như vậy là thêm cái vô trách nhiệm với lời góp ý của mình.
Vài lời góp ý với bạn và sẵn sàng nghe bạn chửi đó! :)
Chúng ta phải thay đổi. Tôi đồng ý với bạn Change We need và các bạn có cùng tư tưởng này.
đến 1 lúc nào đó mọi thứ đều đổ ập xuống thì cao chạy xa bay ( giống như có bạn ở trên đã nói ) để lại người dân tự bơi cứu mình trong cơn lụt khủng hoảng . thật sự từ lâu các quan tham đã tính đến chuyện này nên đã lập các tài khoản ở ngân hàng ngoại quốc , mua nhà , cho con đi học ở các nước tư bản giẫy chết , và rõ ràng nhất là con ông dũng cà mau mới lấy chồng là con người việt kiều tị nạn ,
Thực ra, các quan chức cấp cao đều cảm nhận hoặc nhìn thấy được sự sụp đổ của chế độ này rồi, nên họ đang ra sức vơ vét càng nhiều càng tốt để lo hậu sự, để sau này có càng nhiều tiền thì càng chắc ăn. Rồi cũng có những kẻ toan tính chính trị thời hậu sụp đổ thế nào nên giả hiêu dân chủ để chuẩn bị. Quan lớn lo kiểu quan lớn, nhỏ lo kiểu nhỏ, nói chung la có nhiều cách vơ vét vào lúc hỗn độn này lắm.
Cho nên tôi đồng ý với bạn psonkhanh đấy.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=290073&ChannelID=3
Thấy vui vui, như thấy tiếng nói trên diễn đàn này cũng có chút tác động tới tâm can các nhà lãnh đạo, lại có cớ để mình hi vọng! (cho qua ngày đoạn tháng!)
Trong tình hình hiện nay, kết luận buổi làm việc của người đứng đầu chính phủ thấy sao mà rỗng tuếch: “Tình hình này đặt ra cho Chính phủ là phải tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngăn chặn đình trệ của sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới duy trì được tăng trưởng” - Thủ tướng nhấn mạnh.
“duy trì được tăng trưởng”, ông này thật là đang sống ở trên chín tầng mây!
Thực trạng đã rõ rồi, vậy làm gì để vượt qua khó khăn này? cháu sẽ viếtmột cách nghiêm túc và gửi bác trong tuần này.
Tin hay không thì tùy. Vnexpress đưa tin: Chưa tính tới yếu tố lạm phát và tỷ giá đôla, năm 2008 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người ước khoảng 1.027-1.030 USD. Mốc thu nhập này sẽ đưa Việt Nam lần đâu tiên ra khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới. Đọc tại http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/11/3BA08C67/. Việt nam thoát nghèo rồi, đừng có ai mà kêu ca gì cả đó nhé. Ai than nghèo, kể khổ thì chẳng có ma nào tin đâu. Chấm hết.
Đã chẳng còn nghèo thì luật thuế TNCN mới chuẩn bị áp dụng là 'hợp tình, hợp lý' rùi. Ai dám phản đối nào? Botay+Bochan.com. Hic hic
Như thường lệ, diễn đàn tại blog TDChấn luôn sôi động. Không khó để nhận thấy về tính nghiêm túc của người viết . Hon nữa lý do được quan tâm là vì nó đã đưa ra những thông tin xác thực và thẳn thắng, cùng những biện pháp giá trị. Các comment tham gia rất sôi nổi, đặc biệt là nhóm Thạch Sanh, tuy rải rác cũng có vài blogger Lý Thông. Các sở cứ và lý luận trong bài viết cứ lồ lộ ra những gì xảy ra. Có những điểm người ta chưa từng biết, nhưng có những điểm người ta đã biết rồi nhưng chưa được hiểu nó một cách cặn kẽ. Điều đáng quan tâm là chúng ta sẽ khoanh tay đứng nhìn, hay vỗ tay từ xa ? Tôi hy vọng những bài viết này của TDC có thể làm kim chỉ nam để quy tụ những người thật sự quan tâm, những người có tâm-có tầm-có đủ dũng khí.
Chính phủ sẽ phải thay đổi hoặc người dân sẽ phải thay đổi chính phủ, điều gì đến ắt đến. Đến lúc nào đấy chỉ cần một que điểm rơi đúng vào điểm bùng phát, Hy vọng lắm thay cho vận mệnh Việt Nam.
Cái vụ Huỳnh Ngọc Sỹ nó là 1 trong những cái nhỏ nhất mà đã bị có bằng chứng mà nước ngoài nắm thóp. Bây giờ có hàng trăm Ủy viên Trung ương đang bị nắm thóp như vậy, nội bồ đang nghi ngờ có có cả Ủy viên BCT, đụng đến nóc rồi. Bạn cứ nghĩ xem, những nhân vật quyên lực này bây giờ sẽ dễ dàng bị điều khiển như thế nào nếu không bị trở thành những Huỳnh Ngọc Sỹ.
Bạn Gõ Kiến nói quá đúng đấy, tỷ giá USD sẽ bung bét nhanh thôi, không cách gì giữ được. Các quan đã biết trước và đã tích trữ đô la hết rồi. Dân nào còn chưa biết thì hãy mau mau mà liệu.
Còn với mọi người thì lơi khuyên là không thể trông mong gì vào nhà nước được hết, giờ họ chỉ lo cho bản thân gia đình họ thôi. Gần cả năm nay họ chẳng chống lạm phát đâu, họ chỉ lo biện pháp tránh bão cho họ mà thôi. USD giữ giá thấp để họ và nước ngoài mua tích trữ cho rẻ. Ngay cả Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước còn nói với thủ tướng là khó giữ được giá 20.000 VND/USD trong năm sau, còn năm nay thì muốn bao nhiêu đều OK được.
Chỉ còn cách thay đổi, thay đổi thôi bà con ơi.
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Kinh-phi-bau-cu-dai-bieu-Quoc-hoi-khoa-XII-350-ti-dong/40197540/157/
http://www.danlentieng.net/spip.php?article795
và cuối cùng thì đảng ta (thực ra thì đảng của các ông ấy) cũng thu xếp đâu vào đấy cả và hai ông tiếp tục được vinh dự làm đại biểu của dân.
Nếu anh là người trong cuộc và biết được các chuyện bê bối của đám quan chức cộng sản thì mong anh kể ra để mọi người cùng biết cái bộ mặt thật của chế độ này, âu cũng là một cách vạch trần cái vỏ bọc bấy lâu nay mà đảng này bưng bít.
Anh đánh giá bằng lý trí + chút ý kiến chủ quan để thấy cuộc sống NGHIỆT NGÃ hơn (đôi chút).
Thế thôi, chứ tôi không hề có ý gì cả!
Về tỉ giá USD, em cho rằng mốc thời gian quyết định sẽ là Tết Nguyên Đán. Trước Tết,nó buộc phải dưới mức 20 ngàn, sau Tết thì kiểu gì nó cũng sẽ vượt mốc 20 ngàn,vì nhiều lý do ( kinh tế, chính trị, xã hội, etc…)
Xin mời xem entry tại: http://blog.360.yahoo.com/blog-3nSnXHoyc6MG6rBbPObhArrRuSj7PxNtyxUSwMmDRQ--?cq=1&p=4
- Giữ USD hay các ngoại tệ mạnh như EUR và Yen Nhật
- Đừng vội tin những gì được báo chí Nhà nước tuyên truyền về tình hình lạc quan tốt đẹp, hay những kêu gọi hô hào dân chúng. Mới cách đây 1 tháng thui, Thủ tướng hùng hồn nói VN ít chịu tác động bởi kinh tế thế giới, đến hôm qua thì thấy VTV1 nói rằng Thủ tướng nói rằng tình hình kinh tế VN đang rôi vào suy giảm. Chỉ vài tuần nữa thôi thì mọi người sẽ lại nghe đổi giọng
- Tiết kiệm tối đa, mua cái gì rẻ nhất mà xài miễn đáp ứng được nhu cầu
- Cùng ước nguyện đến sự thay đổi thì sẽ có chuyển biến
Đúng như anh Chấn viết trong các bài khác nhau, tư duy điều hành của Chính phủ rất ngắn hạn, tủn mụn và sặc mùi lợi ích riêng tư. Người dân không thể trông đợi gì vào một Chính phủ như vậy, phải tự lo cho mình thôi. Nước ngoài thì người ta sẽ bỏ phiếu để thay đổi Chính phủ, còn VN mình thì làm thế nào đây?
Vừa qua họp nước các bộ trưởng nhận lỗi ầm ầm, để...tiếp tục làm Bộ trưởng, không phải các vị thì còn ai trồng khoai đất nầy? Chỉ có anh Nhật lùn là dại, cứ từ chức, học ta phải hơn không, có chức thì từ từ mà hưởng lâu mới đượm, gừng càng già càng cay, ông bà dạy thế.
@go kien: lại nhớ tới một người bạn tôi công tác trong nhóm trả lời chất Quốc hội trong một bộ nọ (xin không nêu tên vì sợ ảnh hưởng tới bạn) thường tâm sự với tôi rằng: chán lắm anh ạ, tụi em thì vất vả ngồi lo trả lời các câu hỏi chất vấn của các ĐBQH cho Bộ trưởng, còn Bộ trưởng thì cứ nhởn nhơ như không, Tới trước phiên chất vấn các bộ trưởng mà vẫn cứ công tác nước ngoài suốt, gần như không nắm được vấn đề gì cả. Chỉ khổ cho tụi em ngồi nghĩ cách trả lời cho bộ trưởng sao cho êm xuôi là được, còn không cần phải hứa hẹn gì hết. Đợt rồi chính bộ đó còn phải gánh đỡ trách nhiệm cho anh ba Dũng về mấy vụ mà ĐBQH kêu ca. Đó, thực tế là như vậy thì nói sao được nữa. Ngán ngẩm.
Tất cả chúng ta đều mang trong người dòng máu Việt Nam cho dù Bắc-Trung-Nam và người trong nước hay người ở hải ngoại đều là người Việt Nam. Tất cả chúng ta ai ai cũng đều mong muốn cho đất nước Việt Nam của chúng ta càng ngày càng tốt đẹp và phát triển về đủ mọi mặt v.v...
Nhưng điều quan trọng nhất là những người Lãnh Đạo đất nước họ có thật sự yêu nước, thương dân hay không??? Họ có mong muốn đất nước càng ngày càng tốt đẹp và phát triển hơn không??? Họ có biết trọng dụng nhân tài hay không??? Họ có đặt quyền lợi đất nước và nhân dân trên hết hay không??? Hay họ chỉ đặt quyền lợi của họ và gia đình của họ là trên hết...bất chấp điều đó có hại cho đất nước và dân tộc v.v...
Hùng nghĩ đất nước Việt Nam của chúng ta không thiếu nhân tài...nhưng điều quan trọng nhất là những người Lãnh Đạo đất nước Việt Nam có chịu lắng nghe hay không???
Người Việt Nam của chúng ta nói về thông minh và tài giỏi, Hùng dám chắc người Việt Nam của chúng ta không thua những nước nổi tiếng trên thế giới đâu. Điều này có thể chứng minh được...những người ở hải ngoại hay những sinh viên du học đều có thể chứng minh, những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới ở Mỹ đều có sinh viên Việt nam và họ đều đạt điểm cao, có người đỗ thủ khoa toàn trường. Chỉ có 33 năm mà người Việt đã thành công và có những địa vị cao quý trên nước Mỹ. Điều này chứng tỏ người dân Việt Nam của chúng ta không phải thấp kém...
Điều mà tất cả toàn dân Việt Nam chúng ta đang cần là những nhà Lãnh Đạo tài giỏi, biết yêu nước thương dân và biết lấy vận mệnh đất nước và Dân Tộc Việt Nam làm hàng đầu. Nếu những người lãnh đạo ngu dốt chỉ biết lo tham nhũng như hiện nay còn cầm quyền...thì tương lai đất nước Việt Nam hết hy vọng!!!
Chân thành cảm ơn anh đã bỏ thời quý báu để viết những bài rất có giá trị, để cho Hùng và các bạn được có thêm nhiều kiến thức. Trân Trọng.
Ở Việt Nam, người dân không hài lòng với chính phủ ngày càng nhiều. Đó là một điều xấu. Ở Mỹ, kinh tế phát triển, đem lại sự giàu có cho người dân. Đó là một điều tốt. Thế nhưng, tại sao mỗi người dân Mỹ lại phải gánh một khỏan nợ lên đến hàng chục ngàn đô la, và con số nầy đang tăng lên nhanh chóng sau những gói cứu trợ của FED? Liệu người dân Mỹ có hài lòng với điều nầy? Chắc chắn là không. Số nợ nầy đang là một quả bong bóng và chắc chắn sẽ có lúc nổ tung.
Là một người có tâm đức thực sự, chúng ta không nên phân biệt mỗi con người là người Mỹ hay người Việt Nam. Điều căn bản nhất cần thiết phải có của mỗi con người, đó là quyền bình đẳng.
Hiện người dân Mỹ đã thực sự có quyền bình đẳng? Người dân có quyền quyết định mọi chính sách trong cái xã hội mà mình đang sống? Nếu thực sự như vậy, chúng ta nên đi theo con đường của người dân Mỹ. Nhưng nếu không phải như vậy, chúng ta hiển nhiên không nên đi theo vết xe đổ, để rồi mọi người lại phải khổ đau.
Tôi giả sử rằng, đột nhiên ngày mai, có một lòai sinh vật thông minh đến từ vũ trụ, muốn khống chế một cách tuyệt đối không thỏa hiệp, tất cả mọi người trên trái đất nầy. Khi đó thì sao? Tôi chắc rằng mọi sự phân biệt giữa những quốc gia, dân tộc và giữa những cá nhân trên trái đất sẽ không còn nữa. Mọi người sẽ đòan kết với nhau để chống lại lòai sinh vật kia.
Thế giới hiện đang cần lắm những nhà tư tưởng, nhà xã hội, để đưa ra những mô hình, những kiểu mẫu cho một xã hội đem lại sự bình đẳng, ấm no thực sự cho con người - lòai sinh vật có ý thức duy nhất trên trái đất nầy!
Cha ông ta đã dạy rằng: Một cây làm chẳng lên non! Vì vậy, tôi thiết tha đề nghị đồng bào trong và ngoài nước cùng hưởng ứng "Ngày của công lý và lương tri" vào các ngày chủ nhật hàng tuần, cùng xuống đường! Tôi cũng thiết tha đề nghị, các nước Asean anh em cùng chung hành động.
Nếu ngày hôm nay Trung Quốc, ỷ mạnh mà lướt đi, thì không chỉ dân tộc Việt Nam, các dân tộc trong khối Asean, bị đe doạ Nghiêm trọng. Mà thế giới vốn đã chịu nhiều Đau thương của chúng ta có thể xuất hiện một kiểu "Khủng bố" mới.
Phạm Hùng Vỹ
Công dân Việt Nam
Chi tiêu giảm do lạm phát (26%) và thất nghiệp ====> C <0
Đầu tư trong nước (domestic inv) I <0 do LS trần 18%, làm gì mà có lời với LS trên 18%
Đầu tư nước ngoài giảm I <0
CP giảm do thắt chặt chi tiêu 6 điểm của 3 Dzung====> G<0
Nhập siêu E-I = 15 tỷ
=========> GDP phải giảm, nhưng NN vẫn nói láo là tăng
2) Tỷ giá VND/USD= 16900 vẫn còn cao do giử chân các nhà đầu tư, nói chung NN trợ giá dollar thay vì phải phá giá để tăng xuất khẩu, và giữ ổn định cho nền KT vĩ mô
3) KTTT định hướng XHCN là một nền KT độc quyền do các nhóm lợi ích của Đảng viên, tướng lãnh và COCC trong mọi sector của nền KT: xăng dầu, thuốc tây, xi măng, sắt thép, gạo vvv.... Ai nhảy vào cạnh tranh mà không có chống lưng là ăn đạn. Vi dụ tập đoàn dầu khí là đám trí thức Ukraina nắm giử, viễn thông thì Trương Gia Bình, 1 trí thức Nga. Người nay đã từng đá VK Pháp chồng của Hà Kiều Anh ra khỏi dịch vụ điện thoại cầm tay....Hơn thế nữa, giá xăng tại Mỹ có 6,700/lit nhưng tại VN =12000/lít
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=145203&ChannelID=3
4) Sắp đến chắc sẽ có khủng hoảng KTVN.
Hà Yên Mỹ