Vào chủ nhật vừa rồi, Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã đưa trở lại trang 15 & 16 trên mục epaper của TBKTSG số 7-2009 (trang 16 có tin Mai Linh lời giả lỗ thật). Đây là việc rất đáng hoan nghênh.

Đến chiều hôm qua thì tạp chí này lại đăng một bản tin online (nằm đầu tiên trên trang home) với nội dung mà tôi trích nguyên dưới đây, khẳng định là trang 15 & 16 nói trên chưa bao giờ bị gỡ xuống. Tôi thực sự không hiểu vì sao TBKTSG lại chọn cách này, cả chục ngàn người đã chứng kiến khi vào epaper của số 7-2009 và thấy rõ ràng lật từ trang 14 nhảy ngay qua 17. Thật tình là tôi không mấy khi đọc tạp chí này, chỉ nghe vài người bạn nói nó hay , nhưng tôi không chuyên về kinh tế nên không quan tâm lắm. Cái vụ tin Mai Linh bị gỡ xuống vừa rồi tôi biết đươc là do 3 bloggers gửi tin cho tôi biết và nhờ tôi lên tiếng, tôi vào xem và thấy rõ như thế. Sau khi tôi đưa tin thì cũng rất nhiều bạn gửi message vào chia sẻ và xác nhận cũng thấy rõ như thế.

Tôi nghĩ TBKTSG chọn cách chối một cách không vững vàng như thế thì càng làm người đọc mất niềm tin. Tôi vốn vẫn có cảm tình với tạp chí này thông qua những đánh giá của bạn bè. Tôi vừa gọi một người bạn trong số này, nói về câu chuyện này thì họ bảo "xin lỗi, tao cũng đâu biết được hôm nay nó thế. Nhưng mà cũng phải thông cảm, lỡ đâu Mai Linh nó mạnh quá, nó dùng sức ép từ trên xuống thì sao đỡ nổi".

Những bạn nào đã đọc, đã thấy cái vụ này, xin lên tiếng trên comment giùm nhé.

Trích bản tin Thứ Hai, 16/2/2009, 15:59 (GMT+7) trên TBKTSG Online:

(TBKTSG Online) – Vừa qua, một bạn đọc có gửi e mail cho tòa soạn nêu thắc mắc vì sao tin “Mai Linh: lời giả lỗ thật” được đăng trên báo in TBKTSG (số 7-2009, ra ngày 5-2-2009) nhưng bị cắt mất trên mục E-paper ở báo mạng TBKTSG Online? Thắc mắc này có sự nhầm lẫn nhưng lại lan truyền trong một số diễn đàn trên internet nên TBKTSG Online xin nói như sau:

Các tin, bài của báo in Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 7-2009, ra ngày 5-2-2009, vẫn được đăng tải đầy đủ trên mục E-paper của báo mạng Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online. Cụ thể, bản tin “Mai Linh: lời giả lỗ thật” mà độc giả phản ánh có ở đường link sau: http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG/So7-2009(947)/22764/ .

Vì đây là bản tin (news) nên khi nhập lên E-paper, tòa soạn không nhập tít tựa (title) của từng tin, mà gọi chung là “Tin chứng khoán”. Bạn đọc muốn xem thông tin này thì vào mục lục chọn: “tin chứng khoán” trong mục “Một vòng chứng khoán”.

Trong E-paper chỉ có những bài viết (articles) mới có tên trong mục lục, tương tự như mục lục của tờ báo in.

Tòa soạn xin thông tin để bạn đọc nắm rõ.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

13 Comments:

  1. Khang Duy said...
    Tôi cũng là người được xem bài này trên báo giấy ngay ngày đăng tin, và cũng tìm thấy bài viết trên link vào lúc đó. Vừa định gửi cho bạn bè cùng xem thì ngay sau đó vào link thì trang 15 & 16 đã biến mất một cách bất ngờ vì trang báo ko hề báo lỗi.
    Thực sự lúc đó tôi rất tức giận, không chỉ vì sự "bịt miệng", mà còn sự thô thiển khi bỗng dưng trên e-payper bị cắt đúng 2 trang 15-16. Lưu ý là cách đưa bài báo lên e-paper của TBKTSG online là dùng y nguyên format của báo giấy theo từng trang, nên cách giải thích của TBKTSG online tôi cho là không thật.
    Tuy nhiên, cuộc đời mà, cuộc sống ngày hôm nay của chúng ta có biết bao điều không thật xung quanh, nhưng sự quan ngại của nhà báo khi gỡ tin này thì rõ ràng đã có bàn tay chỉ đạo phía sau.
    Mai Linh là đơn vị được xem là đi đầu, với nhiều cách show-off khệnh khạng, nhưng tồi tệ là làm báo cáo giả nhưng ko ai dám khui, mà khui ra thì cũng bị ốp lại, bình chân như vại ? Hay vì chân rết quá nhiều mà cần phải hy sinh, chỉ tiếc là lần này hy sinh cả danh dự của 1 tờ báo vốn được đánh giá rất cao hiện nay.
    Đúng là đồng tiền và thế lực đã chi phốicuộc sống xung quanh ta, đúng với câu trong bài hát "Đảng đã cho ta một mùa xuân bao ước vọng...". Cho nên ước vọng mãi mãi chỉ là ước vong mà thôi !
    Gõ Kiến said...
    Nửa ổ bánh mì thì vẫn là bánh mì. Nhưng nửa sự thật thì không thể là sự thật được. Chuyện 2 trang có bài về Mai Linh trên e-paper của TBKTSG tự dưng biến mất sau khi đã đăng lên tôi cho không phải là lỗi ngẫu nhiên. Đặc biệt trong tình hình đang dầu sôi lửa bỏng thế này, sự sống và cái chết của các doanh nghiệp đang đếm từng giờ từng phút thì một tin đưa lên cũng phải được xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, đưa lên rồi lại “xóa” đi hoặc … gì khác thì thật khó chịu nhưng lại rất dễ hiểu.
    minhthep KingStar said...
    mới nghe được tin này, vậy là trong thòi gian tới trên thị trường chứng khóan sắp có 1 công ty bị đóng cửa. (Chắc đây lại là chuyện đấu đá nhau của các cụ ở TW)
    Yazid said...
    Dù sao TBKTSG cũng đã sửa sai được 1/2, chúng ta hoan nghênh chuyện đó.Còn 1/2 còn lại thì thôi đi ,có sao đâu,cả XH mà.
    Dongsongxanh said...
    xác nhận thông tin trên là đúng ngay từ khi đọc entry trước của anh và tôi đã vào kiểm tra ngày hôm đó. Chuyện đưa lên rồi lại gỡ xuống đã trở thành một hiện tượng bình thường tới mức nhàm chán của làng báo VN ngày nay.
    sme said...
    họ đã in trên báo giấy rồi thì việc gì phải dấu trên báo mạng????
    xem thêm cái này để có thông tin nhiều chiều
    http://blogs.thesaigontimes.vn/vanphu/archive/2009/02/17/130.aspx
    đừng để bị dắt mũi bởi bất kỳ ai
    psonkhanh said...
    Cái vụ này bao nhiêu người chứng kiến, thời báo KTSG chống chế kiểu này chẳng ai mà tin. Điều tôi thấy lý thú là báo "lề trái" bây giờ bắt đầu lấn báo "lề phải", buộc báo lề phải phải trả lại sự thật, không còn một mình một chợ xem thường độc giả nữa. Cảm ơn Change.
    Gõ Kiến said...
    Tôi lại nghĩ hơi khác. Một thực tế là TBKTSG có một lượng độc giả riêng và không phải nhóm bình dân. Nhiều người đọc báo giấy thì không đọc báo mạng. Nhiều người chỉ đọc báo mạng lại không thèm mua báo giấy. Mà báo mạng thì tốc độ lan truyền là khủng khiếp một khi có tin nóng. Bài đã đăng, tự dựng mất tích (đúng lúc ghê), rồi lại tái xuất (cũng đúng lúc ghê). Chuyện đã đăng tin rồi sau đó bị gỡ xuống hay đã in bán rồi cũng thu hồi xảy ra không dưới đôi ba lần trong thời gian qua, cũng rơi vào toàn những chuyện nhạy cảm. Dù là lỗi phải gì thì độc giả cũng có quyền lên tiếng. Tất nhiên chủ báo thì lúc nào cũng tìm lời giải thích sao cho cái lỗi đã mắc trở nên nhẹ nhất (chứ sao dám đưa thân ra chịu đòn uy tín). Tin hay không là ở bạn đọc. Tuy nhiên, các cụ đã có câu đánh kẻ chạy đi chứ ai nỡ đánh người chạy lại. Các độc giả của TBKTSG cũng rèn chút kiên nhẫn cho tờ báo cơ hội củng cố uy tín trong thời gian tới hé.
    Change We need said...
    sme, cảm ơn em đã cho anh biết cái tin của anh Vạn Phú, không thì anh cũng chẳng biết nó có để mà trao đổi. Nhưng đọc xong anh thấy không cần trao đổi nữa vì anh ấy chẳng đáng mặt anh hào để trao đổi. Anh tôn trọng những quan điểm riêng của anh ấy, và kể cả những học thuật mà anh ấy dùng. Nhưng tới cái đoạn cuối thì anh chẳng thể coi trọng được. Anh ấy đã bóp méo sự thật trong khi chứng cứ vẫn còn nguyên đó: "Đáng buồn thay khi có một blogger khác chịu khó vào xem và cho biết trang tin đó vẫn có, chủ blog vẫn tiếp tục hồ đồ: “Ít ra họ cũng phải biết sợ dư luận và biết lo cho uy tín của mình chứ”!!! Em có thể vào xem lại enrty Các nhà báo hãy cố lên (http://blog.360.yahoo.com/blog-3nSnXHoyc6MG6rBbPObhArrRuSj7PxNtyxUSwMmDRQ--?cq=1&p=465), bạn Đen viết comment là: "Bữa nay trang mất đó đã xuất hiện lại rồi anh", nên anh mới trả lời Đen là: "Cảm ơn bạn Đen đã báo tin nhé, ít ra họ cũng phải biết sợ dư luận và biết lo cho uy tín của mình chứ.". Ấy vậy mà anh Phú lại xào thành cái câu trên. Thật chẳng đáng mặt anh hào.
    psonkhanh said...
    TBKTSG đúng là vụn chèo khéo chống. Tin trên mạng lan truyền nhanh, tin trên báo in thì gần như chết cứng. Số lượng ấn bản của thời báo KTSG cũng không nhiều. Tôi có người bạn làm cho tạp chí này, cũng thuộc hàng có chức sắc, tôi gọi hỏi chuyện này thì nó bảo chuyện tế nhị, gặp nói sau. Nghe giọng cũng đoán được sự thật là thế nào rồi, nếu không có mắc mứu thì nó đã lên giọng chửi tôi sao bờm (tôi và nó vẫn hay chửi nhau như vậy) thế rồi.
    To: sme, bạn trích phần phản bác của Nguyễn Vạn Phú, một thư ký tòa soạn của TBKTSG thì đâu thể nói là khách quan. Tôi thì không khẳng định là đây là bị ảnh hưởng bởi đồng tiền, nhưng có 1 thông tin tôi có thể khẳng định là Mai Linh tuần rồi chạy rất kinh, bung tiền rất sộp để giải quyết cái vụ tin này trên TBKTSG sau khi được báo in ra lò. Nhưng cuối cùng cái tin đó cũng xì ra ở nhiều nguồn khác nhau, mà tôi tin chắc là cộng đồng mạng đã có công lớn.
    Change We need said...
    Chũi, cảm ơn em đã có ý kiến khách quan. Thật ra việc em nói về thế lực của Mai Linh anh biết hết, anh còn biết cả ông Hồ Huy - chủ của Mai Linh đã chỉ đạo sẵn sàng tốn bao nhiêu tiền cũng được để dập tắt cái tin trên mạng của TBKTSG tuần trước lan tỏa. Anh khẳng định việc này do tiền bạc chi phối là anh đã biết rõ sự việc, và đó là kiểu con sâu làm rầu nồi canh, làm ảnh hưởng đến uy tín của một tạp chí lớn. Anh cũng biết cả việc chị Hải Lý - tác giả bản tin về Mai Linh bị sức ép như thế nào và đã mâu thuẫn với một lãnh đạo của mình như thế nào khi mẫu tin đó bị gỡ khỏi mạng. Nhưng cho dù là do cá nhân nhưng tờ báo vẫn phải chịu trách nhiệm nên anh mới đặt dấu hỏi "sao thế TBKTSG?". Anh cũng xuất phát từ suy nghĩ rằng tin tức anh đưa lên sẽ giúp những người đàng hoàng trong tờ báo "áp đảo" những kẻ xấu. Và anh tin điều tốt đã đã xảy ra. Em đọc kỹ thì sẽ nhận rõ rằng anh hoàn toàn không cố tình nói xấu TBKTSG ma anh lo lắng cho 1 uy tín được gầy dựng hàng chục năm của bao nhiêu con người, cho hàng trăm ngàn độc giả, bị hủy hoại bởi một số kẻ xấu vì tiền.
    Anh cũng hiểu rằng Hồ Huy dựa vào thế lực quan chức, trong đó có nhiều vị tướng để làm ăn như thế nào. Nhưng dù thế cũng chẳng giúp được Mai Linh vững mạnh, bao nhiêu tiền làm ra nuôi quan chức hết. Giờ thì quan chức cũng chẳng giúp được gì, ông Hồ Huy chỉ còn biết dựa vào thánh thần nên dạo này ông ấy chịu khó cúng bái lắm, hy vọng sẽ có thế lực siêu nhiên che chở trợ giúp. Mai Linh đang bỏ ra 1 số tiền lớn đúc tượng Lạc Long Quân để kịp đưa lên đền Hùng vào dịp giỗ tổ này. Hy vọng ông ấy có tâm đạo, làm việc này với lòng thành kính chứ không phải là hối lộ thánh thần.
    Chũi Mụp ® said...
    Chũi thấy cách đề cập của anh từ đầu là có vấn đề: "nhưng lại chẳng liên quan gì đến chính trị, mà dễ thấy rằng nó bị đồng tiền chi phối quá dễ dàng", đây là cách nói gây sốc với báo KTSG, có thể do anh ko đọc nhiều báo này để biết được đây là báo có những nỗ lực đáng ghi nhận nhất trong chuyện chống tham nhũng và minh bạch hóa thị trường. Trong bối cảnh họ thật sự nỗ lực, cách đề cập của anh vô tình phủ nhận công sức của họ.
    Có lẽ anh cũng biết, chuyện "đăng hay không đăng" ở VN có nhiều lý do, vấn đề ko chỉ là tiền, mà còn là vấn đề quyền lực và quan hệ, tức là "chính trị", cái mà anh đã phủ định từ đầu, và vì anh đã phủ định lý do "chính trị", Chũi mạn phép suy rằng anh không biết cái gốc "chính trị" và "quân đội" đặc sệt của Mai Linh. Khi mà ngay từ đầu anh đã khẳng định "đồng tiền chi phối", thưa anh, là võ đóan, dù cái võ đóan ấy có chính xác hay không.
    Thưa anh, có nhiều lý do khiến người ta phải "câm", do có nhiều hậu quả từ việc "nói" rất khó lường. Nếu thư ký, biên tập hoặc phóng viên báo KTSG bị xâm hại, đó sẽ là điều đáng tiếc với ngành báo hơn là việc một tin đã đăng chính thức (trên báo giấy) lại không thấy xuất hiện ở E-Paper.
    Chũi ko giấu diếm thiện cảm của mình dành cho KTSG, vì Chũi cộng tác với họ, nên anh có thể nghĩ Chũi "bênh" tờ báo. Nhưng Chũi nghĩ, và cũng mạn phép đề nghị anh đọc báo KTSG, và đọc những tờ báo trong nước khác để từ đó biết đc rõ hơn về môi trường báo chí VN và những gì báo KTSG, một tuần báo xuất bản trong nước, đã làm được trong bối cảnh ấy.
    Chũi đã cạn ý. Dù sao, cảm ơn anh.
    Vit troi said...
    Hôm nay, em có thời gian xem lại Blog của anh. Lần trước em không chú tâm lắm, vì em nghĩ tin về Mai Linh, đã được UBCK thông báo và Vietstock lẫn CafeF đều đưa, nhiều trang điện tử khác cũng lấy về; và đọc báo giấy của TBKTSG em vẫn nghĩ "tin cũ". Nói về chuyện gỡ tin, hay một trang báo trên mạng xuống thực sự khi gỡ người ra quyết định gỡ cũng như người thực hiện gỡ rất "đau đầu" khi đối diện với độc giả. Đối với tin về doanh nghiệp thì chỉ gỡ khi không thể "xử lý" được ( mà cũng ít khi gỡ lắm, thường là thay code cho nó lùi về quá khứ- tin không quan trọng, hoặc nó dời đô qua nơi khác - như TBKTSG đã làm). Theo em nghĩ, Một tờ báo tìm được vị thế trong lòng độc giả thì họ chí ít cũng đã lấy độc giả làm trên hết. Việc TBKTSG gỡ xuống rồi đưa lên lại, em nghĩ họ cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề.

Post a Comment



Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ