Đang đọc một cuốn sách rất hay: “TIỂU LUẬN viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932” của Phạm Quỳnh. Tác giả là một nhà văn hóa lớn đầu thế kỷ 20, đã từng viết nhiều bài báo và tác phẩm văn học có giá trị.
Trong các tiểu luận này, có một bài báo tựa đề “Chính trị” được viết vào năm 1929 nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Xin được trích dẫn vài đoạn:
“Vậy chính trị theo định nghĩa ở từ điển là gì? Đó là tất cả những gì liên quan đến công việc cai quản Nhà nước, đến công việc quản lý có hiệu quả mọi công việc công cộng, đến việc bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc.
Vậy thì, vì lẽ gì một công dân xứng với danh hiệu này, cho dù danh hiệu đó đã bị hạ thấp ít nhiều, - và đó chính là trường hợp của kẻ đang muốn trở thành công dân ở xứ Đông Dương hay ở nước Nam – lại có thể không quan tâm đến công việc của đất nước mình, nghĩa là quan tâm đến chính trị, cái chính trị như một nghệ thuật quản lý mọi công việc của đất nước sao cho tốt đẹp?Vì lẽ gì một người nước Nam biết lo lắng cho sự phồn thịnh và tương lai của tổ quốc mình, lại có thể không tìm hiểu xem tố quốc mình được cai quản như thế nào, lại không tự hỏi liệu các thể thức cai quản hành chính hay cai quản hiện nay có phù hợp với đất nước mình không, và nếu cần, thì phải tiến hành những cải cách, những cải tiến, những sửa đổi hoặc những cải tạo hữu ích hoặc cần thiết nào? Và nếu cái người nước Nam ấy phát hiện thấy có những lạm dụng, những sai sót hoặc những vi phạm, liệu cái người nước Nam ấy có thể tự buộc tội mình không tố cáo chúng ra?
Tất cả những điều đó chính là chính trị, và đó không chỉ là quyền được làm mà còn là nghĩa vụ phải làm của người công dân.
Và nếu, trong khi tranh luận về những vấn đề lợi ích chung này, công dân nước Nam kia chỉ duy nhất bị thúc đẩy bởi ước vọng được có ích cho đất nước và đồng bào mình, nếu như công dân ấy không bao giờ mất bình tĩnh, mất khả năng làm chủ hoàn toàn bản thân, mất cái trung lập về tinh thần hay tính “trung dung” thành thói quen trải qua nhiều thế kỷ văn hóa Khổng giáo, nếu như công dân ấy không đem vào đó bất kỳ định kiến nào, bất kỳ sự nóng nảy nào, và hơn thế nữa, nếu công dân ấy luôn luôn giữ mình trong phạm vi hợp pháp và tôn trọng trật tự, thì có cái chính phủ nào, dù có yếu bóng vía đến mấy, lại có thể coi hành vi và thái độ như thế của công dân kia là một tội ác?
Ngược lại, một chính phủ quan tâm đến việc hoàn tất tốt nhiệm vụ của mình sẽ phải biết ơn những con người có thiện chí này, những người làm hết sức mình để soi tỏ cái niềm tin đó của chính phủ.
…Và trong hoàn cảnh này, các bạn lại không muốn người nước Nam làm chính trị hay sao? Như thế chẳng khác nào các bạn muốn họ thờ ơ với số phận của đất nước họ, đến tương lai con cháu họ, đến hạnh phúc gia đình họ, đến cuộc sống của chính họ!
…Chính các xã hội mị dân Phương Tây đã truyền bá ra thế giới dạng chính trị này, một dạng chính trị khêu gợi và khai thác các đam mê của dân chúng, chia rẽ dân tộc thành các bè phái đối lập, khích họ chống lại nhau, khơi dậy các bản năng thấp hèn nhất của dân chúng để thỏa mãn các tham vọng của một thiểu số sẵn sàng làm tất cả. Dưới cái cớ kiếm tìm hạnh phúc cho nhân dân, người ta ru ngủ và lừa dối nhân dân bằng các ảo tưởng nguy hiểm hoặc giả trá. Với chiêu bài chính trị này, những kẻ tầm thường nhờ vào những con người tốt đẹp hơn họ để giành lấy chính thắng, những người cuồng nhiệt nhất thì vùng vẫy và đứng ra trục lợi là láu cá nhất hạng hoặc là những kẻ ít biết hổ thẹn hơn cả thì đứng ra trục lợi.
…Bọn họ duy trì trong xã hội một tình trạng siêu kích động triền miên thuận lợi cho sự bùng nổ mọi loại hằn thù, oán hận, mọi loại tình cảm xấu vốn đang ngủ yên trong đám đông. Đó chính là chính trị “làm chiêu bài cho đủ điều ngu ngốc, cho mọi thứ tham vọng, và cho mọi chuyện lười nhác” như Alphonse Daudet đã nói. Chính vì thế nó trở thành “chất hòa tan cực mạnh ý thức con người”, trở thành yếu tố làm bại hoại tình cảm và phong tục. Cái thứ chính trị đó luôn luôn đi kèm với những cách thức thực thi ít nhiều được đem dùng phổ biến, bao gồm từ những lời dối trá ngu xuẩn nhất đến những dọa dẫm trơ trẽn nhất, từ các mưu mô xảo quyệt nhất đến hành động mua chuộc công nhiên nhất. Lợi ích chung, lợi ích của nhân dân, lòng ái quốc, sự hòa hợp xã hội, đó là những lời lẽ được dùng để biện hộ cho sự buông thả mọi dục vọng và mọi thói ích kỷ.
Dạng chính trị này, vốn dĩ mọi người đều có thể tiếp cận được, tự nhiên làm nảy nở mọi sự tầm thường. “Thô bạo, bất công, gây hận thù, và to mồm”, nó làm những con người có giá trị tránh xa, nhưng lại phô ra những nét hấp dẫn đặc biệt cho đám người bất tài, mưu mẹo, tham vọng, ba hoa. Sở thích này bắt đầu lan truyền trong một số giới người nước Nam. Nhưng nếu đồng bào chúng ta được tiếp xúc sâu rộng với loại chính trị này, - và dường như đó là quy luật để “tiến bộ” lên – thì chúng tôi mong muốn sự tiếp xúc để tiến bộ đó càng xảy ra muộn càng tốt.
Kết luận phải rút ra từ sự so sánh như thế giữa hai dạng chính trị là rành rành rồi. Người nước Nam có thể và cần phải làm chính trị, nhưng đó là chính trị theo nghĩa thứ nhất đã đem ra phân tích: cái chính trị của lợi ích chung đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý cho việc công. Ngược lại, người nước Nam phải tránh cái chính trị có xu hướng mị dân, nó ve vãn nhân dân để lừa dối nhân dân, và bất chấp thực tế, khiến nhân dân lao vào các ảo tưởng nguy hiểm và không thể thực hiện được.” (trang 312 – 317)
Bài báo ra đời vào năm 1929, thời điểm mà chính quyền phong kiến và chế độ bảo hộ của thực dân Pháp bước vào giai đoạn suy vong. Đúng 80 năm trôi qua nhưng tình trạng bài báo mô tả chẳng thay đổi là mấy ở nước ta, có phần còn tệ hơn. Lúc đó còn có những tờ báo chính thức đăng tải công khai những bài báo như thế này. Tốt hơn nữa là tác giả của chúng chẳng bị làm sao. Không những thế, 2 năm sau ông còn được triều đình Huế mời vào làm quan, giữ đến chức thượng thư (tức bộ trưởng bây giờ). Chính quyền thực dân cũng chẳng bắt tội ông chút nào vì đã dám mỉa mai đến “mẫu quốc”. Nếu Phạm Quỳnh sống vào thời nay thì chắn chắn các bài báo rất giá trị của ông sẽ bị xem là “lề trái”. Nhưng “may” cho ông là đã không “phải” sống đến bây giờ. Ngay sau cách mạng Tháng 8 ông đã bị bắt và giết chết. Một thời gian dài mấy chục năm sau đó chính quyền xem ông là phần tử xấu.
Nhờ tiến bộ công nghệ của nhân loại, người dân Việt vừa tìm thấy một không gian để bày tỏ quan điểm và mối quan tâm chính trị cho đất nước thì chính quyền nhanh nhạy cho ra thông tư quản lý blog. Cuộc sống khó khăn của dân chúng đang có quá nhiều thứ cần chính quyền nhanh nhạy nhưng các quan chức đều vô cảm với những điều ấy. Hệ thống công quyền này chỉ quan tâm đến những cái họ gọi là nhạy cảm. Ý nghĩa trong sáng của tính từ này khi nói về công chúng là để diễn tà mức độ quan tâm rất lớn của nhiều người, nhưng nó đã bị lạm dụng và chính trị hóa để ngăn chặn sự quan tâm chính đáng của người dân vào chính trị.
Xét cho cùng đó là sự hoảng sợ. Yếu thế nào thì người ta mới sợ đến như vậy.
Trần Đông Chấn
Mùa đông tháng 1, 2009
Nhãn: Uncategorized
47 Comments:
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
2. "Quyền lực" là phương tiện duy nhất để chính phủ làm giầu cho cá nhân họ thì làm sao có thể bảo họ từ bỏ quyền lực ? Hơn nữa, những kẻ không có thực tài về tri thức luôn luôn phải bám vào quyền lực để đạt mục đích (nếu không đâm sau lưng chiến sĩ thì làm sao 1 người bần cố nông có thể leo lên hàng lãnh đạo quốc gia ?) - "Nhân bản" của loại người này có lẽ là như thế nên mới có thể làm được những chuyện như vậy !
3. "Quyền tư hữu không có" đã gián tiếp dậy cho con người ăn cướp mà không cảm thấy đó là ăn cướp vì mọi sự là của chung; hơn nữa nó cũng là động lực đưa con người tới chỗ sống vô ý thức trách nhiệm.
4. "Hoài bảo" của người dân sau mấy chục năm sống với loại chính phủ phi nhân bản này đã thành bão hoà và chai đá mất rồi vì sợ sệt và kiệt sức và đây cũng chính là lý do chính củng cố sức mạnh cho quyền lực chính phủ !
Mà người dân đang yếu có khi lại là vì đang là những chiếc đũa rời ... nếu hợp quần lại trở thành sóng thần sẽ cuốn trôi ....Ba đình đó chứ????
Mặt khác, nên hiểu Đa Nguyên là nhiều góc đánh giá, nhiều trường phái, bởi thực tế đã chứng minh không có trường phái nào hoàn hảo, phải có "so sánh" để lựa chọn trường phái được số đông chấp nhận.
@ Tiến Huy: giết Phạm Quỳnh không phải là 1 người, mà là 1 nhóm du kích. Khi ông Hồ biết tin Phạm Quỳnh bị giết cũng chỉ biết tham "giết người như vậy, cách mạng được gì?"
Vui Xuan khong que^n … rải truyền đơn :D
tôi viết mấy bài trên chủ yếu là để phản bác lại cách nhìn của Trần đông chấn thôi.bác này đề cập vấn đề quá vớ vẩn chứng tỏ chẳng hiểu cái gì về chính trị cả,cách nhận thức vấn đề quá non nớt,có thể gọi là ngây thơ.nếu ko phải như thế thì rõ ràng bài này là phục vụ cho mục đích của mấy nước tư bản roài
để tôi phân tích thêm vì sao chế độ này khó sụp được nhé:nếu các anh phân tích kỹ người "nông dân" việt nam sẽ thấy về bản chất họ là những người thích sự yên ổn không thích sự thay đổi,đây là lối tư duy hàng ngàn năm nay rồi và họ thường rất ngại phản kháng chính quyền,đây là di chứng hàng ngàn năm bắc thuộc và phong kiến kéo dài chứ ko phải do chế độ cộng sản mang đến.vì muốn yên ổn nên chỉ khi nào bị áp bức một cách cực kỳ quá đáng,có thể gọi là bóc lột tàn khốc,họ không còn một lựa chọn nào khác nữa thì sự phản kháng trong họ mới trỗi dậy và mới bùng lên các cuộc gọi là cách mạng.nếu xét yếu tố trên thì hiện nay còn quá xa với nếu các bác mơ tưởng đến một cuộc cách mạng nào đó
các bác toàn nói đến những vấn đề rất xa với như dân chủ gì gì đó,người dân người ta đếch hiểu và cũng đếch thèm quan tâm đâu vì chính quyền có làm gì đến họ đâu mà họ quan tâm(đây là nói đến đa số nhé khoảng 98-99% tôi nghĩ thế).các bác cứ hô hào dân chủ này nọ may ra gây được sự chú ý của một bộ phận trí thức nào đó thoai,mà các bác đừng hy vọng gì là lực lượng trí thức này sẽ làm nên cuộc cách mạng vì trong lịch sử việt nam chưa có một cuộc cách mạng nào từ giới trí thức hoặc dân thành thị thành công cả.chỉ có các cuộc cách mạng từ nông dân thì may ra làm nên chuyện mà trong tình hình hiện nay như tôi phân tích chẳng có lý do gì để những người nông dân làm cách mạng cả vì hầu hết họ đều hài lòng với chính quyền hiện tại
nói chung là các bác hô hào dân chủ kiểu phương tây chỉ vô tác dụng thoai
Chính trị là đề tài muôn thuở, dù anh muốn hay khôgn thì nó vẫn tồn tại, nhưng mà điều khác lạ là ở VN thì chính trị là một điều tối kỵ, nên người ta chỉ mới dám nghĩ-dám nói, chứ chưa dám làm.
Trước khi Obama làm tổng thống, không ai nghĩ rằng một nước Mỹ hùng cường sẽ có ngày có người trẻ tuổi da màu lên làm ông chủ nhà trắng. Nhưng rôi khi Obama đã chuẩn bị đủ tiềm lực (và cả tài lực), thì ông đã xuất hiện ngời sáng một cách đúng lúc. Hy vọng rằng sẽ có một ngày Việt Nam đón chào một người mới, một ngày mới !
Tôi tự ngồi chiêm nghiệm với hàng loạt câu hỏi đặt ra. Đa số các quan chức ngày nay đều giàu sụ dù xuất phát điểm mấy chục năm trước của họ với hàng triệu người lính nông dân lẫn công nhân từng cùng sánh vai chiến đấu giành độc lập là như nhau, tại vì sao? Vì họ tài giỏi, cống hiến nhiều cho xã hội nên được trả công xứng đáng? Vậy thành tích của họ là gì? Xét về mặt bằng chung thu nhập của xã hội thì của chìm của nổi của các quan chức ngày nay so với mức thu nhập còm cõi của đa số người dân đã là công bằng? Khi đến liên hệ công việc ở cửa công, người dân luôn phải khúm núm, sợ sệt & o bế các công chức nhà nước đang làm nhiệm vụ để họ không hạnh họe, quát nạt & gây nhiễu với đủ thứ thủ tục phiền hà. Nghịch lý gì ở đây? Một xã hội thật sự tự do, dân chủ, công bằng, văn minh thì có những chuyện đó không? Để xảy ra những chuyện “cơm bữa” như thế, vậy hàng chục năm qua các chính trị gia xuất thân từ người lính hoặc gia đình cách mạng đỏ đã làm gì cho đất nước? Mấy chục năm dưới một chế độ cộng sản giả hiệu đã đủ làm mất kiên nhẫn của người dân chưa? Trong các buổi hội nghị quan chức rất khéo léo để lồng vào đó tiếng nói của các hiệp, hội, đoàn được thành lập đúng tiêu chí của chính quyền để nhân rộng đó ra là tiếng nói đại diện của đa số người dân. Tại sao chính quyền rất sợ làm những cuộc điều tra sâu rộng lấy tiếng nói trực tiếp từ những người dân chịu ảnh hưởng bởi chính sách của mình đưa ra? Sao mà họ khiếp sợ sự thật đến vậy? Người khiếp sợ sự thật thì chỉ có 2 dạng: bất tài hoặc láo toét.
Sẽ có người nói tôi chủ quan, chỉ nhìn vào những việc chưa làm được mà quên đi những việc đã làm được. Tuy nhiên, điều tôi quan tâm là bộ mặt của xã hội, là cái kết sau cùng mà người dân được hưởng nó thế nào. Có làm tốt gì đi nữa nhưng chỉ các quan chức thấy nó tốt mà người công dân như tôi không cảm được cái tốt ấy thì các chính trị gia giấy đó chẳng đáng tin & chẳng đáng để được nể trọng. Tôi là một người dân, tôi có thể không tài giỏi để làm được việc gì lớn nhưng tôi hoàn toàn có quyền đòi hỏi được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thật sự. Chính quyền này không làm được thì tôi chọn chính quyền khác. Chính quyền nào thì cũng là người VN. Chỉ là người VN giỏi điều hành chính quyền giỏi, còn người dở thì nên tự biết thân phận mà nhường cho người giỏi hơn. Đã dở mà còn tham & thâm nữa thì nhân quả khó lường.
-Khi đất nước khó khăn nghèo hèn như hôm nay những người thua thiệt nhất vẫn là tầng lớp công-nông chứ ko phải những người "dỡ hơi rỗi việc" này. ĐCS đã hứa hẹn nhiều những chẳng làm được bao nhiêu. Đã hơn 30 năm rồi vẫn nghèo đói, ĐCS cần bao nhiêu năm nửa để đưa nước VN lên ngang tầm với các nước trong khu vực ???
Tôi đồng ý với bạn. cũng may là tay tranphuc này còn minh mẫn, đủ để đọc hết entry này của bác Chấn. đừng chấp với người bị thiểu năng trí tuệ.
Tôi đồng ý với bạn. cũng may là tay tranphuc này còn minh mẫn, đủ để đọc hết entry này của bác Chấn. đừng chấp với người bị thiểu năng trí tuệ.
_ Tại sao đất nước vẫn yếu kém về kinh tế? Giáo dục và đạo đức suy đồi? Y tế thì lun bại? Đất đai dâng cho Tàu cộng? Nông dân mất đất biểu tình ầm cả lên? Phong trào tiến bộ dân chủ kêu gọi đổi mới ngày càng rầm rộ và không suy giảm mặc dù đàn áp bắt bớ tàn độc của giai cấp chính phủ? Tham nhủng thì tàn bạo mất cả nhân tính? Sự phân hóa đảng cọng sản như cái nhà mục?
_ Đây là những vấn đề sống còn của đất nước. ĐCS không đủ sức để giải quyết các vấn đề này nữa.
@ Đối với các bạn yêu đảng hiện nay:
_ Đó là vấn đề của các bạn. Các bạn cố hoàn thiện mình để đóng góp cho xã hội hòan tòan không sai. Nhưng sự đóng góp của các bạn nhỏ nhoi lắm. Vô nghĩa nếu như không có một cơ chế công bằng để phát triển. Vì nó chỉ ở mức "một cọng từng một". Khi đuợc một số nhỏ rồi sẽ bị tham nhũng và lãng phí tiêu tan, sự nghi kị tranh giành nội bộ sẽ tiêu tan đi hết. Người sau bạn, sẽ hủy bạn và không kế thừa, bức tranh chắp vá 5 năm một giờ này đã quá nên tồi tệ. Sự tệ hại đó là do một cơ chế lộn xộn vô nghì và nhu nhược nhưng đầy lòng tham của đảng ta.
Bằng chứng thì đã có thực tế chứng minh rồi, các bạn hãy biện minh đi?
Nếu các bạn có đủ năng lực thì hãy thuyết phục bằng lý trí, chứ không nên núp bóng. Nếu các bạn đại diện cho chính nghĩa thì tại sao có hành vi núp bóng như vậy. Hay là những đứa con tinh thần cua đảng ta quá còn non nớt và thiểu năng về tư duy? Đã yếu kém mà khôg can đảm nữa thì đúng là còn tệ hơn cả loại chuột cống!
http://www.phapluattp.vn/news/xa-hoi/view.aspx?news_id=239784
Người không tim
11-01-2009 07:54:16 GMT +7
BÌNH NHẤT CHỈ
Quán nhậu “Khô Sặc” của mụ Ba Béo hôm đó bất ngờ tiếp một ông Tây ba lô nói rành tiếng Việt chẳng kém gì các ông Ta bình dân đang nhậu trong quán.
Khi nghe các ông Ta sôi nổi bình luận về những chuyện kỳ diệu xảy ra trên thế giới, ông Tây ngứa họng khoe khoang: “Về chuyện kỳ diệu thì nước Mỹ của tui mới là xứ đứng đầu. Mới đây một bệnh viện ở bang Miami đã ghép tim thành công cho cô bé D’Zhana Simmons 14 tuổi. Trước đó, các bác sĩ đã cắt bỏ trái tim bệnh tật của cô bé và thay bằng một cặp bơm nhân tạo. Cô bé đã sống không trái tim suốt bốn tháng ròng cho đến khi được ghép tim. Điều kỳ diệu đó chỉ ở nước Mỹ mới có!”. Ông Tây nâng ly rượu đế lên mần cái “ót” với vẻ mặt tự đắc.
Bác Ba Phi bĩu môi ra vẻ khinh thị: “Sống không có quả tim suốt bốn tháng thì nhằm nhò gì, ông Tây ơi! Ở xứ tui thiếu giống gì người hổng có trái tim mà vẫn sống và mần việc khỏe re quanh năm đó thôi”. Ông Tây trợn mắt ngạc nhiên: “Họ là ai vậy?”. Bác Ba Phi đáp: “Họ đang mần việc ở Cục Thuế Hà Nội. Trong khi ngành thuế các địa phương khác chuẩn bị từ một năm trước việc cấp mã số thuế thu nhập cá nhân và triển khai rất suôn sẻ thì ở Cục Thuế Hà Nội lại xảy ra cảnh ùn tắc khiến người dân phải xếp hàng rồng rắn từ 4 giờ sáng trong rét buốt để đăng ký mã số thuế cho kịp thời hạn quy định. Đã vậy, mấy ông Cục Thuế Hà Nội lại chỉ bố trí hai cán bộ tiếp nhận hồ sơ mần lai rai thôi, mặc kệ tình cảnh khốn khổ của người dân phải xếp hàng chờ đợi. Mãi tới khi báo giới lên tiếng, lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội mới chịu bổ sung thêm nhân viên tiếp nhận hồ sơ cho dân. Ông Tây thấy đó, chỉ có những ai không có trái tim mới mần việc như kiểu mấy ông ở Cục Thuế Hà Nội”.
Ông Tây nghe bác Ba Phi nói thế liền tỏ vẻ thán phục: “Kỳ diệu thật! Kỳ diệu thật! Đúng là hơn hẳn nước Mỹ của tui”. Mụ Ba Béo khoe thêm: “Mà hổng chỉ ở Cục Thuế Hà Nội đâu nha. Nếu ông Tây chịu khó đến các cơ quan hành chính khác ở xứ tui thì cũng có thể bắt gặp những cán bộ hổng có quả tim nhưng đều sống và mần ăn khỏe re cả!”. Ông Tây lại càng thêm kinh ngạc, cứ lặp đi lặp lại mãi câu: “Kỳ diệu thật! Kỳ diệu thật!”...
@tranphuc: mình đồng ý với bạn là mọi cuộc cách mạng đều dựa vào tầng lớp nông dân, công dân, chính vì thích yên ổn và ngại thay đổi nên 33 năm qua họ đã chờ đợi vậy mà Đảng đã làm được gì cho họ ngoài hô hào khẩu hiệu suông. Mình không nghĩ cuộc sống của nông dân bây giờ lại dễ dàng đâu, nếu dễ dàng và sung sướng như vậy thì đâu có chuyện việt nam trở thành nước xuât khẩu người theo cách nhục nhã (những thông tin về hoạt động xuất khẩu người của việt nam bạn có thể dễ dàng tìm trên báo chí lề phải) như vậy kô? nêu quả thưc sung sướng như bạn nói thì ai lại đi chọn cai cách trở thanh đồ vật cho người ta xăm xoi, trả giá bạc bẽo như vậy? Công nhân làm việc trong nước thì phải bán sức lao động với giá rẻ bèo cho tư bản nước ngoài bóc lột dưới sự bảo kê của nhà nước kô ? Cái cần bây giờ chính là một tầng lớp khác trong xã hội nêu ra cho những người này thấy được nguyên nhân của sự nghèo đói của họ là do chính quyền, mình không tin ngày trước chúng ta chỉ có rải truyền đơn mà có thể làm được cách mạng vậy mà bây giờ tiến bộ như vậy lại không làm được nếu thực sự cách mạng là sự vận động mang tính tất yếu của xã hội. Mọi sự đang bắt đầu thay đổi, tất cả chúng ta chỉ là một bộ phận của sự thay đổi đó, và không một cá nhân nào có thể chống lại điều tất yếu đó. Họ chỉ có thể dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng, tìm hiểu nó và có những chuẩn bị riêng cho mỗi người thôi.
@all: mình tin răng Winds of Change sẽ đến trong một ngày không xa.
@tranphuc: bạn cần học cách suy nghĩ bằng cái đầu của mình, lắng nghe ý kiến của người khác, trải nghịệm qua thực tế và thận trọng khi phát ngôn..Nếu cứ hồng vệ binh thế này thì người ta gọi là "không đỡ nổi" đó. Bạn chê Đông Âu, Thái Lan...thực tế bạn đã biết gì về họ? Thái Lan có vị trí địa lý, con người, xuất phát đểim khá tương đồng với Việt nam, bạn chê sự mất ổn định của họ nhưng bạn có biết Việt nam đã phải hy sinh bao nhiêu triệu người rồi mà chỉ còn khoảng ...98 năm nữa sẽ đuổi kịp Thái Lan đó. Bạn sẽ nguỵ biện "tại TL không có chiến tranh, VN qua mây cuộc chiến tranh "vĩ đại", bạn có biết VN tự hào vì đánh thắng mấy đế quốc to còn TL tự hào vì đã tránh được mấy cuộc chiến tranh không? (nếu bạn là dân thì bạn thích cái tự hào nào?)
Về mặt văn hoá, bạn biết đây là "nhà" riêng của bác TĐC, bạn là khách không mời vậy mà nói năng như vậy với chủ nhà coi có được không? nếu bạn có văn hoá và biết tự trọng thì nên về nhà mình, khi đó bạn muốn phát ngôn thế nào cũng được.
@kolrolbo: Mình nghĩ sự trao đổi là thật sự cần thiết, đã là trao đổi thì sẽ có những ý kiến này ý kiến khác. Tuy nhiên chúng ta nên biết những người đang tranh luận về vấn đề đó đang đứng ở phía nào và việc tranh luận sẽ hướng tới điều gì. Nếu bạn tranphuc là một người trăn trở cho sự phát triển của đất nước, một người dân Việt muốn tìm cách thay đổi để cho đất nước thua kém với những nước khác thì mình tin rằng sớm hay muộn gì bạn ấy cũng sẽ tìm được phương pháp cho riêng mình phù hợp với khả năng của mình. Còn nếu như ban tranphuc thực sự là một HVB thì cách tốt nhất theo trong hợp này là sự im lặng (đây là kinh nghiệm trong nhiều lần nói chuyện với các bạn khác ở ngoài đời khi bàn đến các vấn đề này), ai cũng có những lý tưởng riêng của mình nếu không cùng một con đường thì việc phản biện và tranh cãi sẽ chẳng đi đến đâu cả. Trong bất kỳ cuộc chiến nào cũng sẽ luôn luôn có những người lính ở hai bên sẵn sàng ngã xuống bảo vệ cho lý tưởng riêng của họ. Mình nên thể hiện sự tôn trọng với họ cho điều đó. Còn việc lựa chọn lý tưởng nào để phục vụ điều đó tuỳ thuộc vào quyền lựa chọn của ở mỗi người. Còn việc có những lựa chọn đúng, những lựa chọn sai là điều tất yếu.
Những bài viết như của anh Trần Đông Chấn trên đây, theo Đông A Thĩ, chính là những tiếng chuông cảnh tỉnh, góp phần vào đại cuộc phục hồi ý thức chính trị chân chính đích thực đã mất vậy!..
Để thêm ý, xin mời các bạn vào nhà Đông A Thị đọc Vui Buồn Thế Sự - Từ chữ nghĩa "trong luồng", "ngoài luồng" đến chữ nghĩa "lề phải", "lề trái" ... Xin cám ơn anh Chấn!...
Đồng ý với Le T , nếu thật sự muốn tìm ra sự thật để chọn cho đúng con đường nên đi thì trước sau các bạn ấy cũng sẽ nhận ra ..., còn nếu các bạn ấy là HVB "đặc ruột" thì đối thoại là vô ích .
Cám ơn bác TĐC và các bạn trao đổi làm tôi được mở mang cái đầu .
“Ngay khi người công dân hiến dâng sinh mệnh cho nhà nước thì bản thân họ cũng được bảo vệ thường xuyên, còn như dùng sinh mệnh mình để bảo vệ chính mình thì có lợi ích gì? lấy gì bù lại cái sinh mạng bị mất đi? Trong trạng thái tự nhiên, một khi buộc phải lao vào cuộc xâu xé, con người ném cả sinh mạng vào chỗ nguy nan để tự bảo vệ. Vậy là chịu mất mạng để được sinh tồn hay sao?
Mọi người phải chiến đấu vì tổ quốc, điều đó là đúng, nhưng chiến đấu và hi sinh tính mạng mình vì mình thì có ích gì? bỏ chạy để được an toàn có phải là hơn không? Bỏ chạy ít nhất cũng đỡ nguy hiểm cho tính mạng hơn là xông vào đánh nhau để mất mạng.”
Ngay từ buổi sơ khai, khi hình thành ý tưởng về nền tảng chính trị, thì xã hội đã qui ước quyền được bảo vệ của mỗi cá nhân song song với sự tồn tại của Nhà nước.
Còn ở đây, trên đất nước này, con dân đã bị bỏ qua vế thứ nhất, mà lao vào cuộc xâu xé để tự bảo vệ, đúng là chịụ mất mạng để được sinh tồn
Mình đang hi sinh tính mạng vì sự sinh tồn của mình, và đúng là bỏ chạy để được an toàn, bịt mắt, che tai, đi du học rồi tìm đường ở lại, ….
Ai đã làm ra cái nông nỗi ngược đời, đi ngược lại với khế ước xã hội như vậy nhỉ?
Giống như bạn GaBeo nói mọi người vào blog để xem, biết thêm thông tin thôi chu thật ra đâu có làm được gì đâu. Mình cũng thế thôi, lo kiếm thật nhiều tiền trước đã, sống không hổ thẹn với lương tâm, ủng hộ mọi người muốn thay đổi chế độ nhưng bây h bảo mình đi biểu tình chắc mình o dám. hi vong 1 ngày nào đó có thể ủng hộ tài chính cho đảng đối lập.