CHÀO 2009

2008 đã khép lại. Mậu Tý cũng sắp kết thúc. Hơn 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam chấp nhận kinh tế thị trường, chúng ta chưa bao giờ bước vào năm mới với một không khí ảm đạm như 2009 này. Cách đây đúng 11 năm, 1998 cũng khởi đầu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Đông Á nặng nề nhưng trong nước vẫn giữ được một tinh thần lạc quan để vượt qua khó khăn. Còn bây giờ sự bi quan bao trùm mọi sinh hoạt của xã hội. Nhưng đa phần người dân đều chưa biết rằng một cơn bão lớn đang chuẩn bị ập tới. Sự tuyên truyền trấn an của chính phủ làm cho chúng ta nghĩ đây chỉ là những khó khăn trước mắt và chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Do vậy rất ít người có được một kế hoạch tránh bão an toàn.

Bão bao giờ cũng khốc liệt nhất với những ai bị bất ngờ với nó. Mọi người cần tìm nơi trú ẩn bảo toàn lực lượng, không phải là lúc ra khơi đánh bắt. Chỉ những con thuyền nào sớm nhận biết từ mấy năm trước là sẽ có bão thì mới vạch được những hải trình phù hợp để tiếp tục đi tới mà vẫn tránh được bão. Nhưng những con thuyền nào được cầm lái bởi những kẻ liều lĩnh, ăn may và dựa dẫm, tưởng mình là những thuyền trưởng tài ba thì sẽ bị cơn bão này nhấn chìm, cuốn phăng. Kỷ Sửu 2009 sẽ là năm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tồi tệ này. Nó đã khởi động từ đầu năm 2008 và sẽ chỉ kết thúc vào cuối năm 2010. Người ta sẽ có dịp để thấy hậu quả của việc làm trái các qui luật tự nhiên tai hại đến thế nào, không chỉ là qui luật kinh tế mà cả qui luật nhân quả.

Và có lẽ cũng không mấy ai, kể cả chính quyền ngờ rằng cơn bão này có thể lớn thành sóng thần, và nếu vậy, sẽ gây nên một cơn địa chấn về kinh tế, xã hội, chính trị lớn nhất trong vòng 33 năm qua. Chính vì thế mà chính phủ đang liều lĩnh và cầu may trong việc hoạch định và kéo người dân vào thực thi những chính sách vượt khó như hiện nay. Khả năng thành công của chúng rất thấp nhưng hậu quả của sự thất bại có thể dẫn đến sự giẫm đạp hỗn loạn lên nhau nhằm thoát thân khi xảy ra địa chấn. Việt Nam ta đang ở trong giai đoạn nhận lấy hậu quả của những việc trái qui luật không thể tránh khỏi. Một giải pháp đúng đắn là phải sửa sai ngay từ gốc để giảm bớt số lượng những “quả đắng” và sinh dần ra những “trái ngọt”. Những gì chính phủ đang làm là bọc đường, nhúng mật cho những quả đắng và làm cho chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Mật ngọt lắm ruồi, đến khi hết đường hết mật thì sẽ trơ ra những quả đắng. Khi ấy là lúc chính quyền sẽ mất khả năng kiểm soát quyền lực tập trung vì không còn đường và mật để ban phát. Vì phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực nên chính quyền nuôi hy vọng kinh tế thế giới sẽ sớm phục hồi để có thêm đường thêm mật. Nhưng điều ấy sẽ không thể sớm hơn 2010. Bước vào 2010 niềm tin của người dân Việt Nam sẽ không còn gì có thể cứu vãn do rất nhiều người ngậm quả đắng vì tưởng là trái ngọt. Một môi trường như vậy ắt sẽ dẫn đến những biến cố chính trị to lớn.

Những thời điểm như thế chính là thời cơ cho những thay đổi căn bản mang tính lịch sử. Các vấn đề thâm căn của Việt Nam mà biểu hiện cuối cùng của nó là cuộc khủng khoảng hiện nay chỉ có thể giải quyết tận gốc bằng cách thay đổi toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội. Chữa trị những triệu chứng bên ngoài như lâu nay rất tốn kém mà không hiệu quả, qui luật tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi tất yếu hợp lý. Nhưng những thời điểm như vậy cũng là cơ hội cho những kẻ cơ hội tiếp tay cho ngoại bang chà đạp quyền lợi dân tộc.

Vận nước sẽ thay đổi tốt hay không phụ thuộc vào việc hình thành một lực lượng chính trị mới mang tính dân tộc và dân chủ, thực tâm đặt quyền lợi của đất nước và đa số dân chúng lên trên hết. Những ai có lòng vì vận mệnh đất nước phải kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, nhưng cũng hãy giữ sự sốt ruột để duy trì nhiệt huyết.

Xin chúc mọi người dân có đủ sức khỏe và sự tỉnh táo để vượt qua giai đoạn khó khăn đỉnh điểm sắp tới. Và hãy giữ niềm tin, đặt nó đúng chỗ để chào đón một vận hội mới của Việt Nam.

Chào năm mới 2009.

Trần Đông Chấn

Mùa đông, ngày đầu tiên 2009

Tải file pdf và prc tại đây

Cuộc đấu đá giữa anh 3 Dũng và anh 4 Sang đã đến hồi quyết liệt nhất, nó căng thẳng đến mức mà nhiều người tin rằng sẽ là một mất một còn chứ không thể dừng lại ở mức thỏa hiệp thường thấy giữa các phe cánh trong Đảng trước đây.

Bây giờ anh 4 kiên quyết chặn tất cả những gì anh 3 làm bất chấp là nó đúng hay sai, tốt hay xấu. Ví dụ như quyết định dùng 1 tỷ USD kích cầu bằng cách bù lãi suất đã bị Ủy ban Thường vụ Quốc Hội yêu cầu dừng lại vì chưa dùng đến ngân sách mà không có phê chuẩn của Quốc Hội. Cái này thì tốt, ủng hộ anh 4 vì ai cũng biết rằng kích cầu như thế chẳng qua để cứu các đại gia đang nợ ngân hàng bi đát. Nhưng cái đề xuất của anh 3 về việc tạm dừng hay hoãn nộp thuế TNCN bị anh 4 cản thì là chuyện xấu. Chẳng biết anh 3 có thực sự nghĩ cho dân không khi đề nghị hoãn, dừng thi hành luật thuế TNCN, nhiều người bảo rằng nếu có thì tại sao không đề nghị từ sớm khi có rất nhiều người lên tiếng cảnh báo và kêu gọi điều này mà để tới giờ chót, nhưng rõ ràng là cái này rất cần thiết để dân đỡ khổ. UBTVQH đã từ chối đề nghị này của Chính phủ vì viện dẫn đủ thứ điều luật, phải chi cái gì họ cũng tôn trọng luật pháp như thế thì dân đỡ khổ biết mấy.

Giới am hiểu chính trường nhận định rằng anh 4 làm thế là đúng vì nếu để anh 3 dùng tiền kích cầu xài cho đại gia thì tình trạng bong bóng ngân hàng và tỷ giá có thể kéo dài thêm được 3 đến 4 tháng nữa; nếu để anh 3 lấy điểm với dân về việc dừng, hoãn đóng thuế TNCN thì tình hình sẽ lay lất thêm được vài tháng nữa. Trong khi đó hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ thì chậm nhất tháng 2.2009 phải tổ chức, không thể chậm hơn. Anh 4 muốn mọi người nhìn thấy cái sự bi đát thật sự của hiện trạng kinh tế xã hội. Một thân cận của anh 4 nói vui rằng “để nước cạn thì biết thằng nào mặc quần, thằng nào không”. Hôm qua nếu xem TV mọi người sẽ thấy anh 4 đến Tổng Công ty SCIC chỉ đạo, nghe bảo rằng anh 4 răn đe ghê lắm, lực lượng này phải nằm im. Anh 3 đang hết sức tức giận nhưng chưa có cách nào để phản công, nhưng anh 3 vốn nổi tiếng là táo bạo và liều lĩnh nên chưa biết được giờ chót sẽ tung ra chiêu gì bất ngờ hay không.

Còn các đại gia bây giờ cũng không còn đủ sức để bung tiền ra khi cần thiết theo lệnh của quan thầy như trước đây nữa, các đường kinh tài đã bị bịt. Trong tuần tới sẽ phải có quyết định về ngày tổ chức hội nghị Trung ương, khi đó sẽ biết được cán cân đấu đá sẽ nghiêng về bên nào.

BÓNG ĐÁ VÀ KHÁT VỌNG

Chắc sẽ còn lâu nữa chúng ta mới hết được cảm giác ngây ngất với chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam trước đối thủ Thái Lan hôm nay. Chức vô địch Đông Nam Á thuộc về Việt Nam sau 50 năm sống trong hy vọng và chờ đợi. Không được ra tận sân Mỹ Đình, nhưng không vì thế mà màn ảnh nhỏ không cho tôi được những giây phút nín lặng khi bị tấn công, thổn thức khi bị dẫn trước, hồi hộp nhìn đồng hồ trôi đến phút 90. Rồi chợt nổ tung vỡ òa vì vui sướng. Bóng đá mang đến thật nhiều cảm xúc, từ niềm vui của từng con người đến niềm tự hào cho cả dân tộc. Và cả những suy nghĩ nặng trĩu…

Chen giữa dòng người ùn ùn ra phố reo mừng, tôi tự hỏi: làm sao để sự thắng lợi, niềm tự hào dân tộc không chỉ là những giây phút và âm vang từ sân cỏ; làm sao vị thế của Việt Nam trên toàn cầu sẽ được khẳng định để thỏa lòng khao khát của con Hồng cháu Lạc trên khắp năm châu. Nhìn bao nhiêu con người ra đường bất chấp mưa gió và thời tiết lạnh giá mới thấy rõ sự khát khao muốn khẳng định giá trị Việt Nam trên trường quốc tế của người dân, nhất là giới trẻ mãnh liệt đến thế nào. Hai tiếng Việt Nam đồng thanh vang lên bất chấp mọi khác biệt.

Sức mạnh dân tộc đang ẩn chứa trong những khát khao cháy bỏng như thế.

Trong bóng đá, niềm khát khao ấy được tự do thể hiện và bày tỏ, được phép phê bình chỉ trích mà chẳng ai bị bắt tội. Mọi người đều được quyền nói lên quan điểm của mình vì niềm khát khao đó. Dù cũng có những lời lẽ quá đà nhưng đó chẳng qua là sự nôn nóng mong muốn kết quả tốt đẹp mà khi hiểu ra người ta sẵn sàng xin lỗi. Nền bóng đá nước ta còn rất nhiều vấn đề nhưng nơi đó lại có sự dân chủ nhất trong các hoạt động mang tính công chúng ở Việt Nam, và có lẽ vì thế mà nó đạt được sự khẳng định quốc tế sớm nhất.

Nhưng bóng đá chỉ là một trò chơi. Cho dù chúng ta sẽ tiếp tục có vài chức vô địch nữa thì vị thế Việt Nam cũng chẳng cải thiện là bao nếu mọi người không có quyền bảy tỏ ý kiến và thể hiện khát khao của mình một cách tự do, có quyền phê bình những người cầm lái đất nước mà không phải sợ hãi. Chắc gì ông Calisto hôm nay có thể đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam nếu như không có những chỉ trích bằng đủ thứ lời lẽ khác nhau. Chúng có thể làm ông phiền lòng nhưng chúng cũng giữ cho ông một nhiệt huyết và lòng quyết tâm khẳng định mình đúng. Những nhà cầm quân có bản lĩnh không sợ những điều chỉ trích từ công chúng, đó là những áp lực cần thiết để tăng thêm sức mạnh và sự sáng suốt cho họ. Sức mạnh kinh tế, chính trị và cả sức mạnh bảo vệ tổ quốc chỉ có được khi dân chúng có sự khát khao và tự do bày tỏ về những điều đó.

Tự do là quyền tự nhiên của mọi người, nhưng nó không tự nhiên mà có.

Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam và cảm ơn các cầu thủ. Các bạn đã mang đến cho mọi người không chỉ niềm vui chiến thắng và khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn cho chúng ta nhiều điều phải suy ngẫm…

Trần Đông Chấn

Rạng sáng 29 tháng 12, 2008.

KÍCH CẦU VÀO TÚI CÁC ĐẠI GIA

Đang chuẩn bị xem trận chung kết lượt đi cúp AFF giữa Việt Nam và Thái Lan thì nghe một tin đáng bực mình. Cuối cùng, như mọi khi, các đại gia tiếp tục chiến thắng trong cuộc chiến giành tiền kích cầu 1 tỷ USD của Chính phủ. Có rất nhiều ý kiến được đưa ra về việc nên sử dụng khoản tiền này như thế nào, báo chí thời gian qua cũng đăng tải nhiều ý kiến của các chuyên gia đáng chú ý. Nhưng cuộc họp chính phủ hôm nay đã kết luận là sẽ dùng số tiền này để hỗ trợ lãi suất. Danh nghĩa là như thế, nhưng đó là cách để che đậy và hợp thức hóa việc bơm tiền cho các đại gia đang lâm nạn do nợ ngân hàng chồng chất mà việc trả lãi thôi hiện nay cũng không thực hiện nổi. Lý do là hầu hết các đại gia này đều bị sa lầy vào bất động sản với trị giá cả trăm ngàn tỷ đồng.

Có hàng chục đại gia như thế. Chẳng han như Hoàng Anh Gia Lai, lần này mà thất bại trong việc huy động vốn bằng việc niêm yết lên thị trường chứng khoán để lấy tiền trả nợ cho ngân hàng thì chắc chắn sẽ lên thớt. Hay như Tập đoàn đầu tư Sài Gòn của đại gia Đặng Thành Tâm cũng đang bệnh rất nặng khi ngân hàng Nam Việt (Navibank) của tập đoàn này phải liên tục nâng lãi suất tiết kiệm cao nhất thị trường nhưng vẫn không huy động đủ vốn để giúp trả nợ các khoản vay rất lớn của họ tại các ngân hàng khác. Đại gia Diệp Thị Bạch Dương (công ty Dương Bạch Diệp) thì đã hoàn toàn sụp đổ khi mất khả năng thanh toán lãi lên đến 150 tỷ đồng một tháng. Hiện nay bà ta đang vừa bị quản thúc vừa được bảo hộ của Chính phủ. Tất cả các tin tức liên quan đến sự sụp đổ này đều bị cấm đưa lên báo lề phải, đích thân Thống đốc Nguyễn Văn Giàu phải ký công văn đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung Ương “bịt miệng” báo chí vụ này với lý do giữ ổn định tâm lý xã hội.

Tin không phổ biến từ Ngân hàng Nhà nước cho biết rằng trong năm 2009 Chính phủ không thể tránh khỏi việc in thêm một lượng tiền mặt khổng lồ để cứu các ngân hàng trong trường hợp bất động sản vẫn đóng băng lạnh lùng. Chuyện gì sẽ xảy ra chắc phải nhờ các chuyên gia kinh tế “lề trái” phân tích. Tin cũng cho biết vụ 6 tỷ USD để kích cầu chỉ là đòn gió, ngân khố không còn tiền nữa trừ khi in ra thêm.

Nhưng chiến thắng 2-1 của Việt Nam trước Thái Lan làm đỡ buồn một chút. Chúc mọi người một đêm Giáng Sinh vui thật vui nhé.

TÂM LINH CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

Nhiều người vẫn nghĩ các vị đứng trên cao nhất của Đảng đều vô thần vì họ là những người Cộng Sản, mà học thuyết Mác-Lê của chủ nghĩa Cộng Sản thì phủ định sự quyết định của ý thức, chỉ cộng nhận sức mạnh của vật chất, đồng nghĩa với không công nhận sự tồn tại của tâm linh song song với sự tồn tại của thế giới vật chất, vật chất quyết định ý thức. Nhưng sự thực không phải như thế, 100% ủy viên BCT hiện nay đều thờ cúng thần thánh, đều có những thầy cúng để lo công việc này cho; trong lực lượng cố vấn của họ đều có các thầy bói. Niềm tin này không chỉ mới hình thành gần đây mà đã từ rất nhiều năm trước, từ BCT của những khóa trước. Chỉ có điều mỗi người đều không công khai việc này và có phần che dấu, nhưng đến nhiệm kỳ BCT lần này thì không hiểu từ nguyên cớ gì mà niềm tin ấy có một sự đồng lòng và công khai trong BCT, đến mức họ không chỉ có những lực lượng để chăm lo tâm linh cho riêng mình mà còn thống nhất cùng nhau “thực hành tâm linh” bằng những chương trình chung với những qui mô lớn đến không ai có thể ngờ được. Hai công trình lớn nhất để thực hiện điều này là Đại Nam Quốc Tự (tỉnh Bình Dương) và Chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình).

Chắc mọi người đều biết hay nghe nói qua về qui mô của 2 ngôi chùa này, nếu chưa biết thì tìm trên Google thì sẽ có nhiều thông tin. Ở đây chỉ xin nói đến những khía cạnh mà các tờ báo lề phải không biết, có biết cũng thể đề cập được. Hai ngôi chùa này nằm trong 2 quần thề du lịch rộng lớn là Đại Nam Thế giới Du lịch (của Dũng lò vôi) và một khu chưa đặt tên (của Xuân Trường, sau đây tạm gọi là khu du lịch Bái Đính). Thực ra 2 ngôi chùa này không có qui mô to như thế trong kế hoạch xây dựng ban đầu của 2 khu du lịch.

Huỳnh Phi Dũng, tức Dũng lò vôi là một doanh nhân đã thành đạt nhờ sự nâng đỡ của ông Nguyễn Minh Triết từ lúc còn làm Bí thư tỉnh Sông Bé (sau này là Bình Dương). Ông Triết hay còn gọi là Sáu Phong đã nổi lên từ thời gian này với chủ trương thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển thông qua việc ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân thay vì doanh nghiệp nhà nước như chủ trương chung thời bấy giờ. Chính sách này đã mang lại kết quả phát triển tốt cho Sông Bé lúc đó, nhưng cũng chính nó làm đã làm cho anh 6 bao phen điêu đứng. Lúc đó TBT là ông Đỗ Mười đã từng nói rằng “bảo 6 Phong, chúng ta đang xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN chứ không phải xây dựng CNTB”. Không nhờ sự bảo vệ của ông Võ Văn Kiệt lúc đó thì chắc anh 6 cũng đã lên thớt rồi. Dũng lò vôi lên như diều trong thời gian này nhờ công ty Thành Lễ của mình được tỉnh Sông Bé giao cho tất cả những đặc quyền kinh doanh và dự án của tỉnh mà trước đó chỉ có những doanh nghiệp nhà nước được làm. Thời đó mà tư nhân Thành Lễ đã được phép kinh doanh xăng dầu và trở thành gần như độc quyền cung ứng xăng dầu cho cả tỉnh. Rồi tất cả việc xây dựng đường xá, hạ tầng đều rơi vào tay Thành Lễ; đến sau này chủ tương công nghiệp hóa Bình Dương đã được Thành Lễ đón đầu bằng các khu công nghiệp như Sóng Thần I, Sóng Thần II, … Thành lễ từ tay trắng trở thành một đại gia điển hình, sau đó còn trúng cử đại biểu quốc hội. Tương tự như vậy, các đại gia Bình Dương khác như Hòa Daso (bột giặt Daso) đều phát triển nhanh chính nhờ chính sách ủng hộ tư nhân của anh 6. Có người nói anh 6 học theo cách làm của Park Chung Hee bên Hàn Quốc. Công bằng mà nói đây là một chính sách tốt hơn kiểu đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, do vậy Sông Bé và sau này và Bình Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ; đồng thời anh 6 cũng cố gắng giữ mình ở mức độ tốt nhất có thể để không bị các đại gia này chi phối. Cái chính sách kiểu Park Chung Hee này có phải là tốt nhất không thì không dám nói, nhưng có điều thấy rõ rằng các đại gia tư nhân được ưu đãi này ngày càng tạo ra ít giá trị cho xã hội mà lại dựa vào thế lực của chính quyền và tiền bạc mà mình có để tước đoạt cơ hội của rất nhiều người khác, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đặc biệt là những nông dân bị mất đất mà không có việc làm khác thay thế. Để làm được điều này, các đại gia này càng tinh vi hơn trong việc mua chuộc những nhân vật quyền lực, không chỉ bằng tiền mà bằng những biện pháp “tâm linh”.

Chắc một số người cũng biết rằng vào năm 2005, lúc đang làm Bí Thư thành ủy TP.HCM, anh 6 bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt đến thập tử nhất sinh. Đi khắp nơi, đến cả Pháp để chữa bệnh nhưng đều bị “thầy chạy”. Trong lúc đó Dũng lò vôi cũng “chạy vạy” đủ mọi cách, kể cả mời những thầy tâm linh giỏi nhất. Một trong những giải pháp được đưa ra là phải xây chùa để tích đức, có đức lớn thì mới có thể thoát khỏi cái căn bệnh tai ác này. Và Dũng lò vôi cam kết với anh 6 sẽ lo chu toàn việc này vì sinh mạng của anh 6. Ngay sau đó Đại Nam Quốc Tự trong khu du lịch Đại Nam Thế giới Du lịch được tăng qui mô lên mức chưa từng có, tốc độ xây dựng cũng được tăng nhanh chóng mặt. Không biết có phải nhờ tác dụng của ngôi chùa này theo các thầy tâm linh nói không mà đến cuối năm 2005 anh 6 được một bác sĩ ở Singapore nhận chữa trị và việc điều trị diễn ra thành công một cách thuận lợi đến lạ lùng, chính các bác sĩ Singapore cũng phải bất ngờ vì kết quả quá hoàn hảo khi giải phẫu. Không những thoát chết, anh 6 còn tiến nhanh đến chức Chủ Tịch nước chỉ vài tháng sau đó. Có lẽ vì điều này mà niềm tin vào tâm linh của những người cầm quyền càng lớn lên, càng được củng cố, và cũng có lẽ vì thế mà Dũng lò vôi được vay ưu đãi cả chục ngàn tỷ đồng với lãi suất gần bằng 0 để đầu tư phát triển khu du lịch một cách dễ dàng.

Câu chuyện Chùa Bái Đính còn đặc biệt hơn. Nguyễn Xuân Trường, chủ công ty TNHH Xuân Trường, là đàn em và sân sau của cặp bài trùng Bùi Tiến Dũng – Nguyễn Việt Tiến. Hai nhân vật này đã trở nên nổi tiếng mà không ai không biết qua vụ án PMU-18. Nhưng vì sao Nguyễn Việt Tiến có thể thoát nạn một cách ngoạn mục đến như vậy thì có lẽ không mấy ai biết. Lúc còn đương chức Thứ Trưởng và đang có cơ hội lên tiếp như diều gặp gió, ông Tiến đã biết “nhìn xa” và lo “tích đức” để đảm bảo hậu sự và cũng để thăng tiến. Cũng theo lời của các thầy cúng, ông Tiến phải xây chùa thì mới là “thượng sách”. Do đó ông Tiến chỉ thị cho Xuân Trường lo việc này tại quê nhà của mình là tỉnh Ninh Bình. Để có tiền “tích đức”, Xuân Trường được trúng thầu rất nhiều các dự án của bộ Giao thông Vận tải dưới trướng của ông Tiến. Đồng thời lập dự án đầu tư khu dịch dịch Bái Đính lên đến cả ngàn hecta tại khu vực có chùa Bái Đính cổ để có thể tu bổ trùng tu chùa này. Nhưng một ông thầy cúng gốc Tàu nói rằng làm như thế là chưa được, phải làm to hơn nữa. Trong lúc công việc mở rộng qui mô đang tiến hành thì Nguyễn Việt Tiến bị bắt (khoảng đầu năm 2006). Những người thân của ông Tiến đã có ý chỉ trích các ông thầy cúng đã nói và chỉ không đúng, đang ở đỉnh cao rồi làm chùa mà lại bị rớt xuống vực. Nhưng ông thầy cúng gốc Tàu này vẫn tự tin nói rằng cái hạn của ông Tiến là không thể tránh khỏi, nhưng việc xây dựng chùa này sẽ giúp ông ta thoát nạn. Trong lúc đó, gia đình ông Tiến chạy vạy khắp nơi bằng đủ mọi cách, và tất nhiên không thể thiếu được biện pháp cúng bái tâm linh hơn cả năm trời nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan. Thì đùng một cái, ông ta được “trời cứu”.

Gần cuối năm 2007 tình hình của đất nước xấu đi nhanh chóng. Một trợ lý của một ủy viên BCT nhận định rằng có lẽ chưa bao giờ “các cụ” thấy sự lung lay của chế độ nặng nề đến như vậy. Và do vậy, ngoài các biện pháp chuyên chế được tăng cường thì BCT rất thống nhất là phải dựa vào “tâm linh” để củng cố chính quyền. Và thế là những ông thầy thượng thặng được mời đến, và không biết là có được sắp xếp trước hay không mà giải pháp được đưa ra nói rằng chính địa điểm Bái Đính có chùa Bái Đính cổ là một địa huyệt cực kỳ quan trọng của triều đại này. Phải xây dựng ở đó một quần thể các chùa, không chỉ một cái chùa thì sẽ trấn thủ tâm linh vững chắc cho chế độ. Chắc có lẽ cũng chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của anh 6 nên BCT đều tin răm rắp. Thế là đang từ chỗ “chờ chết” Nguyễn Việt Tiến trở thành người có công lớn với triều đại vì có người luận ra và báo cáo lên rằng ông Tiến đã vì tồn vong chế độ mà đã làm như vậy. Ông ta được thả ra ngay sau đó và tiếp tục chỉ đạo mở rộng qui mô quần thể chùa Bái Đính và phải nhanh chóng hoàn tất ngôi chùa chính để “các cụ” BCT kịp thời đến cúng bái. Nghe nói ngân sách nhà nước được rót vào đó một cách bí mật cả ngàn tỷ đồng, những bí mật tiền bạc này thì chẳng có cách nào kiểm chứng được, chỉ biết rằng ngay sau khi ông Tiến ra khỏi tù thì tiến độ xây dựng ngôi chùa này nhanh đến chóng mặt, chỉ khoảng 10 tháng sau nó trở nên hoành tráng và trở thành ngôi chùa lớn nhất nước. Nó kip thời khánh thành để tất cả các cụ ủy viên BCT có nơi đúng tầm để thường xuyên thực hành nghi lễ tâm linh. Họ cầu xin điều gì, có xin cho dân đen không thì chẳng ai có thể biết được trừ trời phật. Các cụ dạo này rất siêng đi lễ ở chùa này.

Từ câu chuyện của ông Tiến, giới tham quan bây giờ xem việc xây cúng chùa là một công việc không thể thiếu để đảm bảo hậu sự cho mình sau này, và nếu may mắn thì còn thăng tiến hơn nữa nhờ việc đó. Không biết đến bao giờ dân đen mới có thể biết được có bao nhiêu tiền của họ “được” dùng để xây chùa “tích đức” như thế này.

Tin mới nhất cho hay quyết định cách chức 2 TBT Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã được dừng lại, chưa cho ban hành xuống dù đã ký và đóng dấu, để chờ xem xét thêm. Không biết có ngôi chùa nào mới được cúng hay xây thêm hay không mà 2 TBT này tạm thời thoát nạn.

Tôi không rành chuyện tâm linh nên chỉ kể chuyện, cung cấp những thông tin thực cho mọi người biết chứ không dám bình luận gì về chuyện này. Nhưng phàm những người lợi dụng tâm linh cho những chuyện xấu xa thì chắc sẽ phải trả giá về sau, không biết phải vậy không.

Cuối tuần trước Thủ Tướng Dũng tiếp cựu Thủ Tướng Fukuda để thuyết phục Nhật tiếp tục cấp ODA bất thành. Đến hôm qua thì Chủ Tịch nước Triết phải ra tay, cũng thất bại nốt. Nghe nói phía Nhật đòi hỏi nhiều lắm, không chỉ những quyền lợi kinh tế và chính trị mà còn buộc phải đưa vụ việc PCI ra ánh sáng tới cùng. Xem cái cách mà ông Triết nói với ông Fukuda như dưới đây, chẳng biết là đáng trách hay đáng thương:

“Trong vụ cầu Cần Thơ, các cơ quan chức năng của VN và Nhật Bản đã hợp tác điều tra nghiêm túc, đưa ra được cách giải quyết hợp tình, hợp lý. Đối với vụ PCI, VN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Nhật Bản để sớm làm rõ các nghi vấn, xử lý vụ việc nghiêm minh, đúng pháp luật.” Chủ tịch nước tin tưởng sự hợp tác giữa hai nước trong việc làm rõ vụ PCI sẽ giúp quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng thêm bền chặt. (trích tin từ TTXVN)

Nói kiểu này thì khác gì bảo tôi đã cho chìm xuồng vũ cầu Cần Thơ để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước, so các ông không cho chìm vụ PCI để giữ quan hệ tốt đẹp tương tự. Dân Nhật thì phản ứng mạng với chính phủ của họ về vụ PCI, còn dân VN thì nhận tiền đền bù xong im re, mà tiền này cũng còn bị tham nhũng nữa đấy nhé. Tối qua nếu bà con có xem thời sự trên VTV thì sẽ thấy cách đưa tin của cái đài Truyền hình Trung Ương này về cuộc tiếp kiến của ông Triết với ông Fukuda thì sẽ thấy rằng Đảng ta bế tắc đến thế nào rồi. Cô phát thanh viên dẫn tin: “Chủ tịch nước tiếp cựu Thủ tướng Fukuda, hiện đang là một hạ nghị sĩ của Nhật, người có ảnh hưởng rất lớn trong chính phủ Nhật…”. Và sau đó là bản tin được kết rằng ngài Fukuda hứa sẽ xem xét nối lại ODA cho VN. Phải là nhân vật quan trọng như thế thì lời hứa mới có thể dùng để trấn an dân chúng được chứ.

Nhật đang ghi điểm với dân Việt Nam ghê thật. Giờ họ muốn gì mà chả được.

BỘ CHÍNH TRỊ, PCI VÀ HAI TỜ BÁO

Ông Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang và cả Hồ Đức Việt (Trưởng ban Tổ chức TW) đều đang có mặt tại TP. HCM để làm việc với với Thành Ủy từ giữa tuần. Lê Thanh Hải, Bí Thư Thành Ủy không thể không dính trực tiếp đến vụ nhận hối lộ của Huỳnh Ngọc Sỹ nhưng điều này cho thấy việc làm tới cùng để đưa ra anh sáng theo yêu cầu của phía Nhật là rất khó và dễ sẽ dẫn đến bế tắc. Lý do là Lê Thanh Hải là đồng minh quan trọng của ông Nguyễn Tấn Dũng, chính nhờ ông Dũng mà ông Hải đã vào được BCT khóa X vừa rồi trong khi trước Đại hội X có khả năng bay khỏi cả ghế Ủy viên TW. Ngoài ra Ông Dũng và ông Hải cũng có những mối quan hệ và quyền lợi kinh tế rất khắn khít với nhau. Hầu hết các khu đất vàng của thành phố bị đem đi bán rẻ mà báo chí có lên tiếng vừa qua là bán cho người nhà của ông Dũng (con gái Phượng, em trai Tư Thắng, và cả cho bà con bên vợ Thủ Tướng, có lẽ bây giờ mọi người có thể hiểu được vì sao các tờ báo sau khi đưa tin thì nhanh chóng im bặt). Biết được điều này nên phía Nhật tiếp tục thả mồi để có thể đạt được thêm những quyền lợi mà không đánh mất mục đích cuối cùng và tiếp tục đưa VN vào bẫy chặt hơn. Cựu Thủ Tướng Fukuda tranh thủ đến HN để ra giá.

Ông Dũng có lẽ khó mà thoát khỏi cái bẫy này vì đang cần tránh những biến động mạnh về kinh tế trước khi hội nghị TW lần 9, nhưng chắc chắn sẽ bị đấu đá mạnh với ông Sang, đối thủ chính của ông Dũng hiện nay. Hội nghị được xem là một đại hội giữa nhiệm khóa X và sẽ là một trận chiến quyết liệt về nhân sự cao cấp, các vị trí tứ trụ triều đình có thể bị thay đổi. Đó cũng là lý do vì sao mà thời gian tổ chức hội nghị này cũng đang được giành giật quyết liệt: phe ông Dũng thì muốn phải tổ chức trước Tết, trong tháng 1.2009, nhưng phe ông Sang thì muốn phải sau Tết, trong tháng 2.2009. Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Giàu “được” Thủ Tướng yêu cầu phải kìm được tỷ giá không vượt quá 17.200 VND/USD sau hết tháng 2.2009 rồi buông. Dự trữ ngoại tệ quốc gia sắp cạn, các Tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Nhà nước còn không được đáp ứng những yêu cầu mua chỉ vài chục triệu USD trong hơn 2 tuần qua.

Ông Dũng còn phải đối phó với 1 vấn đề lớn khác là sự không rõ ràng trong môi quan hệ với Trung Quốc. Trong chuyến thăm Trung cuối tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc đã dành nghi thức đón tiếp long trọng nhất của TQ để đón tiếp ông Dũng, mà nghi thức này từ trước đến giờ TQ chưa dùng để đón tiếp bất kỳ lãnh đạo Đảng hay Nhà Nước nào của Việt Nam. Điều này đã gây ra sự nghi kỵ rất lớn trong nội bộ bởi vì theo sắp xếp ngoại giao trước chuyến đi thì TQ chỉ định dành một nghi thức vừa phải mà thôi. Người ta đặt vấn đề rằng không biết ông Dũng đã có những cam kết đặc biệt gì với TQ trong những ngày ở Quảng Tây trước khi đến Bắc Kinh để bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức tại Bắc Kinh mà lại được thay đồi nghi thức ngọai giao long trọng và bất ngờ đến như vậy.

Hai Tổng Biên tập Tuổi Trẻ (Lê Hoàng) và Thanh Niên (Nguyễn Công Khế) đã có quyết định bị cách chức từ ngày 1.1.2009. Thay Hoàng là Tất Thành Cang nhưng người thay Khế thì chưa có quyết định cuối cùng, nhiều khả năng là Tổng Biên tập tờ Thời Trang Trẻ, nhưng khả năng này vẫn không chắn chắn. Ông Khế đang chạy để về làm Giám đốc công ty Thanh Niên nhưng cũng chưa biết có được chấp nhận không. Về tờ Vietnamnet, có nhiều thông tin thú vị về Tổng Biên tập của nó (Nguyễn Anh Tuấn) và những bài báo mạnh dạn của nó. Sẽ kiểm chứng kỹ trước khi đưa những tin này lên.

Cuộc họp cuối tuần trước của BCT ngay sau khi Nhật công bố ngưng ODA đã không có kết quả gì nghe cho được. Kết luận không đưa ra một sự kiên quyết nào về việc cho phép điều tra nghiêm minh vụ việc Huỳnh Ngọc Sỹ. Giải pháp được đa số tán thành là cần “thuyết phục” phía Nhật tái cấp ODA, sẵn sàng cho Nhật thêm những đặc quyền ưu đãi.

Ông Dũng sẽ phải tìm cách đi Nhật trong thời gian sớm nhất (một vài tuần tới) để “thương lượng” với Chính Phủ Nhật. Phía Nhật hiện nay chưa đồng ý một cuộc viếng thăm chính thức, nhiều khả năng Thủ Tướng phải chấp nhận đi thăm và làm việc mà không có nghi lễ chính thức.

Tin mới nhất là phía Nhật hé lộ ra rằng PCI chỉ là một trong hàng chục vụ tương tự, mà là vụ nhỏ chưa phải lớn. Vụ tham nhũng PCI này liên quan đến ít nhất là 1 Ủy viên BCT. BCT đang đúng là đang ngồi trên lửa. Nếu Nhật chấp nhận quyền lợi kinh tế thì có lẽ sẽ đơn giản hơn nhiều cho BCT.

Ba Dũng tức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tư Sang tức Thường Trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cùng tuổi nhau (tuổi Sửu 1949); cùng là dân miền Nam; cùng vào Bộ Chính trị (BCT) một năm; cùng kề vai sát cánh trong “cuộc chiến” Đại hội X (đầu năm 2006) để nâng cánh miền Nam lên thành thế lực mạnh nhất trong Đảng. Nhưng bây giờ thì cùng tương nhau tan tác, sứt đầu mẻ trán.

Sự việc bắt đầu có từ sau Đại hội X, anh 3 lên như diều, uy tín tràn trề, thao túng tất cả mọi lực lượng từ kinh tế đến an ninh. Hình ảnh anh 3 lúc đó thật là sáng ngời, ai cũng bảo rằng anh 3 sẽ trở thành một ngôi sao sáng đưa đất nước lên một tầm cao mới, trong nước ngoài nước ca hết lời, lên tận mây xanh làm anh 3 cũng tưởng mình thế thật. Cho nên anh 3 muốn vươn tay qua kiểm soát quân đội luôn.

Trong khi đó anh 4 rất ấm ức, nghĩ rằng mình đã hỗ trợ hết mình cho bạn 3, nhưng giờ bạn 3 không biết người biết ta, muốn lấn lướt cả mình. Từ đó anh 4 bắt đầu thể hiện thế lực của mình. Dựa vào sự “khiêm tốn” của anh cả Nông Đức Mạnh và kích vào tự ái đang bị lấn lướt của một Tổng Bí thư, anh 4 khéo léo dùng danh nghĩa TBT để hành sự, mà Thường trực Ban Bí thư thì cũng thay mặt TBT để giải quyết nhiều việc của Ban Bí thư được quá đi chứ. Nhưng anh 4 “quán xuyến” gần hết mọi việc, đến mức nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An chào anh 4 là “chào Phó Tổng Bí thư”.

Còn TBT thì có vẻ lại rất khoái chí với chuyện này, vì không cần phải làm việc gì nhiều, có người khác làm gần hết, mà trong tình hình khó khăn này thì đỡ quá rồi còn gì, lại còn được chứng kiến 2 trâu đấu nhau nữa chứ. Từ đó hình thành 2 phe: bên Đảng (anh 4) và bên Chính phủ (anh 3) đấu nhau quyết liệt. Kể nghe vài chuyện.

Thứ nhất là vụ nhà máy thép Posco ở vịnh Vân Phong. Dự án này đầu tiên là anh 3 ký đồng ý chủ trương dù rằng trước đó anh 3 cũng đồng ý một chủ trương khác. Báo chí lên tiếng về khả năng ô nhiễm môi trường. Anh 4 lấy cớ này phản công, yêu cầu phải xem xét cẩn thận. Không hiểu vô tình hay cố ý mà ngay sau đó vài tuần, vào giữa tháng 5 vừa rồi, bên Hàn Quốc bất ngờ mời anh 4 đi thăm nước họ. Thì ra qua đó Posco tiếp đón anh 4 nhưng một ông hoàng, đưa anh 4 đi bằng máy bay trực thăng để trực tiếp xem sự qui mô và không ô nhiễm của Posco trong việc sản xuất thép. Về nước, anh 4 tỏ thái độ muốn nghiên cứu kỹ đề án Posco Vân Phong, thì đùng một cái anh 3 thay đổi. Giờ thì ai cũng biết đề án này đã bị anh 3 ký loại vì … không đảm bảo môi trường.

Trước đó vài tháng có vụ cũng liên quan đến Hàn Quốc đầu tư phát triển sông Hồng giống như sông Hàn của anh 3 ủng hộ thì lại bị anh 4 phản đối quyết liệt, đưa ra BCT quyết định làm anh 3 thua và rất cay cú.

Nhưng cái đau nhất của anh 3 là hiện nay quyền điều hành kinh tế đã không còn được “tự tung tự tác” như trước thời kỳ lạm phát phi mã nữa. Cuối tháng 3/2008 lạm phát tăng vọt, anh 3 hoảng hốt ra 8 nhóm giải pháp và thư cho đồng bào cả nước, vài ngày ngay sau đó anh 4 đưa ra BCT thông qua một kết luận về tình hình lạm phát trong đó có ý chỉ trích sự yếu kém của anh 3 và có một số điểm không đồng nhất với 8 nhóm giải pháp. Đến hội nghị Trung ương 7 (giữa tháng 7) thì ra nghị quyết giao chọ BCT chỉ đạo về kinh tế, có nghĩa rằng quyền hạn vốn có của anh 3 về việc này bị hạn chế. BCT thì giao cho anh 4 theo dõi và báo cáo đề xuất cho BCT. Rồi đến đầu tháng 10 (tức là chưa đầy 2,5 tháng sau) Trung ương lại họp để bàn đặc biệt về kinh tế. Kết quả là anh 3 bị yếu thế. Trong lúc đó thì anh 4 xuất hiện tại các bộ Tài chính và bộ Kế hoạch Đầu tư để chỉ đạo một cách “danh chính ngôn thuận” thay mặt cho BCT.

Tình hình khó khăn cấp bách thế này, người đã không giỏi mà còn đấu nhau như thế này thì kết quả làm chi mà tốt được.

Tin mới nhất là BCT sẽ họp khẩn vào cuối tuần này để bàn về việc Nhật cắt viện trợ. Vấn đề này thực ra đã được đề cập đến một lần trước đây, vào tháng 6 vừa rồi. Lúc ấy anh 3 vừa đi Mỹ về và tràn trề hy vọng có 20 tỷ USD trợ giúp mà Mỹ đã hứa. Không biết có phải ngẫu nhiên không, đúng ngày anh 3 lên đường đi Mỹ thì trên blog Trần Đông Chấn cho công bố bài “Khủng hoảng và thời cơ” của Dương Hữu Canh (nghe nói là 1 bút danh khác của Trần Đông Chấn) trong đó khẳng định Mỹ sẽ gài bẫy Việt Nam bằng kinh tế để đạt được mục tiêu chính trị. Vì cái blog này đã rất nổi tiếng trước đó vài tháng nhờ bài “Việt Nam đồng đang ở đâu” (Thủ tướng và nhiều người khác trong BCT đã đọc), nên cái vụ kinh tế bẫy chính trị này lập tức đến tai các vị. Nhưng sau khi anh 3 ở Mỹ trở về, đầu tư nước ngoài FDI đăng ký tăng vọt, những lời khen của nước ngoài, những lời trấn an của các chuyên gia danh giá làm BCT yên tâm rằng cái vụ kinh tế bẫy chính trị này là trí tưởng tượng phong phú thôi. Giờ thì mọi người biết rồi, 20 tỷ USD Bush hứa chẳng thấy đâu trong khi AmCham thì ra 1 bài với lời lẽ đầy răn đe. Nhưng hôm nay mới thật là choáng khi nghe tin Nhật dừng tất cả các khoản ODA mới lẫn đang thực hiện thì mới biết rằng hết thuốc chữa rồi. Để rồi xem, sắp tới là Hàn Quốc rồi Đài Loan … sẽ ra chiêu độc.

Thực sự thấy tồi tệ quá, biết là có thời cơ để thay đổi mà chưa thấy anh sáng đâu.

À, nếu Dương Hữu Canh cũng là Trần Đông Chấn thì kinh đấy nhé!

MINH CHỦ Ở ĐÂU RA?

Tôi vẫn tin rằng thời thế tạo anh hùng. Mà thời thế này theo tôi là đã có thể tạo ra anh hùng rồi, nhưng sao vẫn chưa thấy một ngọn cờ xuất hiện?

Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Theo tôi, phàm là người có chí mưu việc lớn sẽ là người rất biết đánh giá rõ và nắm bắt được thiên thời địa lợi nhân hòa để xuất hiện đúng lúc, thời điểm đó gọi là thiên cơ. Xã hội dang bắt đầu rối ren và sẽ phát triển đến cùng cực một cách nhanh chóng, chính quyền thì bất lực trước tất cả mọi vấn đề kinh tế - xã hội – chính trị. Tôi không nhớ ở quyển sách nào nói rằng đó là những điều cần cho những cuộc cách mạng. Còn điều kiện đủ là phải có lãnh tụ phất cờ, mà người này muốn phất được thì lòng người đa số phải mong muốn điều đó, và phải thề hiện bằng những tín hiệu. Vì suy cho cùng lãnh tụ là những người đại diện để thực hiện ý chí của quần chúng.

Vậy thì nếu muốn lãnh tụ xuất hiện thì chúng ta phải tỏ thái độ mong muốn điều đó, mong muốn thay đổi. Tôi tin rằng không lâu sau đó chúng ta sẽ thấy một ngọn cờ của minh chủ sẽ phất lên để tất cả chúng ta đi theo tạo thành sức mạnh. Trên thế giới blog này tôi đã thấy có người về mặt tư tưởng đủ sức làm lãnh tụ và minh chủ, còn về hành động thì chưa biết được. Sức mạnh tư tưởng là quan trọng nhưng sức mạnh hành động mới quyết định. Minh chủ phải hội đủ 2 điều kiện này, không được thiếu cái nào.

Tóm lại, chúng ta càng mong muốn và càng thể hiện bao nhiêu thì minh chủ sớm xuất hiện bấy nhiêu.

Vào giữa tháng 6/2008, Trần Đông Chấn cho đăng bài Khủng hoảng và thời cơ (dưới bút danh Dương Hữu Canh). Lúc đó đã nổ ra một cuộc tranh cãi nảy lửa về nhiều vấn đề, trong đó có ý kiến nghi ngờ về khả năng dùng kinh tế bẫy chính trị, tức đăng ký vốn FDI thật nhiều nhưng không thực hiện để đặt VN vào 1 cái bẫy. Kế hoạch này bây giờ đã bắt đầu khởi động rồi.

Hôm nay trên BBC đăng tin dưới đây cho thấy các cái cớ đang từng bước được tạo ra để không giải ngân vốn. Những kế hoạch âm mưu này ngày càng rõ và nếu diễn tiến đúng như những gì anh Chấn đã nhận định thì năm tới sẽ rất xấu, người dân sẽ rất khó khăn nhưng sẽ xuất hiện thời cơ cho thay đổi.

Tôi đăng lại bài của anh Chấn và bài trên BBC dưới đây để mọi người tiền theo dõi.

Hoa Kỳ cảnh báo VN về nguồn vốn

Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) lên tiếng nói tính minh bạch, công tác quản lý và tham nhũng là những vấn đề lớn ở Việt Nam.

Trong bài phát biểu bằng tiếng Anh và tiếng Việt hôm 1/12/2008 trên mạng của mình, AmCham nói Việt Nam "không miễn nhiễm với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu".

Nhưng thách thức chính của Việt Nam, theo Hoa Kỳ, là phải quản trị tốt, minh bạch và chống tham nhũng.

Dù hoan nghênh các cam kết chống tham nhũng của Chính phủ Việt Nam, đại diện của giới kinh doanh Hoa Kỳ nói thẳng rằng họ chưa thể tin vào sự thành công của những cam kết.

Tiền dân Mỹ đóng thuế

Trong ngôn ngữ khá mạnh mẽ, bản phúc trình đưa ra nhân Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam viết:

"Chúng tôi lấy làm tiếc rằng chúng tôi chưa thể tự tin nói với Quốc hội Mỹ rằng số tiền đóng thuế của người Mỹ được phân bố thông qua Ngân hàng Thế giới và ADB cho sự phát triển của Việt Nam đang được sử dụng đúng chỗ."

Quan ngại của phía Mỹ đến từ ví dụ họ nêu ra về những vụ thất thoát do tham nhũng trong các công trình hạ tầng và công cộng.

Hoa Kỳ cũng nói: "Hệ thống kiểm soát hiện tại không đủ để ngăn ngừa các quan chức tha hóa biển thủ nguồn vốn dành cho cơ sở hạ tầng công cộng."

"Một ví dụ gần đây nêu tại Quốc hội liên quan đến một dự án xây dựng cầu ước chi phí khoảng 1,2 triệu đô-la với thời gian thi công 16 tháng. Dự án vẫn chưa được hoàn thành sau 10 năm với chi phí 7,3 triệu đô-la."

Dù ngôn ngữ của bài phát biểu mang màu sắc ngoại giao, người đọc có thể cảm nhận được ý nghĩa cảnh báo.


Theo đó, các nhà tài trợ sẽ không giải ngân các khoản cam kết đầu tư nếu Việt Nam không giải đáp được các câu hỏi về tham nhũng.

Nói thẳng ra, Hoa Kỳ và các nhà tài trợ đã nhìn thấy "khoảng cách lớn giữa đầu tư trực tiếp (FDI) cam kết và FDI giải ngân."

Nay họ nói: "Khoảng cách này sẽ còn lớn hơn nhiều lần nữa, trừ khi những trở ngại này được quan tâm giải quyết."

Hoa Kỳ cũng không quên nhắc rằng đầu tư trực tiếp của nước ngoài đóng góp vào gần 60% xuất khẩu của Việt Nam.

Báo chí Việt Nam cũng trích lời Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam, ông Michael Pease nói "sự tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng, đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng là bức thiết".

Cũng liên quan đến nguồn vốn, viện trợ và đầu tư vào Việt Nam, cuối tuần qua tại Hà Nội có cuộc đối thoại thường kỳ về chủ đề chống tham nhũng giữa các nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Nhóm tư vấn các nước tài trợ cho VN, được tổ chức mỗi năm hai lần, với cả sự tham gia của báo chí và đại diện Bộ Thông tin - Truyền thông.

Trả lời BBC, bà Fiona Lappin, trưởng đại diện Bộ Phát triển Hải ngoại Anh quốc (DFID) cũng nêu ý kiến rằng vì tiền viện trợ là tiền người dân Anh đóng thuế, nên cơ quan của họ "không bao giờ dung thứ cho việc sử dụng sai nguồn vốn viện trợ phát triển".

Dư luận trong và ngoài nước thời gian qua đặc biệt quan tâm đến vụ PCI với khoản tiền hối lộ lên tới hàng triệu đôla trong một dự án xây xa lộ ở TPHCM.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến một sự sụp đổ xã hội trầm trọng. Và đây chính là thời cơ cho người dân đứng lên thực hiện một cuộc thay đổi chính trị, giành lấy quyền lực thực sự về cho nhân dân.

Cuộc khủng hoảng đang xảy ra là tất yếu theo qui luật. Nói đúng hơn, thể chế chính trị hiện nay đang cai trị đất nước một cách trái qui luật nên việc sụp đổ là đương nhiên. Việt Nam đã chấp nhận kinh tế thị trường nhưng gắn thêm "định hướng xã hội chủ nghĩa". Điều này dẫn đến việc cố gắng dùng lý thuyết của Marx để giải thích cho sự vận động của cái qui luật mà lúc sinh thời chính ông đã bác bỏ và phê phán. Marx là một thiên tài về phân tích hiện trạng và dự báo nhưng ông đã tỏ ra sai lầm nghiêm trọng trong việc đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề.

Thực nghiệm đã cho thấy những lý thuyết kinh tế, xã hội và chính trị của Marx đề ra đã được kiểm chứng là không phù hợp và thất bại trong gần 150 năm thực chứng từ lúc ra đời. Sai lầm đó xuất phát từ chỗ ông đã áp đặt những ý muốn chủ quan và nôn nóng để thay thế qui luật khách quan tự nhiên. Do xuất phát từ ý nguyện tốt cộng với cách nhìn nhận vấn đề một cách cực đoan nên ông đã làm cho những người áp dụng học thuyết của mình tưởng rằng có thể sáng tạo, phát minh ra các qui luật chủ quan để thay thế tự nhiên và sự vận động khách quan của vũ trụ.

Thực chứng và chuẩn tắc

Chấp nhận qui luật kinh tế thị trường nghĩa là phải công nhận quyền tư hữu và đảm bảo cho mọi cá nhân có thể mưu cầu lợi ích riêng của mình trong một không gian tự do cạnh tranh, để từ đó xã hội có thể phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Trên phương diện khoa học, kinh tế thị trường là môn kinh tế học thực chứng nhằm nghiên cứu để hiểu rõ các qui luật vận hành kinh tế của con người. Nó cho biết những kết quả khách quan sẽ được tạo ra từ những yếu tố tác động chủ quan của con người trong các hoạt động kinh tế.

Nhà nước cần hiểu rõ các qui luật ấy để tạo ra những luật lệ điều chỉnh hành vi chủ quan của con người nhằm hướng toàn xã hội đạt được những kết quả mong muốn một cách khách quan theo qui luật. Phần này chính là công việc của môn kinh tế học chuẩn tắc nhằm nghiên cứu để tạo ra những nguyên tắc chuẩn mực được luật hóa giúp định hướng các hành động của con người thông qua động lực của lợi ích chính đáng. Kinh tế chuẩn tắc không phải là qui luật mà là sự ứng dụng qui luật. Không phải là qui luật vì nó không bao giờ cho ra những kết quả luôn đúng hay luôn sai, có thể "đúng" cho một nhóm lợi ích này nhưng lại là "sai" đối với các nhóm khác.

Muốn một xã hội phát triển ổn định thì quyền lợi của đa số dân chúng phải được ưu tiên và đảm bảo. Con người cũng đã thử nghiệm rất nhiều các mô hình nhà nước khác nhau để giải quyết vấn đề này. Cuối cùng thì quá trình tiến triển của văn minh nhân loại cũng đã cho thấy rằng dù đi theo hình thái nhà nước nào thì đều phải tôn trọng dân chủ vì chỉ có dân chủ mới tạo ra được một thiết chế chính trị đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân – nền tảng ổn định của xã hội. Ai muốn cầm quyền thì phải đề ra được những chính sách có nhiều người dân ủng hộ nhất, và dân chúng cũng dễ dàng hạ bệ chính quyền nào đi ngược lại quyền lợi của đa số hoặc không giữ đúng lời đã hứa trước khi lên nắm quyền. Đó chính là sự kết hợp tối ưu giữa vận dụng qui luật khách quan, tôn trọng quyền căn bản và thiêng liêng của con người để tạo ra một xã hội thịnh vượng bền vững. Đó cũng chính là qui luật phát triển tất yếu.

Kinh tế thị trường đỏ

Việc gắn thêm định hướng xã hội chủ nghĩa vào kinh tế thị trường được chính quyền giải thích bằng những ý niệm tốt đẹp trên lý thuyết với mong muốn sẽ tạo ra những chuẩn tắc vĩ mô công bằng hơn cho nhiều tầng lớp trong xã hội. Nhưng trên thực tế định hướng này được thực hiện bằng việc xác định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh để tạo ra những đặc quyền làm bất công bằng cho thành phần kinh tế tư nhân, không công nhận chính thức quyền tư hữu. Đó chính là sự áp dụng không đầy đủ những nguyên tắc căn bản của qui luật kinh tế thị trường. Sự phát triển méo mó đó đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế và sự bất ổn xã hội Việt Nam như hiện nay chính là kết quả của việc không tôn trọng qui luật khi áp dụng.

Con người không thể sáng tạo ra qui luật. Con người chỉ có thể phát hiện ra qui luật, tôn trọng và áp dụng các qui luật đó một cách sáng tạo để đạt được những thành tựu tốt đẹp phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của nhân loại. Đã là qui luật khách quan của tự nhiên thì nó luôn tồn tại bất chấp thời gian và không gian, nó vượt lên trên mọi sáng tạo của con người. Người ta không thể chế tạo ra một chiếc máy bay phản lực an toàn nếu không hiểu rõ và tôn trọng tuyệt đối những nguyên tắc căn bản của các định luật phản lực, khí động học, v.v… Năng lực trí tuệ và sức sáng tạo của con người là rất lớn nhưng nó có giới hạn. Giới hạn đó chính là những qui luật vận động khách quan của vũ trụ, của trời đất.

Chính quyền hiện nay đang cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế do sai qui luật bằng những biện pháp tiếp tục đi ngược lại với qui luật khách quan. Những mệnh lệnh hành chính để áp chế giá cả phá vỡ sự vận động của kinh tế thị trường nhưng lợi ích của nó lại chỉ rơi vào những nhóm thiểu số rất nhỏ có quan hệ đặc biệt với những người ra quyết định. Qui luật khách quan không được tôn trọng, quyền lợi của đại đa số dân chúng vốn đang rất khốn cùng lại tiếp tục bị hy sinh và chà đạp để những kẻ cơ hội trục lợi thì làm sao tránh được sự sụp đổ. Thời điểm này sẽ đến rất nhanh không quá hai năm nữa. Báo chí đang bị khống chế hoàn toàn để che đậy sự thật với dân chúng nhưng điều này cũng sẽ làm cho những người nắm quyền lực càng trở nên u mê tự che mắt chính mình, tự huyễn hoặc nên không thể nhận ra thời điểm đó.

Động lực của niềm tin

Nhiều người nuôi hy vọng vào chuyến thăm Mỹ đang diễn ra của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tìm thấy một "thần dược" chữa trị khủng hoảng giúp kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi. Đó là điều ảo tưởng và kém hiểu biết. Hãy thử nghĩ xem niềm tin của công chúng thế giới sẽ được định hình như thế nào nếu Việt Nam sụp đổ kinh tế dẫn đến tan rã thể chế chính trị? Việt Nam sao chép mô hình của Trung Quốc và thực trạng của hai nước có rất nhiều những điểm giống nhau. Việt Nam qui mô nhỏ, thể chất kém hơn Trung Quốc nên nhiễm bệnh nhanh và ngã đổ trước. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự cai trị độc quyền của đảng Cộng sản, được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc sẽ dẫn đến sụp đổ và tan rã chỉ còn là vấn đề thời gian.

Mỹ sẽ không thể bỏ qua cơ hội có một không hai vào lúc này ở Việt Nam để tạo ra một sức mạnh niềm tin chống lại xu thế thiên tả đang liên tục xảy ra ở châu Mỹ La Tinh, mới đây là Nepal và đang tiếp tục ảnh hưởng đến Phi châu. Những đảng cực tả ở các nước này đã nắm quyền phần lớn là do đa số dân chúng ở đó lầm tưởng vào sự thành công nhất thời của Trung Quốc, và cả Việt Nam trong vài thập kỷ qua. Nó tương tự như sự phát triển nhanh chóng của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây bởi ảo tưởng về sức mạnh của mô hình Liên Xô. Nhưng sự sụp đổ của hệ thống này còn nhanh chóng hơn nhiều so với lúc nó hình thành.

Hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận nguyên tắc một nước Trung Quốc nhưng một Trung Quốc đó sẽ như thế nào: tư bản hay cộng sản, dân chủ đa nguyên hay độc đảng chuyên chế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những ván cờ chính trị, những kế hoạch và toan tính của nhiều nước không chỉ về kinh tế mà cả chính trị trong giai đoạn hiện nay. Xem như vậy thì sẽ hiểu được động lực của các quốc gia có lợi ích trong những ván cờ này lớn đến như thế nào, đó là những giá trị tinh thần mà không thể dễ dàng mua được bằng vật chất. Xem tiếp những quốc gia đó đang nắm hầu bao của Việt Nam ra sao thì sẽ đoán biết được những hành động ứng xử sắp tới của họ đối với cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam sẽ như thế nào.

Kinh tế bẫy chính trị

Chính phủ Việt Nam đang làm mọi cách để tăng cường đầu tư nước ngoài với hy vọng bù đắp vào sự thâm hụt mậu dịch trầm trọng mà nếu không cân bằng được sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn diện. Những chính sách ưu đãi đặc biệt hơn nữa để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa ra vội vã từ đầu năm đến nay bất chấp những hậu quả lâu dài. Kết quả là vốn đăng ký cam kết tăng vọt một cách khó hiểu. Nhưng sẽ chẳng khó để hiểu ra nếu nhìn vào các dự án đầu tư đã được cấp phép trong mấy tháng qua. Đài Loan đăng ký đầu tư hàng chục tỷ đô la vào những nhà máy thép và công viên phần mềm; Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn tiếp tục là những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Những đoàn doanh nghiệp Mỹ hứa hẹn sẽ trở thành nhà đầu tư số một kèm theo đòi hỏi hiệp định thương mại đầu tư song phương Mỹ - Việt phải nhanh chóng được ký kết để "tạo thuận lợi" cho môi trường đầu tư.

Thường thì muốn đạt được các mục tiêu chính trị lớn người ta sẽ chấp nhận thiệt thòi về kinh tế. Nhưng ở Việt Nam, không những mục tiêu chính trị dễ dàng đạt được mà quyền lợi kinh tế lại càng lớn và được đảm bảo. Những cam kết đầu tư với số vốn lớn vào lúc này là để chiếm chỗ và chiếm những ưu đãi được đảm bảo bởi chính phủ vốn đang cần những "cái phao cứu sinh". Khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu diễn ra hồi cuối năm ngoái là lúc nhà nước Việt Nam đã bị sập một chân vào bẫy. Thay vì tìm cách thoát khỏi cái bẫy, thậm chí nếu cần phải chặt đứt bàn chân dính bẫy thì chính quyền lại đang bước tiếp một chân còn lại vào bẫy. Chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Việt Nam chắc chắn sẽ kết thúc tốt đẹp bằng những hứa hẹn và cam kết trợ giúp với những điều kiện sẽ được cài đặt khéo léo. Cả thế giới phương tây cũng có cùng động lực và mục tiêu như vậy.

Chẳng khó gì để viện nhiều cớ nhằm trì hoãn việc giải ngân thực hiện các nguồn vốn đã cam kết, đã hứa hẹn giúp đỡ, nhất là trong một môi trường quản lý hành chính yếu kém như Việt Nam. Hai chân đã vào bẫy, chỉ cần giật nhẹ thì sẽ lăn kềnh đổ vật. Thòng lọng được xiết chặt. Nhìn từ hiện tượng thì nghĩ rằng sức mạnh bên ngoài rất ghê gớm để đánh sập một hệ thống kỳ cựu như vậy, nhưng nếu nhìn sâu vào nhân và quả thì sẽ hiểu rằng tác động từ bên ngoài là khách quan, dù muốn hay không muốn nó vẫn tồn tại; chính sức mạnh của nội lực mới quyết định kết quả của sự tác động đó như thế nào. Cơ thể yếu ớt và bệnh hoạn của Việt Nam chính là cái nhân của hậu quả tồi tệ ngày nay. Những động lực lợi ích to lớn từ bên ngoài sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội để tấn công vào những cơ thể như vậy.

Cơ chế tự điều chỉnh

Một thiết chế chính trị độc đảng luôn triệt tiêu dân chủ, dân chủ lại là một cơ chế tự điều chỉnh những vấn đề của xã hội, kinh tế, chính trị hiệu quả để tạo ra sự hài hòa bền vững. Thể chế chấp nhận đa nguyên kinh tế nhưng chuyên chế độc đảng chính trị như Trung Quốc và Việt Nam thì sự phát triển chỉ có được nhờ may mắn xuất hiện các lãnh đạo giỏi giang nhất thời. Điều may mắn không phải lúc nào cũng đến nên một xã hội vận hành mà chỉ dựa vào sự may mắn thì chắn chắn sẽ bất ổn. Không ai có thể sáng suốt trong một thời gian dài, nhất là khi người ta cảm thấy mình luôn có công nhưng không có cái gương để soi rọi lại mình. Nhưng nguy hiểm hơn là những nhà lãnh đạo đó thường có xu hướng giải quyết những xung đột xã hội bằng vũ lực. Sự kiện Thiên An Môn đẫm máu là một ví dụ, cho dù nó tạm thời dẹp tan hiện tượng của xung đột nhưng mầm mống loạn vẫn còn đó và tiếp tục tạo ra những sóng ngầm u uất mà không có một thành tích kinh tế nào có thể xóa nhòa đi được, và chúng sẽ nhanh chóng biến thành những sức mạnh lật đổ ghê gớm khi có thời cơ.

Nhân loại thường phải trải nghiệm dài, cả trả giá đắt để phát hiện ra và hiểu được những qui luật khách quan. Những quốc gia như Việt Nam không nên theo đuổi những gì chưa được thực chứng đầy đủ để đặt cả dân tộc vào một cuộc thử nghiệm mạo hiểm mà sự thất bại của nó có thể dẫn đến diệt vong. Đừng vội lựa chọn ý thức hệ chính trị nào vì điều đó sẽ luôn dẫn đến những sai lầm duy ý chí do chủ quan của một thiểu số nhỏ. Dân tộc Việt Nam cần sáng suốt nhìn nhận và áp dụng những qui luật khách quan đã được thực chứng và hiểu biết thấu đáo; tôn trọng những quyền căn bản và thiêng liêng của con người trong việc tự do mưu cầu lợi ích tinh thần và vật chất chính đáng để tạo một không gian vận hành hợp qui luật phát triển cho toàn xã hội.

Kinh tế thị trường không phải là một ý thức hệ, nó là một qui luật vận động khách quan của con người khi sống thành xã hội. Nó không phải do chủ nghĩa tư bản sáng tạo ra. Chủ nghĩa tư bản chỉ là người phát hiện ra và vận dụng nó một cách tôn trọng và sáng tạo theo từng giai đoạn phù hợp với trình độ phát triển của loài người. Kinh tế thị trường là một khoa học thực chứng, nó tồn tại mặc nhiên như qui luật vạn vật hấp dẫn hay bất kỳ qui luật nào khác của khoa học tự nhiên. Nhưng vì là khoa học xã hội liên quan đến sự vận động không ngừng của con người nên việc thực chứng đã phải mất rất nhiều thời gian để thực nghiệm và kiểm chứng trong thực tế. Không giống như các qui luật được phát hiện trong phòng thí nghiệm của các môn khoa học tự nhiên, loài người đã phải trải qua một thời gian dài và phải trả giá để hiểu sâu sắc kinh tế thị trường như ngày hôm nay. Ý thức hệ chỉ là nhân sinh quan, là sản phẩm trí tuệ của con người. Nó chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu được xây dựng trên sự hiểu biết những qui luật vận động khách quan của vạn vật, hay còn gọi là vũ trụ quan, là sản phẩm của tạo hóa. Người ta có thể sở hữu ý thức hệ hoặc các phát minh sáng chế nhưng không ai có quyền sở hữu những qui luật của trời đất do tạo hóa ban tặng.

Ý thức hệ Lạc Hồng

Ý thức hệ chính trị của dân tộc Lạc Hồng sẽ được hình thành và hoàn thiện qua từng năm tháng một cách tự nhiên dựa trên sự vận động khách quan theo qui luật. Không ai có thể mô tả và đủ tư cách để công bố "hình hài" của cái ý thức hệ đó sẽ như thế nào. Nó chỉ có thể được định hình bởi ý muốn của đa số dân chúng thông qua lá phiếu của mình lựa chọn những thành phần tinh hoa của dân tộc để dẫn đắt đất nước vận hành theo đúng qui luật. Đúng qui luật thì ắt sẽ phát triển và phát triển bền vững. Đúng qui luật và thuận theo xu thế tiến triển chung của nhân loại, của thế giới thì sẽ phát triển thịnh vượng mà không phải mất quá nhiều công sức, có khi phải trả bằng máu.

Khi một dân tộc đã chọn con đường phát triển theo qui luật của tạo hóa thì dân tộc đó sẽ tìm thấy thế mạnh và phát huy được tối đa sức mạnh đó dựa trên những đặc tính và lợi thế mà thiên nhiên - trời đất đã ban tặng cho họ. Một ý thức hệ được hình thành theo con đường như vậy chắc chắn sẽ mang đậm bản sắc dân tộc, phù hợp với đặc tính dân tộc và gìn giữ được những gì thiên nhiên ban tặng cho dân tộc đó. Địa thế của Việt Nam nằm ngay điểm giao cắt của Đông và Tây cả về phương diện địa lý (vật thể) lẫn văn hóa (phi vật thể). Một điểm giao cắt như vậy nếu không trở thành nơi giao thoa văn hóa và kinh tế của toàn cầu thì sẽ bị biến thành một điểm nóng của xung đột chính trị và quân sự và cả ý thức hệ. Cuộc chiến Việt Nam trong thế kỷ 20 có đầy đủ tính chất của một sự xung đột như vậy. Nó đã xảy ra vì dân ta đã không thể giải quyết những mâu thuẫn bằng lá phiếu của mình.

Bản tính trời cho dân tộc Việt Nam là ôn hòa và thân thiện, không thích suy tư tranh cãi về triết học hay các lý thuyết chính trị. Cả ngàn năm nay dân tộc ta không sáng tạo hay phát triển nên bất kỳ một trường phái triết học, chủ thuyết chính trị riêng nào cho dù chỉ số thông minh được đánh giá rất cao. Đó là một món quà quí giá mà tạo hóa ban tặng để dân tộc này có thể biến mình trở thành một nơi giao thoa văn hóa, kinh tế với bất kỳ nền văn minh nào trên thế giới mà không tạo ra những mâu thuẫn và xung đột về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo. Sự giao thoa ấy chắc chắn sẽ tạo nên những thành tựu kinh tế và văn hóa mới không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho cả thế giới. Sự thịnh vượng của Việt Nam sẽ bắt đầu từ đó.

Để có thể đi trên một Con đường như vậy thì điều kiện tiên quyết là quyền lực thực tế phải thuộc về nhân dân một cách thực chất. Nếu đảng Cộng sản Việt Nam không tỉnh táo nhận ra thế sự mà chủ động trao quyền về cho nhân dân thì toàn dân sẽ đứng lên giành lại cái quyền chính đáng ấy của mình mà bao lâu nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Thời cơ cho một sự thay đổi như vậy đang đến. Sự bất mãn đang dâng đến cao độ, ngay cả trong những thành phần đảng viên và quan chức có trách nhiệm. Còn giới báo chí thì chỉ chờ đợi một thời cơ như thế để có thể thoát khỏi sự áp chế đang đè nặng đến ngạt thở. Tất cả sẽ tràn ra thành những cơn lũ cuốn phăng tất cả những gì cản trở.

Dương Hữu Canh

Mùa hạ tháng 6, 2008

Xem thêm Dân chủ và Thịnh Vượng

Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ