80 NĂM TRƯỚC HAY LÀ THỜI HIỆN TẠI?

Giữa tháng 1 vừa rồi tôi biết được quyền sách Những Tiểu luận của Phạm Quỳnh bằng Tiếng Pháp từ 1922-1932 khi đọc bài Chính trị trên blog của anh Trần Đông Chấn. Bài viết này anh Chấn cho thấy tình trạng chính trị vào thời Pháp thuộc cách đây 80 năm ở nước ta so với bây giờ rất giống nhau, chẳng khác là mấy. Tôi tìm đọc quyển sách này và cũng phát hiện ra rằng tình trạng kinh tế và xã hội của nước ta hiện nay cũng chẳng khác gì cách đây đúng 80 năm. Tôi đảm bảo với các bạn, hãy đọc bài “Tinh thần bất ổn” ở trang 339 trong quyển sách này, nhà văn hóa Phạm Quỳnh viết vào năm 1929, các bạn sẽ thấy như thế. Hoặc giả như các bạn in cái trích đoạn dưới đây ra, đừng để tên tác giả và năm viết rồi đưa cho người nào đó đọc, rồi bạn hỏi xem người ta nghĩ gì, tôi tin chắc rằng người ấy sẽ trả lời rằng ai mà viết về hiện trạng kinh tế - xã hội hiện nay hay thế.

Tôi tin rằng nếu làm một phép so sánh tương đối (chứ không phải tuyệt đối theo con số GDP) Việt Nam với các nước, thì 80 năm trước thứ hạng VN có khi còn cao hơn bậy giờ.

Trích:

Không thể chối cãi được rằng đất nước này đang trải qua một cuộc khủng hoảng, có thể là khủng hoảng tăng trưởng, cách gì thì cũng là một khủng hoảng khá sâu sắc, và nhiều người không nghi ngờ gì mức độ nghiêm trọng của nó.

Sự phát triển kinh tế, sự thịnh vượng vật chất có thể dễ dàng đo đếm, đánh giá được: các chỉ số, các thống kê khéo léo, các biểu đồ dễ dàng hiển thị chúng thành các đường cong biểu diễn. Nhưng một trạng thái bất ổn về tinh thần biểu lộ trong những lĩnh vực không cân đong đo đếm được thì khó nắm bắt hơn nhiều.

Ở nhiều nước khác, văn chương, báo chí cho biết tình hình các chuyển động và dao động của công luận, phản ánh thái độ hay miêu tả các tâm trạng, cung cấp các dấu hiệu quý giá về cuộc sống sâu kín của dân chúng, nhưng ở đất nước này, vì nhiều lý do mà nói ra sẽ rất dài, những phương tiện đó gần như không có.

Đến mức một nhà quan sát tò mò muốn tìm hiểu cuộc sống sâu kín của dân tộc này, đặc biệt nếu anh ta lại không nói được ngôn ngữ của nó, không hòa mình được vào cuộc sống bản địa, sẽ không biết mình phải dựa trên cái gì để mà quan sát. Thậm chí đôi khi anh ta còn không nắm bắt được những biểu lộ ra bên ngoài của người dân: hoặc anh ta không hiểu, hoặc anh ta hiểu sai. Và nếu anh ta hài lòng với các tài liệu chính thức, vốn rất dồi dào và dài dòng, anh ta sẽ chia sẻ một sự lạc quan giả tạo, rất ít thật và rất nhiều giả!

Phải chăng nói như thế có nghĩa là cảnh khủng hoảng mà chúng ta vừa nói ở trên và tình trạng tinh thần bất ổn sinh ra từ đó là điều một nhà quan sát sành sỏi không thể nắm bắt được?

Bất kỳ ai chịu khó nghiên cứu cuộc sống của người dân nước Nam mà không dừng lại ở những khía cạnh hời hợt bên ngoài đều nhận ra rất nhiều dấu hiệu tố cáo cảnh tượng khủng hoảng và bất ổn đó. Và người ta sẽ ngạc nhiên khi thấy chỉ trong vài năm mà đã có những biến đổi sâu sắc trong ý thức, tập tục và tâm trạng của các tầng lớp dân chúng khác nhau.

Một sự tiến hóa đang trở thành hiện thực không diễn ra theo đường thẳng mà người ta muốn gán nó theo những dấu hiệu bề ngoài, mà đó là một cuộc tiến hóa lộ ra rất nhiều khó khăn và trắc trở, nhiều sóng gió, gian truân, đau đớn.

…………..

Giờ đây, một trạng thái tinh thần bất ổn đang trùm lên đất nước này, nó có thực và khó sờ thấy được như khí quyển, một khí quyển tích đầy điện dông bão.

Trạng thái tinh thần bất ổn này là do các nguyên nhân về đạo đức, xã hội và chính trị.

………….

Ngoài các nguyên nhân về đạo đức này, còn cần phải kể đến các nguyên nhân xã hội, chúng làm trầm trọng thêm và làm phức tạp thêm các nguyên nhân đạo đức. Xã hội nước Nam là một xã hội phân chia thứ bậc rất mạnh. Ở trên là một tầng lớp thị dân nho giáo tạo thành tầng lớp tinh hoa của quốc gia, ở dưới là dân chúng gắn bó với đồng ruộng, chỉ biết miệt mài với công việc đồng áng. Trong bốn tầng lớp của xã hội: sĩ, nông, công, thương (nhà nho, nông dân, thợ thủ công, thương lái), theo tôn ti truyền thống, chỉ có hai tầng lớp đầu là quan trọng nhất, đáng kể nhất. Trật tự mới do cuộc xâm chiếm thiết lập và sự phát triển kinh tế của đất nước đã làm đảo lộn trật tự thứ bậc cũ. Các tầng lớp mới hình thành nhờ sự phát triển chung và cũng từ hoàn cảnh mới đang du nhập vào đất nước các tập tục mới, ban đầu thì ở thành phố, sau đó ngày càng thấm sâu vào các vùng nông thôn. Chúng mâu thuẫn với các thói quen lâu đời, va chạm với những khuôn khổ xã hội cũ, làm tan rã nền tảng cũ của gia đình và làng xã. Hệ quả tất yếu là một sự rối loạn trong tập tục, cũng nghiêm trọng như rối loạn ngự trị trong đầu óc con người.

Nhưng nếu đúng là giá trị của một đất nước là ở tầng lớp tinh hoa, thì tầng lớp tinh hoa nước Nam hiện giờ lại đang vô cùng chán nản, và họ chán nản vì những lý do chính trị. Trong bài viết về chủ nghĩa dân tộc, chúng tôi đã lưu ý rằng người nước Nam có cảm giác mình là những người xa lạ ở ngay trong đất nước họ.

…………….

Gộp tất cả các nguyên nhân này lại thì có một trạng thái tinh thần bất ổn chung, nó rồi sẽ trôi qua thôi, cần phải hy vọng thế, nhưng không phải vì thế mà lúc này không lo lắng, bởi vì bất ổn đó làm cho cơ thể xã hội rơi vào trạng thái kháng cự yếu ớt nhất, đúng vào thời điểm trên toàn thế giới sự lây nhiễm một vài tư tưởng đang là điều đáng lo ngại nhất.

(1929)

Hết trích

10 Comments:

  1. Change We need said...
    Rất chia sẻ với bác. Tôi chưa đọc sách Phạm Quỳnh nên đúng là nếu chỉ đọc trích đoạn trên thì cứ tưởng ai viết cho bây giờ.
    ... said...
    Phạm Quynnh thật là tài,
    Cám ơn entry của bác, sẽ đi tìm đọc cuốn này.
    Hoàng Dược Sư said...
    Nước mình đâu có dẫm chân tại chỗ, mà lùi 3 bước tiến 2 bước.
    Tran N said...
    Đọc xong, chúng ta kỹ niệm 80 năm đất nước Việt Nam dẫm chân một chỗ và có dấu hiệu đi lùi lại thêm 80 năm, đạt chuẩn đi sau thiên hạ 160 năm.
    GTC said...
    Mình thích câu này : "Giờ đây, một trạng thái tinh thần bất ổn đang trùm lên đất nước này, nó có thực và khó sờ thấy được như khí quyển, một khí quyển tích đầy điện dông bão.", chắc chắn dông bão rồi sẽ tới, rồi trời Việt lại sáng tươi rực rỡ mà không còn tham nhũng dối trá.
    nhi said...
    nếu người ta ý thức sự tiến bộ và lạc hậu thì người ta chọn tiến bộ. không thể chọn được sự tiến bộ là vì bị ngăn cản. mà kẻ có thể cản trở toàn diện lại là ...ai?
    [deleted] said...
    Mỗi câu chữ là lời nhắn nhủ, mỗi bức hình mang ý nghĩa yêu thương, mỗi giai điệu là sợi tơ tình kết nối. Đây chính là món quà ý nghĩa nhất mà bạn muốn gửi tới “ Người đặc biệt” or “ Bạn bè – Người thân” nhân dịp mùng 8 – 3 ( Ngày tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp và đức hi sinh cao quý của các bà, các mẹ, các chị và các em). Với người phụ nữ, không có món quà nào có ý nghĩa hơn tình cảm bạn dành cho họ. Còn chần chừ gì nữa, hãy bày tỏ tình cảm của mình ngay hôm nay!
    Bởi “Tất cả vẻ đẹp của cuộc sống được tạo nên là nhờ vào sức mạnh của tình yêu đối với người phụ nữ”
    Đóng cửa said...
    Bác viết thế này thìa là ......thìa là chả còn gì là:..........sáng suốt cả, thìa là sau 80 năm VN ta đang thùi lùi à, VN đang lùi trong khi các nước khác đang tiến, Dzậy chúng ta đi tắt đón đầu thìa là sẽ gặp nhau ở điểm xuất phát của VN và đích tận cùng phát triển của các nước khác à :-)
    Đóng cửa said...
    Bác hơi bị Thâm đó nghen :-))
    [deleted] said...
    AZZARO Shop 39 Ngô Sĩ Liên đang có hàng mới về , thân mời bạn ghé qua nhá , sory vì vào blog bạn quảng cáo , nhưng hãy ghé qua nhá

Post a Comment



Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ