Đọc trên blog Osin hôm nay, nhân dịp 30 năm Việt Nam đánh trả Trung Quốc xâm lăng biên giới. Nhà báo Huy Đức đặt câu hỏi: “Bao nghĩa trang dọc theo Biên giới/Biết có ai về hương khói không?”, làm tôi nhớ tới một bài rất hay đăng trên Hà Nội Mới cách đây 4 năm:

Tâm linh lễ

“Mùa xuân có lễ Khai ấn, mùa thu có lễ hội Trần”. Nghe lời giới thiệu hấp dẫn của bè bạn, tôi háo hức lên đường về Thiên Trường dự lễ hội Khai ấn đầu xuân mang đầy nét văn hóa truyền thống dân tộc.

Tối 22-2, tức 14 tháng Giêng ất Dậu chúng tôi rời Hà Nội khi trời mới chạng vạng, đến Thành Nam đã 9h30 tối. Sương khói mênh mông còn vương đầy hương vị Tết Bắc. Xe dừng ngay ở ngã tư trên đường 10. Dễ có đến cả trăm ngàn người dàn kín con đường dẫn tới đền Trần. Chúng tôi dắt nhau đứng vào hàng. Cách đó chừng 1 cây số là quầng sáng rực rỡ, có lẽ đó là trung tâm lễ hội. Tương truyền vào những đêm thế này, ngày mười bốn tháng Giêng, các triều đại vua Trần trao ấn cho các quan để ngày mai bắt đầu một năm làm việc mới. Tôi thích thú vì sắp được chứng kiến cái nghi lễ đó được tái hiện.

Hàng người dài quá, không biết khi nào tôi mới tới được ngôi đền. Những người cùng đi động viên tôi bằng kinh nghiệm của người đã nhiều năm được nhận ấn: “Cứ yên chí xếp hàng, lát nữa sẽ có xe cảnh sát rẽ đường đưa các lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào làm lễ, như vậy đến 3-4h sáng sẽ tới lượt mình thôi”.

Tôi thắc mắc không hiểu sao lại có nhiều người tín mộ đến thế, họ đến đây vì tò mò như tôi hay vì điều gì khác. Một người bạn giải thích bằng thái độ hết sức nghiêm trang và huyền bí: “Đất này thiêng lắm, cả triều đại nhà Trần võ công, văn trị oai hùng được phát tích từ đây, các Thánh ở đây rất linh hiển, vì thế mà các quan chức đua nhau tới đây cầu quan cầu lộc, ai đã tới đây rồi mà không vào lễ nghiêm túc thì Thánh sẽ quở phạt !”.

Vậy là tôi đang không cùng mục đích với nhiều người đứng quanh tôi đây, chuyến đi này tôi không nhằm cầu quan lộc. Nản lòng, tôi rời hàng và hài hước nói với bạn: “Nếu nhận ấn xong mà được một chức quan thì tôi cũng ráng chờ, nhưng điều đó bây giờ còn ngoài tầm kiểm soát của các Thánh, nên đêm nay nếu tôi chưa tới được Thiên Trường chắc các Thánh cũng cảm thông, mà lượng thứ”. Họ cười gượng gạo, rồi cũng lưỡng lự theo tôi.

Chúng tôi đi lòng vòng quanh thành phố Nam Định, đúng là nơi đây có nhiều địa danh lịch sử, nhiều phong tục mang dấu ấn sâu đậm của nền văn minh Đại Việt xưa. Hướng về xã Mỹ Phúc, qua vài cây số đường mương hẹp, ghồ ghề, chúng tôi tới được đền Bảo Lộc, nơi xưa kia là thái ấp An Sinh Vương Trần Liễu, nay thờ Trần Hưng Đạo. Đã gần 10 giờ đêm, ở đây vẫn tấp nập, người, xe dập dìu, đèn hoa rực rỡ, ngoài kia vạn thì ở đây cũng có đến cả ngàn người. Nhiều đám đông tụ tập chào mời khách thập phương tới mua băng, đĩa quay cảnh lên đồng lên bóng. Những dàn tivi bật âm thanh hết cỡ với hình ảnh những cô đồng nhảy múa trong tiếng thanh la, mõ, trống phách tạo nên khung cảnh náo nhiệt lạ thường. Một thoáng thất vọng hiện lên trong tôi.

Tôi không mua gì để làm lễ cúng cả, chỉ vào thắp vài nén nhang như lệ thường rồi ra ngoài, để thoát khỏi cảnh sắc sôi động. Bên kia đường, đối diện đền Bảo Lộc là một nghĩa trang liệt sĩ nhỏ khoảng trăm ngôi. Bóng đèn thắp sáng đã quá cũ làm không gian ở đây mờ hơn cả ánh trăng mười bốn. Lư hương có mấy nén nhang bị tắt giữa chừng, nhìn rất hiu quạnh. Tôi nhờ người bạn mua nhang, hoa tươi và trái cây, còn mình cố thắp lại mấy cây nhang bị tắt giữa chừng. Chúng tôi thắp nhang cắm lên từng ngôi mộ, hy vọng mang chút hơi ấm bên kia sưởi ấm bên này. Dưới ánh trăng, tôi đọc tên trên từng ngôi mộ, có người nằm xuống từ năm 1941, có người mới năm 1979, đa số đều mang họ Trần. Họ đều đã nằm xuống với niềm tin rằng để người thân của họ sẽ có cơm ngon áo đẹp. Chúng tôi ở đây hơn 30 phút, không có một khách thập phương nào vào viếng đền Bảo Lộc bước qua thắp một nén hương cho những con người đã mãi mãi ra đi vì đất nước.

Trên đường xe quay ra, dưới ánh trăng tôi nhìn rất rõ tấm biển đề: “Đền thờ Trần Thủ Độ”. Đền cổ kính, kiến trúc đẹp, rất u tịch. Đền đã đóng cửa nhưng ông từ già vẫn đón chúng tôi rất vui vẻ, hướng dẫn thắp hương và giải thích: “Trần Thủ Độ là Quốc sư, Thống Quốc Thái sư, là vị thánh khai quốc công thần, lập nên nhà Trần”. Ông nhiệt tình hỏi chúng tôi cầu gì để khấn giúp. Chúng tôi hàn huyên với ông từ gần một giờ đồng hồ. Bên ngoài xe vẫn vun vút lao qua, rất nhiều xe mang biển xanh 80B, và chưa thấy có chiếc xe nào dừng lại ghé vào. Tôi thắc mắc, ông từ chậm rãi đáp: “Vào đền Thái sư là để cầu kiến thức, học vấn thôi, các ngôi đền ngoài kia người ta thường đến cầu quan lộc”, giọng rất bình thản. Một thực tế không bình thường đã hình thành đến mức trở thành bình thường.

Tôi lên xe, lòng không khỏi chơi vơi. Ngôi đền vắng lặng tĩnh mịch dưới ánh trăng, gà đã gáy sang canh. Trời sắp sáng nhưng tôi lại cảm thấy điều gì đó đang đè nặng, trăn trở mãi.
HNM

Trong bài có đề cập đến những người lính đã “định cư” ở nghĩa trang này từ năm 1979, như vậy các anh ấy chính là những người lính Việt Nam đã nằm xuống trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc hồi 30 năm trước chống sự xâm lược của Trung Quốc. Theo bài báo nói trên thì các anh cũng bị lãng quên trước hàng chục ngàn người đang sính lễ vì cầu quan lộc, chỉ có tác giả bài viết ghé qua thấp ít nén hương. Ở miền biên giới xa xôi mà anh Huy Đức hỏi đến, chắc là cũng chẳng khác gì.

Xã hội giờ đây chỉ có tiền và chỉ có hiện tại. Người ta quên hết quá khứ và ăn cướp của tương lai. Hôm nay kỷ niệm 30 năm ngày bắt đầu một sự kiện bi hùng của lịch sử Việt Nam, bao nhiêu người đã nằm xuống từ ngày đó, thế mà chính quyền im bặt và bịt miệng tất cả báo chí. Cũng may còn còn được những “nhà báo lề trái”. Một sự nhục nhã của lịch sử Việt Nam diễn ra 30 năm sau một thiên sử bi hùng.

Đọc bài viết trên cũng làm tôi nhớ tới một enrty trên blog của Skarlor vừa rồi, kể chuyện ông Nguyễn Thiện Nhân tranh giật ấn ở lễ hội khai ấn vừa rồi. Tôi đang xác minh thông tin này, sẽ có bài sau khi kiểm chứng xong.

19 Comments:

  1. Dinh C said...
    Thời thế bây giờ thế đấy thôi !.....
    Gio thoi tung bay said...
    moi bac qua blog em doc loat bai va xem anh, nghe nhac tu lieu nam 1979
    Gõ Kiến said...
    Tôi chợt nhớ đến ngài thủ tướng Nhật Koizumi bất chấp những chỉ trích từ Bắc Kinh vẫn điềm tĩnh, nghiêm trang thực hiện các chuyến viếng thăm ngôi đền Yasukuni nơi tưởng niệm linh hồn những người lính Nhật đã ngã xuống. Nghĩa tử là nghĩa tận, dù phục vụ cho mục tiêu chính trị gì thì người dân nào đã ngã xuống vì đất nước cũng đều đáng để được tôn vinh. Chiến tranh biên giới 1979 đã từng là cuộc chiến máu lửa lấy đi sinh mệnh của không ít những người thanh niên tuổi xuân phơi phới. Nay vì sao mà chính quyền không có lấy một động thái nào để ôn lại, để tưởng nhớ đến những người anh hùng “chính thống” đã hy sinh? Vô cảm hay hèn nhát. VN yếu hơn Nhật nên không dám làm trái ý người anh em. Hay con thỏ đế lẫn con sói tham lam đã níu lấy suy nghĩ và hành động của các ông lãnh đạo xuống thấp ngang đầu gối để rồi chỉ một bước chân họ cũng có thể vượt qua được cả những vấn đề tâm linh và hồn thiêng sông núi. Họ nhớ như in lễ này hội kia, viếng chùa này miếu nọ để cầu quan lộc nhưng có thể bỏ quên những linh hồn phiêu bạt nơi chốn biên cương đang đau đáu nỗi đau mất đất, mất đảo ... mất nước.
    Hoàng Dược Sư said...
    Kiếm không ra thông tin nào về cái vụ này, chẳng có tấm hình nào cả. Hôm rồi cũng đã đọc trên Skarlor...
    Gõ Kiến said...
    Thậm chí nếu không bỏ quên mà tưởng niệm một cách âm thầm, lặng lẽ cũng đã là có tội lớn với những người chiến sĩ đã hi sinh đó rồi.
    psonkhanh said...
    Tôi có thằng bạn học chết trong cuộc chiến này vào lúc nó tròn 19 tuổi. Tôi thực sự không ngờ Đảng của tôi có thề im lặng như vậy trước kỷ niệm 30 năm ngày hàng chục ngàn người đã ngã xuống. Ngày xưa cha ông ta, dù chấp nhận làm chư hầu dưới TQ nhưng vẫn hiên ngang đánh đuổi chúng khi chúng xâm phạm bờ cõi và vinh danh những người người đã có công trong những cuộc chiến như thế. Nhờ thế lịch sử ngày nay mới còn biết đến những anh hùng dân tộc đánh đuổi giặc phương bắc. Chỉ mới 30 năm mà chính quyền đã tìm cách xóa đi lịch sử thì tiếp tục sẽ thế nào. Tôi nhớ ai đó nói câu nếu anh bắn vào lịch sử bằng súng trường thì lịch sử sẽ bắn lại anh bằng đại bác. Đảng ta sao tồn tại được.
    Khang Duy said...
    HNM là ai nhỉ ? Có phải cũng chính là Change We Need ko?. Bài viết thật đáng làm cho những người có chút tâm cũng phải trăn trở. Người ta bây giờ đi hối lộ... thần thánh, chứ ko phải đi làm tròn chữ đạo. Bởi vì đạo ở đời họ ko màng, nhân nghĩa cũng ko, nên nghĩ rằng hối lộ thần thánh sẽ phò hộ. Kinh khiếp !
    Bút Thép said...
    Tôi hy vọng anh kiễm chứng được tin trên blog Skarlor. Bởi như tôi comment bên đó, Ông NTN là thầy giáo rất đáng kính khi đứng trên bục giảng. Hơn nữa khi là PCT Tp SG, ông là người duy nhất trong ban lãnh đạo Tp có thể gọi là "kẻ sĩ".
    Pink_Heart said...
    79 " cả nước hành quân theo đảng ra chiến trường...". Học sinh sinh viên được phát động đi biểu tình chống TQ.
    Nay đảng có hành quân đâu mà cả nước cứ ồn ào? Nay đảng, đoàn có phát động đâu mà đòi đi biểu tình?
    Chống xâm lược thì lịch sử VN kể bao giờ cho hết? Nên cái gì bảo kể đi kể lại thì kể, bịa ra mà kể. cái gì bảo quên đi, cấm nhắc, thì cứ thế mà làm...
    Tốt hơn hết là đảng dẫn đi đâu ta đi đó, đảng bảo làm gì ta làm đó...!!! Còn đúng sai, tốt xấu, cứ để lịch sử kể công, định tội?
    Du Lam said...
    Người ta nói chung giật "Ấn" bằng mọi giá phía sau hậu trường, chuyện bán mua ấy ai mà không biết có gì phải kiểm tra. Có chăng là cần thi cử minh bạch cả thi công chức, thi lãnh đạo để làm việc, mà như vậy thì thành xã hội phi cộng sản mịa nó rùi.
    Change We need said...
    Kho Chuoi, anh hiểu được cảm xúc của bạn về sự mất mát người thân.
    Bài trên BBC tôi đọc từ mấy năm trước, lúc đó rất xúc động và giật mình về những thân phận bị bỏ quên. Giờ đọc lại vẫn thấy hay và run động. Lần ông Triết qua Mỹ hồi 2007 có nói rằng sẽ trả nghĩa trang này về cho dân sự, tự đó đến nay không có tin gì tiếp. Có ai có tin gì thì cho biết với nhé.
    Su That said...
    hãy nhìn bác Nhân làm gì cho ngành giáo dục?
    tăng học phí...
    tăng quan liêu : bằng chứng là Thầy Khoa tố cáo tiêu cực cuối cùng bị haị đến thân bại danh liệt..còn bọn tham thì vẫn ung dung - điều mà ai cungc thấy nhưng tại sao công an điều tra khó khăn quá vậy?
    rồi thầy Khoa ứng của DHQH thì sao? ai cũng biết nhưng cái nhục cho những sự dối trá là thầy K ko được qua vòng "sơ tuyển"
    con gái thầy Khoa thì đã xém mất học - may nhờ phương tiện truyền thông đại chúng kêu gào dùm cuối cùng cungc được đi học nhưng chắc là các bác ấy "đì" cho bé sói trán...
    tăng thị sát : bác ấy rất hay đi thị sát ở nơi này nơi kia chắc chắn là có quà ...và điều hài hước là bác ấy đi dự giờ các lớp học
    tôi nhớ các đây vài ngày bác change có dẫn link đến 1 entry nói về 1 học sinh và sự chuẩn bị cho dự giờ ...của bác Nhân , có trường DH bác ấy dự lớp giảng bằng tiếng Anh ...
    tăng sô lượng học sinh bỏ học...
    tăng sô người mù chữ...
    trình độ văn hóa trong mỗi người từ cách đi đứng ứng xử xuống cấp trầm trọng....
    potay.com
    Su That said...
    hãy nhìn bác Nhân làm gì cho ngành giáo dục?
    tăng học phí...
    tăng quan liêu : bằng chứng là Thầy Khoa tố cáo tiêu cực cuối cùng bị haị đến thân bại danh liệt..còn bọn tham thì vẫn ung dung - điều mà ai cungc thấy nhưng tại sao công an điều tra khó khăn quá vậy?
    rồi thầy Khoa ứng của DHQH thì sao? ai cũng biết nhưng cái nhục cho những sự dối trá là thầy K ko được qua vòng "sơ tuyển"
    con gái thầy Khoa thì đã xém mất học - may nhờ phương tiện truyền thông đại chúng kêu gào dùm cuối cùng cungc được đi học nhưng chắc là các bác ấy "đì" cho bé sói trán...
    tăng thị sát : bác ấy rất hay đi thị sát ở nơi này nơi kia chắc chắn là có quà ...và điều hài hước là bác ấy đi dự giờ các lớp học
    tôi nhớ các đây vài ngày bác change có dẫn link đến 1 entry nói về 1 học sinh và sự chuẩn bị cho dự giờ ...của bác Nhân , có trường DH bác ấy dự lớp giảng bằng tiếng Anh ...
    tăng sô lượng học sinh bỏ học...
    tăng sô người mù chữ...
    trình độ văn hóa trong mỗi người từ cách đi đứng ứng xử xuống cấp trầm trọng....
    potay.com
    Skarlor said...
    Không biết ai viết cái bài báo này mà đọc câu cuối nghe không hiểu gì hết: "Trời sắp sáng nhưng tôi lại cảm thấy điều gì đó đang đè nặng, trăn trở mãi".
    Thường thì khi người ta trăn trở thì phải trăn trở về một cái gì đó chứ, sao lại "trăn trở mãi" rồi lại chấm câu (!?)
    Tôi nghĩ tác giả bài viết đã kết thế này: "Trời sắp sáng nhưng tôi lại cảm thấy điều gì đó đang đè nặng, trăn trở mãi về câu nói của người xưa: DÂN SÍNH LỄ LÀ ĐIỀM SUY XÃ TẮC, DÂN NGỘ ĐẠO LÀ ĐIỆM THỊNH QUỐC GIA." Kết như vậy mới xứng với những dẫn dắt ở trên của tác giả. Có lẽ HMN đã không đủ dũng khí để giữ lại câu cuối cùng này.
    Kho Chuoi said...
    Thực là khéo dẫn dắt, cám ơn Skalor đã cho sống lại đoạn kết này: DÂN SÍNH LỄ LÀ ĐIỀM SUY XÃ TẮC, DÂN NGỘ ĐẠO LÀ ĐIỆM THỊNH QUỐC GIA.
    Năm 1979, tôi vẫn nhớ cảm giác đau xót khi luống cải xanh um chị em tôi tăng gia được phải phá đi để ba tôi đào hầm. Giặc Tàu sắp tràn vào tới đây rồi, phải đào hầm trú ẩn.
    Tôi nhớ lớp tôi năm ấy thêm nhiều bạn mới, sơ tán từ Cẩm phả, Quảng ninh, Nghĩa lộ, Lào cai, Yên bái …về. Mỗi giờ ra chơi, chúng tôi lại túm tụm sợ sệt nghe các bạn thì thầm kể những câu chuyện rùng rợn về cảnh giặc tàu tàn sát dã man dân lành ở dải biên giới phía Bắc. Giờ tôi vẫn còn hình dung ra sự ớn lạnh khi nghe những câu chuyện ấy, cứ như các bóng ma từ âm phủ hiện về đang lởn vởn quanh chúng tôi. Đêm đến, giặc tàu rùng rùng như một đàn sâu bọ, tràn vào làng, giết không từ một ai, bất kể là đàn ông, đàn bà, người già trẻ nhỏ.
    Rất nhanh sau đó là cảm giác tang tóc ùa đến nơi tôi sống, nhiều giấy báo tử gửi về, Anh Kỳ, anh Hoài, các anh phụ trách đội của chúng tôi đã hi sinh ở Biên giới phía Bắc. Anh Kỳ mới lấy vợ được ba ngày thì nhập ngũ theo lệnh tổng động viên, rồi lên biên giới phía Băc và vĩnh viễn ở lại đó, chị Dung xinh đẹp góa chồng ở tuổi 20. Chúng tôi khóc, chúng tôi căm hận.
    Ngày ấy, loa truyền thanh ở phường và đi cả thành phố, đều nghe nhạc hiệu của bản tin chiến sự và các chương trình phát thanh quân đội phát bài: “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên:
    Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới.
    Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.
    Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương.
    Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương.
    Đất nước của ngàn chiến công vẫn sục sôi khí thế hào hùng.
    Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca.
    Việt Nam, ôi nước Việt yêu thương.
    Lịch sử đã trao cho Người một sứ mạng thiêng liêng.
    Mang trên mình còn lắm vết thương,
    Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.
    Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người : Độc lập, Tự do !
    Và ai đã qua thời đó, hẳn không thể nào quên bài hát Ý chí Diên hồng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước:
    Cả nước hành quân theo Đảng ra chiến trường.
    Vì nước vì dân ta lên đường đi chiến đấu.
    Đèo cao đá Chi Lăng, vực sâu nước Bạch Đằng đang chờ quân giặc ở ngàn phương. Mỗi nhà là một pháo đài.
    Mỗi làng là một chiến khu.
    Năm mươi triệu dân cùng chung ý chí.
    Quyết đánh quân bành trướng.
    Quét hết lũ ngoại xâm.
    Thắng quân thù ta sướng vui ngàn năm.
    Ý chí Diên Hồng ý chí Việt Nam.
    Giờ đây, chúng ta thì nhớ, còn Đảng thì quên. Những anh Kỳ, anh Hoài vĩnh viễn không về là có thật, nhưng ý chí của trên tám mươi triệu dân thì không còn. Đảng ơi, còn hay không Ý chí Diên hồng?
    Ngày 17 tháng 2 - Bao nghĩa trang dọc theo Biên giới - Biết có ai về hương khói không?
    Ngày 30/4 cũng sắp đến, tôi nhớ lại bài viết của tác giả Nguyễn Minh Đoài đăng trên BBC tháng 7 năm 2006 nhan đề “chút tâm linh gửi người đang sống”
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/07/060725_nghiatrangthuduc.shtml
    Các bạn vào đường link trên mà trải nghiệm cùng con dân đất Việt nhé.
    Vietnam Third Republic said...
    Please visit here to read and download the Declaration of the Establishement of the Third Republic of Vietnam, and the Constitution of the Third Republic of Vietnam: http://vietnamthirdrepublic.blogspot.com/ Thanks, and please circulate them around.
    Piano Player said...
    Mời các bạn vào đây download bài này về đọc, bằng Việt ngữ:
    http://www.megaupload.com/?d=MQRIK4GT
    Đây là hai bài Tuyên ngôn và dự thảo Hiến Pháp mới của Việt Nam.
    [deleted] said...
    Mỗi câu chữ là lời nhắn nhủ, mỗi bức hình mang ý nghĩa yêu thương, mỗi giai điệu là sợi tơ tình kết nối. Đây chính là món quà ý nghĩa nhất mà bạn muốn gửi tới “ Người đặc biệt” or “ Bạn bè – Người thân” nhân dịp mùng 8 – 3 ( Ngày tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp và đức hi sinh cao quý của các bà, các mẹ, các chị và các em). Với người phụ nữ, không có món quà nào có ý nghĩa hơn tình cảm bạn dành cho họ. Còn chần chừ gì nữa, hãy bày tỏ tình cảm của mình ngay hôm nay
    quangtrung_x said...
    Tôi được sinh ra và lớn lên ở vùng cực bắc của Tổ quốc, Tôi lúc đó còn nhỏ nhưng đủ cảm nhận những gì đang diễn ra năm 1979 đó. Cha tôi đã cùng mẹ tôi và khu tập thể dùng súng chiến đấu cùng dân quân chống lại bọn bành trướng TQ. Cha tôi kể lại : bọn TQ quá thâm, sử dụng xe tăng, vũ khí có treo cờ Việt Nam để đánh giả sau đó chúng bắn vào dân ta. chúng đánh vào thị xã, giết bao nhiêu người vô kể. Cha tôi còn nhìn rõ quân TQ,"cái mặt TQ, và mắt 1 mí" dễ thấy lắm. Cha tôi cùng dân quân bắn lại chúng liên tục đến nỗi đỏ hết nòng súng mà quân TQ đông quá vẫn tràn xuống! cả khu tập thể chết rất nhiều và nhiều người phải bỏ chạy, trong đó có gia đình tôi. Cha mẹ tôi đã phải rang gạo và cho vào túi vải thế là dắt tôi cùng chạy về tận Hà Nội, và tôi đã bị ốm vì ngủ ngoài trời lâu ngày và phát bệnh đến giờ tôi vẫn còn mang hậu quả. Sau này bộ đội đã giải phóng được quê nhà, thì gia đình tôi đã quay trở về nhà mình thì ôi thôi, tất cả chỉ là hoang tàn, khu tập thể ko còn nữa, cái giếng tập thể đầy xác chết, đường xá bị cày xới lên. Cha mẹ tôi đã phải dựng tạm nhà cửa trên khu đất nhà nước cấp hồi đấy lên và nuôi tôi lớn lên từng ngày cùng với niềm căm hờn TQ.
    Khi tôi về Đại Học ngòi trên ghế nhà trường thì thầy giáo tôi cũng là 1 chú bộ đội xuất ngũ làm giáo viên, thầy đã kể về cuộc chống giặc xâm lược(TQ) thầy nói: thầy ko sợ bọn Tây, mà sợ TQ vò bọn nó lấy thịt đè người, bắn súng vào chúng nó ko là gì cả, chết lớp trước thì lớp sau tràn tới, đến bây giờ thầy vẫn còn sợ. Lính TQ bị thày bắn chết ko biết bao là kể nhưng thầy vẫn phải bỏ chạy. Khi được tiếp tế là phản công thì lúc đó TQ mới chịu thua(rút về thì đúng hơn). Thầy bảo địa hình của TQ cao hơn VN nên lính TQ có lợi thế và bắn hỏa lực về phía ta dễ hơn. Nhưng với lòng căm thù bộ đội và nhân dân ta đã chiến thắng trên sân nhà. Thầy nói: lính TQ toàn là những thằng bị đi tù ra và súng ống TQ là thứ vũ khí mà TQ muốn thải đi, nên TQ thúc quân đánh VN ko thương tiếc và bẩn thỉu!
    Và bài hát lúc đó đã in đậm vào tâm hồn trẻ thơ của tôi đó là
    Bài hát: “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên:
    Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới.
    Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.
    Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương.
    Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương.
    Đất nước của ngàn chiến công vẫn sục sôi khí thế hào hùng.
    Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca.
    Việt Nam, ôi nước Việt yêu thương.
    Lịch sử đã trao cho Người một sứ mạng thiêng liêng.
    Mang trên mình còn lắm vết thương,
    Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.
    Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người : Độc lập, Tự do !

Post a Comment



Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ